Chắc hẳn bạn sẽ để ý thấy là một trong những niềm vui lớn của một đứa trẻ là làm nước văng tung tóe bằng cách dẫm lên các vũng nước. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho trẻ bị ướt và cảm thấy lạnh nếu ở trong thời tiết lạnh hay đang chơi đùa trong một cơn mưa.

Nội dung

Vì vậy, việc mặc những trang phục chống thấm nước là rất quan trọng để điều này không xảy ra. Bài viết này sẽ đề cập đến các loại trang phục chống thấm nước cho trẻ em cũng như cung cấp một số mẹo để lựa chọn chúng phù hợp cho trẻ.

1. Áo khoác đi mưa cho trẻ em

Áo mưa

Luôn là lựa chọn tiết kiệm nhất cho bạn, phù hợp cho trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi. Thường được tráng bằng nhiều lớp nhựa PU cực nhẹ, chống thấm nước, nhưng không có khả năng thoát khí. Vì vậy, áo mưa tuy giúp trẻ tránh mưa nhưng trẻ sẽ ra mồ hơi khá nhanh khi mặc nó.

Áo khoác kháng nước và áo gió

Bất cứ khi nào bạn thấy áo khoác đi mưa của trẻ có phần mô tả là “kháng nước” thì hãy hiểu rằng chiếc áo đó sẽ không hoàn toàn chống nước trong mọi loại hình thời tiết mà nó chỉ hoạt động tốt đối với những cơn mưa nhẹ trong thời gian ngắn. Khả năng chống nước của áo khoác gió cũng tương tự như áo khoác chống nước.

Áo khoác đi mưa thoáng khí và không thấm nước

Lý tưởng cho trẻ trong mọi cuộc phiêu lưu ngoài trời trong thời gian dài. Loại áo khoác này giữ cho trẻ an toàn trước nước mưa hay nước từ các nguồn khác cũng như khả năng bị lạnh do mồ hôi của trẻ.

Tốt nhất cho trẻ em sẽ tham gia vào các cuộc phiêu lưu dài hơn, thiết bị này bảo vệ chống lại các điều kiện bão tố cũng như hiệu ứng làm lạnh tiềm ẩn của mồ hôi trẻ em của chính mình.

Áo khoác 3 trong 1

Những loại áo khác “3-in-1” thường có lớp vải chính bên ngoài có khả năng chống nước cùng với lớp vài thun nỉn có thể tháo ra dễ dàng. Vì mỗi lớp áo có thể được mặc riêng biệt nên loại áo này được sử dụng rất linh hoạt cho nhiều loại hình thời tiết. Mặc dù có khả năng chống nước, tuy nhiên chúng có thể không chống nước bằng một chiếc áo mưa thực sự ở điều kiện thời tiết rất ẩm ướt.

Áo khoác giữ nhiệt và áo khoác đi tuyết

Những loại áo khác này sẽ có khả năng chống nước khác nhau cho nên bạn không nhất thiết phải mua thêm một chiếc áo khác đi mưa nếu bạn đã có sẵn một trong hai loại. Bạn cần cân nhắc về mức độ và lượng mưa (ví dụ như mưa nặng hay mưa nhẹ, mưa nhiều hay mưa ít), thời gian trẻ ở ngoài trời, cũng như việc áo khoác có khả năng chống nước hay là chống thấm nước.

Đối với trẻ sơ sinh: thay vì cho trẻ mặc áo mưa riêng, bạn nên cho trẻ mặc một chiếc áo khoác hoặc đồ bộ cho trẻ sơ sinh ấm và giữ nhiệt tốt vì chúng thường có lớp vải chính chống nước. Bạn cũng nên gắn thêm các phụ kiện che mưa cho xe đẩy và đai địu trẻ sở sinh.

2. Quần đi mưa cho trẻ em

Để kéo dài thời gian hoạt động ngoài trời được lâu hơn hoặc chuẩn bị cho những hôm có mưa kéo dài, bạn nên cho trẻ mặc thêm một chiếc quần đi mưa để giúp cho cơ thể có khả năng chống thấm nước toàn diện từ đầu xuống chân. Nếu thời tiết quá lạnh (hoặc lạnh ở mức mà trẻ mặc không cảm thấy quá nóng), bạn có thể cho trẻ mặc quần đi tuyết vì những loại quần này vừa có khả năng chống nước và vừa giúp giữ nhiệt rất tốt.

3. Mức độ bảo vệ của trang phục chống thấm nước của trẻ em

Khi đọc những thông số mô tả củva trang phục chống thấm nước cho trẻ em (trên nhãn mác hay trên mạng), bạn có thể sẽ có thắc mắc về sự khác nhau giữa hai thuật ngữ là “chống thấm nước” và “kháng nước” hay tự hỏi bản thân cụm từ “thoáng khí” có nghĩa là gì. Để giúp bạn không bị thắc mắc hay nhần lẫn về những cụm từ đó, dưới đây là những giải thích ngắn gọn về những thuật ngữ mà bạn thường bắt gặp khi mua trang phục chống thấm nước cho trẻ em.

Kháng nước (water resistant)

Trong một cơn mưa kéo dài, dù sớm hay muộn, nếu trẻ chỉ mặc một chiếc áo khoác có khả năng chống nước thì chiếc áo cũng sẽ bị thấm nước dần. Tuy nhiên, nếu chưa bắt buộc phải cần một sự chống nước hoàn toàn cho trẻ thì những chiếc áo chống nước này là một lựa chọn tiết kiệm lý tưởng dành cho bạn so với những loại áo khoác đi mưa khác có chức năng tương tự.

Chống thấm nước (waterproof)

Một chiếc áo khoác chống thấm nước luôn tốt hơn ở khả năng bảo vệ trẻ so với những chiếc áo khoác chỉ có khả năng chống nước đơn thuần. Nếu khu vực bạn sống thường có mưa kéo dài và liên tục hay trẻ thường thích tham gia các hoạt động ngoài trời kéo dài, chắc chắn bạn sẽ muốn trẻ có được khả năng chống mưa tốt nhất. Đó là chưa kể loại áo này còn cung cấp khả năng chống gió cho trẻ.

Thoáng khí (breathable)

Kể cả khi một chiếc áo khoác có khả năng chống nước cực kỳ tốt nhưng lại không thoáng khí thì bên trong áo cũng sẽ bị ướt do mồ hôi của trẻ toát ra và khiến cho trẻ bị lạnh. Vì vậy, dù trẻ có hoạt động ít hay nhiều thì cũng nên mua những loại áo khoác vừa chống thấm nước và vừa thoáng khí để cơ thể trẻ em được thoải mái nhất. Trên thị trường áo khoác đi mưa, có nhiều sự lựa chọn để bạn không cần phải mua những hãng quá mắc tiền nhưng vẫn đảm bảo cho trẻ có được sự bảo vệ tốt nhất có thể.

Lớp phủ chống thấm nước (DWR) 

Hầu hết những loại áo khoác đi mưa (cả loại chống nước và chống thấm nước) đều có lớp phủ DWR này để ngăn việc nước mưa hoặc nước từ những nguồn khác bám, tích tụ, lan ra, và thấm vào áo. Việc bạn thấy những hạt nước đính trên bề mặt áo khoác nhưng không thấm vào bên trong có nghĩa là áo khoác của bạn đã được lớp phủ DWR bảo vệ. Điều này rất quan trọng vì chỉ cần bề mặt bên ngoài bị thấm thì khả năng thoáng khí của áo sẽ giảm, lớp bên trong áo cũng dần bị thấm nước, và trẻ sẽ cảm thấy lạnh.

4. Yếu tố cân nhắc khi chọn trang phục chống thấm nước cho trẻ em

Chiều dài: áo khoác càng dài đồng nghĩa với việc độ che phủ cho trẻ càng cao. Ngày nay, hầu hết các loại áo khoác thường dài đến ngang eo, nhưng cũng có một số loại có chiều dài đến hông.

Dây rút ở cổ tay, eo, hông, và mũ trùm đầu: loại dây rút đàn hồi vừa giúp giữ ấm cơ thể (do bó kín cơ thể ở điểm rút dây, không cho gió luồn vào) vừa không cần phải điều chỉnh như ở loại dây kéo hay nút bấm. Tuy nhiên, loại dây kéo và nút bấm thì có thể điều chỉnh mức độ bó và vừa vặn để cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.

Lót giữ nhiệt: một số loại áo khoác có một lớp lót nhẹ làm bằng vải thun nỉ để tăng thêm độ ấm cho cơ thể. Nếu chiếc áo khoác đi mưa của trẻ không có sẵn lớp lót này và trẻ sẽ mặc nó trong thời tiết lạnh thì bạn có thể tự mình mua và lót thêm vào bên dưới áo khoác (nếu áo đủ rộng để lót).

Phản quang (reflective accents): vào buổi tối hay những lúc có sương mù dày đặc vào buổi sáng, chúng ta thường khó phát hiện trẻ em đang di chuyển trên đường hơn do vóc dáng cơ thể nhỏ bé của trẻ. Do đó, những chiếc logo phản quan hay dải phản quang nổi bật được đặt ở những vị trí dễ thấy ở quần áo của trẻ em giúp chúng ta nhanh chóng phát hiện trẻ em hơn.

5. Bảo quản trang phục chống thấm nước cho trẻ em

Ngoài những yếu tố tác động như bụi bẩn, dầu dưỡng cơ thể, hay do sự mài mòn; việc giặt giũ nhiều lần nhưng không theo hướng dẫn của nhà sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân chính gây giảm hiệu năng của lớp phủ DWR. Đó là do những loại hóa chất giặt tẩy thông thường mà bạn thường thấy và sử dụng có chứa các loại chất phụ gia có thể làm giảm đi hiểu suất chống thấm nước và khả năng thoáng khí của trang phúc chống thấm nước.

Ngoài ra, đối với những chiếc áo khoác đi mưa cũ mà khả năng chống mưa không còn tốt và hiệu quả như lúc mới mua thì có thể nguyên nhân là do lớp phủ DWR cần phải được làm mới để phục hồi lại chức năng chống thấm nước vốn có của nó.

Do đó, hai điều quan trọng nhất trong việc giặt giũ trang phục chống thấm nước và làm mới lớp phủ DWR nằm ở việc bạn sử dụng loại hóa chất giặt tẩy nào (phải là loại chuyên dụng) cũng như việc bạn có bám theo hướng dẫn sử dụng (đối với hóa chất giặt tẩy) và hướng dẫn giặt giũ (đối với trang phục chống thấm nước) của nhà sản xuất hay không.

Nguồn: REI