Khi sở hữu một đôi giày chạy bộ, bạn nên học một vài thủ thuật để ứng phó khi chân bị đau. Trong bài viết này, chúng mình sẽ hướng dẫn buộc dây giày chạy bộ đúng cách, gồm ba kỹ thuật buộc giày mà những người chạy bộ nên biết.

Dưới đây là 3 cách thắt dây giày thường sử dụng nhất:

  • Cách buộc giày kiểu vòng lặp (runner’s loop):giày ôm gót chân tốt hơn và tránh việc các ngón chân bị trượt về trước.
  • Cách buộc giày kiểu cửa sổ (windows lacing):giảm áp lực tại một số điểm của giày trên bề mặt bàn chân.
  • Cách buộc giày kiểu nút dẹt (reef knot): giúp buộc chặt giày hơn nên sẽ không bị tuột khi chạy.

Cách buộc giày kiểu vòng lặp (runner’s loop)

Khi phần gót chân của bạn không được giữ chặt thì bàn chân của bạn sẽ bị trượt về trước khiến các ngón chân của bạn bị chạm vào phần mũi giày. Để khắc phục tình trạng này, hãy buộc giày theo kiểu vòng lặp:

  1. Vắt chéo dây giày một cách bình thường cho đến khi di chuyển dây đến lỗ xỏ giây thứ hai tính từ trên xuống của mỗi bên.
  2. Lúc này, thay vì vắt chéo dây thì hãy kéo dây sang một bên (nằm cùng phía với dây giày), xỏ dây vào lỗ trên cùng của mỗi bên và tạo ra một vòng xỏ dây ở mỗi bên.
  3. Vắt chéo dây giày và xỏ qua 2 chiếc vòng này.
  4. Kéo 2 đầu dây giày để buộc chặt hơn tại các vị trí giao điểm của dây giày cũng như 2 vòng xỏ dây ở 2 lỗ xỏ dây trên cùng.
  5. Ở bước cuối cùng, bạn chỉ cần thắt nút giày theo cách thông thường mà bạn vẫn thường làm.

Cách buộc giày kiểu cửa sổ (windows lacing)

Nếu đôi giày chạy bộ của bạn khiến phần trên của bàn chân bạn cảm thấy không thoải mái do áp lực tại một điểm nào đó, cách buộc dây giày kiểu cửa sổ sẽ giúp bạn giảm bớt phần nào vấn đề này.

  1. Tháo dây giày đến phần lỗ xỏ dây nằm ngay dưới điểm gây áp lực.
  2. Buộc lại giày bằng cách kéo dây giày xuyên qua lỗ tiếp theo rồi vắt chéo dây lại với nhau (nghĩa là bạn sẽ bỏ qua một lần vắt chéo dây giày).
  3. Tiếp tục vắt chéo dây và thắt nút như cách buộc giày bình thường.

Cách buộc giày kiểu nút dẹt (reef knot)

Đây là cách buộc dây giày rất đơn giản, thao tác nhanh gọn, và rất chắc chắn mà gần như bất kỳ ai trong chúng ta đều đã biết khi còn nhỏ.

Mặc dù cách buộc dây giày kiểu nút bò (granny knot) cũng được dạy từ khi còn nhỏ, tuy nhiên cách buộc dây giày kiểu nút dẹt sẽ giúp nút thắt được kéo vào chặt hơn khi chân chuyển động nên giày sẽ khó tuột hơn (trong khi đó thì cách buộc dây giày kiểu nút bò lại khiến nút thắt bị lỏng hơn). Thoạt nhìn thì 2 cách buộc dây giày này trông có vẻ giống nhau, nhưng bạn có thể phân biệt chúng bằng cách sau.

Không xỏ chân vào giày, hãy buộc dây giày theo cách thông thường mà bạn vẫn thường làm. Sau đó, hãy kéo phần lỗ giày nằm trên cùng sang 2 bên. Nếu bạn thấy phần nơ giày (ở vị trí nút thắt) nằm nghiêng hẳn sang một bên thì bạn đã buộc giày kiểu nút bò.

Còn nếu bạn thấy phần nơ giày không bị nghiêng hẳn sang một bên mà nằm gần như vuông góc với các cạnh của giày thì bạn đã buộc giày kiểu nút dẹt.

Bạn có thể làm theo cách sau để chuyển đổi từ cách buộc giày kiểu nút bò sang nút dẹt:

  1. Vắt chéo và buộc dây, sau đó tạo vòng đầu tiên.
  2. Đảo ngược đường dẫn của dây sau khi đã tạo vòng thứ hai (ví dụ nếu bạn luôn đưa dây lên trên cùng vòng đầu tiên thì bây giờ nãy chuyển nó xuống dưới vòng thứ hai). Đây là bước để chỉnh lại nút thắt của dây giày.
  3. Thắt nút và kiểm tra lại bằng cách kéo phần lỗ giày nằm trên cùng sang 2 bên như đã nêu.
  4. Nếu vẫn chưa thành công, hãy thử thắt nút bằng cách kéo vòng cuối cùng sang phía đối diện của giày. Nếu bạn đã kéo nó sang bên trái thì hãy kéo nó sang bên phải, và ngược lại. Ngoài ra, bạn cũng nên chuyển đổi tay khi kéo về một bên nào đó để lực kéo vừa phải hơn.

Dây giày

Phần lớn những đôi giày trên thị trường đều đi kèm với dây giày dài cho nên bạn hoàn toàn có thể thoải mái áp dụng bất kỳ cách buộc giày nào đã nêu ở trên bằng chính loại dây giày mà bạn đang sẵn có.

Nếu dây giày của bạn bị mòn, hãy thay thế chúng bằng các loại có chung hình dạng (tròn, hình bầu duc, hoặc phẳng) cũng như chiều dài của loại dây giày mà bạn muốn thay. Nếu gặp vấn đề với việc nới lỏng dây giày, bạn có thể sử dụng những loại dây giày phẳng để các thao tác này trở nên dễ dàng hơn.

Lưu ý: đối với những đôi giày có dây giày đi kèm thì hầu như tuổi thọ của giày và dây giày gần như tương tự với nhau. Vì vậy nếu bạn đã phải thay dây giày từ 3 đến 4 lần thì có thể bạn cũng cần nên xem xét đến việc thay thế môi đôi giày khác.

Nguồn: REI

Xem thêm

>> Những điều bạn cần biết về giày tối giản/ chân trần