Ngày nay, các hãng và những nhà bán lẻ sử dụng quá nhiều bảng quy đổi kích thước chân của trẻ với các đơn vị đo, tiêu chuẩn, thang đo khác nhau khiến việc lựa chọn giày dép cho trẻ đôi lúc gây khó khăn cho người lớn. Chính vì lý do này, bài viết này sẽ hướng dẫn chọn size giày dép cho trẻ em đúng cách cũng như vài mẹo hữu ích trong việc tìm ra một đôi giày phù hợp cho chân của trẻ.

Việc chọn ra một đôi giày sneaker phù hợp quan trọng như thế nào? Khi trưởng thành, nhiều người bắt đầu cảm thấy đau chân hay các vấn đề lien quan đến chấn khác. Một nghiên cứu cho thấy là trong khi 98% trẻ em từ khi sinh ra đã sở hữu một đôi chân khỏe mạnh thì chỉ có 40% trong số những đứa trẻ đó vẫn giữ được đôi chân khỏe mạnh ở độ tuổi trưởng thành. Nguyên nhân chính của điều này chính là việc mang những đôi giày không phù hợp với kích thước bàn chân. Vì vậy, bạn phải mua những đôi giày có kích thước phù hợp với từng giai đoạn phát triển chân của trẻ để đảm bảo tình trạng khỏe mạnh của chúng.

Thông thường, bàn chân của trẻ có thể tăng trưởng đến tận 12 kích thước giày chỉ trong 3 năm đầu tiên mà chân trẻ bắt đầu phát triển. Thật không may là khảo sát cho thấy hơn 50% trẻ em hiện này đều đang mang những loại giày quá nhỏ hay quá to so với kích thước chân của trẻ. Vì điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển chân của trẻ, hãy biết cách chọn những đôi giày phù hợp cho trẻ.

Ban đầu thì việc lựa chọn giày cho trẻ có thể là trải nghiệm hơi khó chịu cho cả người lớn lẫn trẻ em, tuy nhiên về lâu dài, khi đã nắm rõ các yêu cầu về giày cho từng giai đoạn phát triển chân khác nhau của trẻ thì việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

1. Cấu tạo của giày trẻ em

Đầu tiên, bạn cần phải hiểu rõ về cấu tạo của một chiếc giày trẻ em trước khi muốn chọn được một đôi giày phù hợp cho trẻ. Cấu tạo của giày có khá nhiều phần khác nhau gồm có:

  • Khoang ngón chân (toe box): khu vực đặt ngón chân, kéo dài từ đầu ngón chân dài nhất đến mũi giày. Phần này phải đủ rộng để chân trẻ phát triển thoải mái mà không bị cản trở và không được quá rộng để khiến chân trẻ không bị trượt.
  • Đế trong (insole): phần đệm được thêm vào bên dưới giày, thường được làm từ nhiều chất liệu khác nhau (như vải, cao su, nhựa tổng hợp, v.v.), giúp giày được êm ái cũng như kiểm soát mùi và vi khuẩn. Một số loại đế trong của giày thể thao thường có các thiết kế đặc biệt để trợ lực và giúp chân được êm ái hơn cho những hoạt động thể thao.
  • Mặt trong của giày (lining): đây là phần sẽ tiếp xúc trực tiếp với bàn chân của trẻ và cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự thoải mái và thoáng khí của bàn chân khi mang giày.
  • Đế giày (sole): phần nằm ở dưới cùng của một đôi giày, thường được làm từ nhiều vật liệu khác nhau (như da, cao su, nhựa PVC, v.v.), chống trơn trượt, và là yếu tố quyết định đến sự tiếp xúc của chân trên bề mặt di chuyển (cứng hay mềm).
  • Gót giày (heel): nằm ở phần rìa sau cùng của phần đế ngoài, thường được làm từ vật liệu giống với phần đế giày, có tác dụng hỗ trợ gót chân và giảm xóc cho chân của trẻ.
  • Bộ phẩn hỗ trợ ổn định gót giày (heel stabilizer): là bộ phận hình thành phần gót giày, bảo vệ tối đa mắt cá chân và bàn chân của trẻ khi đi bộ, và chống lật cổ chân.

2. Những điều cần lưu ý khi chọn size giày dép cho trẻ

Bạn có thể cân nhắc đến những yếu tố sau để lựa chọn một đôi giày phù hợp cho trẻ một cách dễ dàng và thoải mái hơn cho cả bạn và trẻ.

Độ tuổi của trẻ là một yếu tố quan trọng trọng cần xem xét khi lựa chọn giày phù hợp cho từng giai đoạn phát triển bàn chân của trẻ. Đó là vì những yêu cầu về giày cho trẻ sơ sinh, trẻ mởi biết đi, hay trẻ nhỏ là rất khác nhau như loại giày hay chất liệu gia công khác nhau để đảm bảo là sự tăng trưởng của bàn chân được suông sẻ.

Đối với trẻ sơ sinh

Khi mới được sinh ra, xương bàn chân của trẻ rất mềm. Đó là vì ở giai đoạn phát triển đặc biệt này, bàn chân của trẻ chứa nhiều sụn hơn xương. Sau một thời gian, những phần sụn này sẽ bắt đầu hợp nhất và cứng lại thành xương trưởng thành. Do đó, trẻ ở giai đoạn này sẽ cần sử dụng tất hoặc các đôi giày mềm với khả năng thoáng khí và thấm hút mồ hôi (vì bàn chân của trẻ sơ sinh toát mồ hôi gấp 2 lần so với bàn chân của người lớn).

Đối với trẻ mới biết đi

Khi trẻ bắt đầu biết đi, bạn nên thay giày cho trẻ cứ sau 3 đến 4 tháng vì ở giai đoạn này thì bàn chân trẻ phát triển khá nhanh và trẻ cũng sẽ vẫn động nhiều hơn. Giày của trẻ nên có đủ không gian cho các ngón chân di chuyển thoải mái và đồng thời hỗ trợ cho phần mắt cá chân của trẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên mua các miếng lót đệm cho phần đế trong có chất khử mùi và thoáng khí.

Đối với trẻ nhỏ

Ở giai đoạn này, vì trẻ gần như đã biết cách giữ thăng bằng khi bước đi nên trẻ sẽ bắt đầu sử dụng giày thường xuyên hơn (có thể hơn 8 tiếng mỗi ngày) và vận động nhiều hơn. Do đó, giày cho trẻ cần có một lớp đệm thoải mái ở bên trong cũng như phải nhẹ, mềm, thoáng khí, hỗ trợ gót chân, và bảo vệ mắt cá chân. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra lại kích thước chân của trẻ mỗi 6 tháng để đảm bảo rằng giày của trẻ vẫn còn vừa vặn và phù hợp với sự phản triển bàn chân của trẻ.

3. Hướng dẫn đo kích thước chân trẻ

Điều quan trọng là bạn cần phải thường xuyên kiểm tra kích thước bàn chân của trẻ vì chúng sẽ lớn lên mỗi ngày. Ngoài ra, bạn nên làm điều này vào cuối ngày vì lúc này chân của trẻ sẽ nở ra hết cỡ từ những hoạt động thường ngày. Bạn có thể làm theo các bước sau để lấy số đo kích thước bàn chân của trẻ.

Cho trẻ đứng trên sàn phẳng và sát vào tường

Nhiều người có thói quen lấy số đo kích thước bàn chân của trẻ bằng cách cho trẻ đứng trên một tờ giấy rồi lấy dấu và đo. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ thì bạn sẽ thấy xương gót chân ở phần trên của trẻ sẽ lồi ra khoảng 0.5 đến 1 cm so với bề mặt bàn chân. Do vậy, nếu đo kích thước bàn chân bằng cách trên thì khả năng cao đôi giày bạn mua sẽ bị chật với bàn chân của trẻ.

Vậy đo như thế nào mới đúng? Đầu tiên, hãy cho trẻ đứng trên sàn phẳng và sát vào tường với phần gót chân đặt sát vào cạnh tường (hợp một góc 90 độ) và ngón chân duỗi thẳng. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ đứng trên một tờ giấy để dễ lấy dấu chân hơn (thay vì lấy trên sàn).

Lấy dấu ở đầu ngón chân dài nhất và đo khoảng cách

Khi trẻ đã đứng ở tư thế chuẩn, bạn có thể bắt đầu lấy dấu của bàn chân trẻ. Dùng bút chì hay băng keo để đánh dấu trên giấy tại đầu ngón chân dài nhất của trẻ. Sau đó, hãy dùng thước để đo khoảng cách từ vách tường đến điểm đã đánh dấu. Đây chính là chiều dài bàn chân của trẻ. Lưu ý là bạn phải đặt thước vuông góc với tường để số đo được chính xác nhất.

Đo cả 2 bàn chân và chọn số đo lớn nhất

Giống như tình trạng ở người đã trưởng thành, cấu trúc 2 bàn chân (chân trái và phải) của trẻ phát triển không đều với nhau. Vì vậy, nếu chỉ lấy số đo của một chân duy nhất thì đôi giày bạn chọn cho trẻ có thể vừa với chân này nhưng lại chật với chân kia của trẻ. Do đó, hãy lặp lại những bước đã nêu ở trên để lấy số đo chiều dài của bàn chân còn lại.

Sau đó, hãy lấy số đo lớn nhất cộng thêm 0.5 đến 0.7 cm (tùy theo chất liệu giày cứng hay mềm) để làm số đo chuẩn khi chọn kích thước giày phù hợp với trẻ. Điều này sẽ giúp tránh việc chân trẻ bị chật ở mũi giày. Đơn giản hơn, bạn có thể cho trẻ mang tất (nếu có tất dày thì nên ưu tiên mang tất dày) để không phải làm bước cộng thêm mà vẫn có số đo kích thước bàn chân chính xác.

Đối chiếu với bảng kích thước giày

Sau khi đã thu được số đo kích thước bàn chân của trẻ, bạn hãy đối chiếu với bảng kích thước giày của hãng giày hoặc của những nơi bán lẻ. Nếu kích thước bàn chân trẻ nằm ở giữa 2 kích thước giày thì hãy chọn số đo của kích thước giày lớn nhất. Ví dụ như nếu số đo bàn chân trẻ là 17 cm thì sẽ nằm ở giữa 2 kích thước giày là 27 với số đo 16.8 cm và 28 với số đo 17.1 cm (kích thước giày của Châu Âu), hãy chọn giày có kích thước là 28.

4. Vật liệu giày dép

Những đôi giày cho trẻ em cần phải được thoáng khí, mềm mại, và có thể chống khuẩn. Như đã chia sẻ, bàn chân của trẻ toát ra mồ hôi nhiều gấp 2 đến 3 lần so với bàn chân của người lớn. Vì vậy, việc giữ cho bàn chân của trẻ được khô thoáng là cần thiết để cản trở sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, hoăc các bệnh về da gây ra do mồ hôi.

Lớp bên ngoài

Chất liệu tốt nhất cho giày của trẻ phải đến từ tự nhiên như vải bố (vải canvas) hoặc da. Những chất liệu tự nhiên này sẽ giúp bàn chân trẻ được thông thoáng bằng cơ chế chống ẩm, lưu thông khí ở bên trong giày, và đồng thời bảo vệ chân của trẻ khỏi các yếu tố bên ngoài. Nhờ đó, trẻ có thể vui chơi thoải mái cả ngày mà không sợ chân có mùi hay cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, những chất liệu tự nhiên này còn có độ co giãn và đàn hồi tốt nên sẽ thích ứng linh hoạt với sự giãn nở của bàn chân trẻ trong ngày.

Ngược lại, những chất liệu như nhựa hay sợi tổng hợp sẽ không có những đặc tính như trên. Do đó nên chân trẻ sẽ không được khô thoáng vì chúng giữ ẩm, dễ tạo ra các vết loét và phồng rộp, cũng như kích thích sự phát triển của vi khuẩn và các bệnh ngoài da.

Lớp lót trong

Khi trẻ mang giày và bắt đầu chạy nhảy trong thời gian dài, bàn chân của trẻ sẽ bắt đầu toát mồ hôi do lưu thông không khí bên trong giày kém dễ dẫn đến nấm mốc và vi khuẩn phát triển gây ra mùi hôi cho chân và giày.

Ngoài những lời khuyên về cách giúp bàn chân của trẻ được thoáng khí khi mang giày, những vấn đề về giày phổ biến này có thể được phòng tránh bằng cách sử dụng những chiếc đế trong chuyên dụng.

Có 3 yếu tố cơ bản mà một chiếc đế trong nên có đó là: chất liệu mềm (giúp êm chân), có chất chống ẩm (giúp khử mùi và chống nhiễm khuẩn), và có thể vệ sinh dễ dàng và thoải mái. Với 3 yếu tố đó, hãy chọn từ 2 đến 3 chiếc đế giày để luân phiên vệ sinh định kỳ.

Cấu trúc của giày

Chọn giày có cấu trúc phù hợp với bàn chân của trẻ sẽ giúp cho bàn chân của trẻ được phát triển khỏe mạnh trong quá trình phát triển của nó. Những nghiên cứu trước đây là cho thấy là trẻ nhỏ cần những đôi giày linh hoạt vì xương bàn chân của trẻ vẫn còn nhỏ và mềm. Vì vậy, một đôi giày phù hợp với bàn chân của trẻ cần phải thỏa mãn được 2 điều kiện chính đó là (1) linh hoạt để bàn chân trẻ có thể thoải mái cử động, và (2) vừa vặn và đủ cứng cáp để hỗ trợ bàn chân trẻ trong việc giữ thăng bằng trong các hoạt động của mình mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của bàn chân.

Độ linh hoạt

Hãy chọn những đôi giày có phần đế trong mềm và linh hoạt có thể uốn cong 180 độ để hỗ trợ trẻ trong tứng bước đi, hấp thụ lực, giảm xóc, cũng như trong việc giữ thằng bằng khi bước đi.

Tham khảo thêm: Mẫu giày jordan 1 chính hãng được ưa chuộng nhất hiện nay

Độ vừa vặn và cứng cáp

Một đôi giày vừa vặn sẽ giúp chân của trẻ thoải mái và không bị tuột ra ngoài khi di chuyển. Điều này có nghĩa là bạn không nên chọn những đôi giày lười, giày không quai, hay giày không gót. Hãy chọn những đôi giày có quai hoặc có gót với phần đế giày cứng cáp để trẻ có thể thoải mái chạy nhảy.

5. Kích cỡ giày dép của trẻ dựa theo size

Nếu bạn vẫn cảm thấy việc tìm ra kích thước giày cho trẻ vẫn còn khó hiểu, sau đây là những điểm quan trọng nhất bạn cần nắm rõ về kích thước giày của trẻ.

Giày cho trẻ nhỏ thường có kích thước từ 0 đến 13

Những đôi giày có kích thước từ 0 đến 7 thường có chữ T kèm theo sau số đo kích thước (ví dụ như 4T, 5T, v.v.). Trong khi đó, những đôi giày có kích thước từ 8 đến 13 thì có chữ Kids kèm theo sau (ví dụ như 8 Kids, 9 Kids, v.v.).

Giày cho trẻ lớn thường có kích thước từ 1 đến 7

Đây là điều nhiều người lớn cảm thấy khó hiểu và rắc rối vì kích thước giày số 1 của trẻ lớn chính là kích thước giày tiếp theo tăng lên từ kích thước giày số 13 của trẻ nhỏ. Để phân biệt kích thước giày của trẻ mới biết đi với kích thước giày của trẻ lớn thì bạn chỉ cần nhìn vào chữ đi kèm ở phía sau (chữ T đối với trẻ mới biết đi và chữ Kids với trẻ lớn). Còn để phân biệt kích thước giày giữa trẻ nhỏ và trẻ lớn thì bạn phải nhìn vào số đo kích thước bàn chân của trẻ).

Các thương hiệu và nhà sản xuất không sử dụng kích thước giày đồng nhất

Một rắc rối khác khi tìm kích thước giày cho trẻ chính là việc các hãng giày và những người bán lẻ có thể sử dụng những ngôn ngữ khác nhau để mô tả kích thước của giày Những thuật ngữ thường thấy nhất là em bé (baby), trẻ biết đi (walker), trẻ mới biết đi (toddler), trẻ nhỏ (little kid), trẻ lớn (big kid), và thanh thiếu niên (youth). Bốn thuật ngữ đầu tiên thường thấy trên giày cho trẻ mới biết đi với kích thước có số từ 0 đến 13, các thuật ngữ còn lại thì thường thấy trên giày cho trẻ lớn có kích thước 1 đến 7.

Kích cỡ giày nam là phiên bản lớn hơn của giày trẻ em

Nếu bạn không tìm thấy kích thước giày phù hợp trong bảng kích thước giày cho trẻ em (lớn hơn giày có kích thước 7), hãy bắt đầu tìm những đôi giày dành cho người lớn. Đối với giày của nam, kích thước giày số 8 được coi là kích thước giày tiếp theo tăng lên từ kích thước giày số 7 của giày dành cho trẻ lớn. Đối với giày nữ, bạn hãy dùng kích thước giày của nam rồi cộng thêm 1.5 là được. Ví dụ giày có kích thước số 8 của nam sẽ gần như tương đương với giày có kích thước số 9.5 của nữ.

Tham khảo bảng kích thước trước khi chọn giày dép

Bất cứ khi nào bạn đi mua sắm, cho dù là loại trang phục nào từ quần áo cho đến giày dép, hãy tìm các bảng kích thước của hãng sản xuất hoặc của nơi bán lẻ. Chúng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kích thước phù hợp cho cả bạn và trẻ. Để tham khảo, vì bài viết này nói về kích thước giày dành cho trẻ em nên dưới đây là một bảng kích thước giày thông dụng dành cho trẻ em:

Một ví dụ về bảng kích thước giày cho trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ

  4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Mỹ (US) 4 T 5 T 6 T 7 T 8 Kids 9 Kids 10 Kids 11 Kids 12 Kids 13 Kids
Châu Âu (EU) 19 20-21 22 23 24 25-26 27-28 29 30 31
Anh (UK) 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Một ví dụ về bảng kích thước giày cho trẻ lớn

  1 2 3 4 5 6
Mỹ (US) 1 Kids 2 Kids 3 Kids 4 Kids 5 Kids 6 Kids
Châu Âu (EU) 32-33 34 35 36 37 38
Anh (UK) 13 1 2 3 4 5

6. Những mẹo giúp lựa chọn giày dép vừa vặn với chân trẻ

Trong giai đoạn phát triển, bàn chân trẻ tăng trưởng rất nhanh cho nên việc thường xuyên kiểm tra mức độ vừa vặn của giày cho trẻ là rất quan trọng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi bạn kiểm tra giày.

Đo kích thước chân thường xuyên

Bạn cần phải lấy lại số đo kích thước bàn chân của trẻ mỗi khi mua giày mới, nhất là khi bạn mua những đôi giày dành cho việc đi hiking hay chạy bộ. Ngay cả khi không phải mua giày mới thì bạn vẫn nên thực hiện điều này vài lần sau mỗi năm cũng như khi trẻ phàn nàn về việc chân bị chật hoặc không thoải mái khi mang giày. Ngoài chiều dài bàn chân, bạn cũng nên đo chiều rộng, chiều dài vòm bàn chân cũng như độ lớn của cả bàn chân. Những thông số này sẽ cho bạn một cái nhìn tổng thể và đầy đủ hơn về đôi giày phù hợp dành cho trẻ.

Đo kích thước lớp lót trong của giày

Một cách để kiểm tra xem thử phần mũi giày có thoải mái để các ngón chân của trẻ có thể di chuyển ở bên trong giày đó là dùng ngón tay cái ấn vào phần mũi giày. Nhưng nếu cách này không hiệu nghiệm, hãy tháo phần đế trong của giày ra và đặt nó lên sàn. Sau đó, để trẻ đứng lên trên sao cho gót chân và vòm chân ở vị trí tương ứng trên phần đế trong. Việc này giúp bạn dễ quan sát không gian trống ở mũi giày hơn thay vì phải ước lượng. Về cơ bản thì khoảng trống giữ ngón chân dài nhất của trẻ với mũi giày nên là khoảng 1.3 cm hoặc nhiều hơn một chút.

Lựa chọn giày người lớn nếu bé năng hơn 40 kg

Nếu trẻ nặng hơn 40 kg thì chân của trẻ có thể vừa với giày dành cho người lớn hơn so với giày cho trẻ em vì những đôi giày dành cho trẻ em thường chịu tải kém hơn. Mặc dù giày cho người lớn thường có giác mắc hơn nhưng sự thoải mái cũng như việc phát triển khỏe mạnh cho bàn chân trẻ nên được ưu tiên hơn.

Nguồn: REI

Xem thêm >> 5 địa chỉ mua giày leo núi chính hãng ở Hà Nội, TPHCM dành cho Nam Nữ