Chọn một đôi giày phù hợp với bàn chân của bạn cũng giống như việc chọn bạn đời. Một đôi giày hiking trong mơ và lý tưởng nhất là đôi giày đồng bộ với cách bạn đi và địa điểm bạn dự định sẽ đến. Vì vậy, trước khi mang vào chân bất cứ đôi giày nào thì hãy chắc chắn rằng chúng vừa khít với bàn chân của bạn. Nhìn chung thì có ba yếu tố bạn có thể dựa theo để lựa chọn được một đôi giày hiking phù hợp:

Nội dung

  • Loại giày: có rất nhiều sự lựa chọn về kiểu dáng và mẫu mã của giày hiking từ những đôi giày chạy bộ đường mòn siêu nhẹ cho đến những đôi giày leo núi.
  • Cấu tạo: có một ít kiến thức về cấu tạo của giày như phần thân trên, phần thân dưới, đế giữa, đế ngoài, và những bộ phận khác của giày cũng giúp cho bạn lựa chọn giày được chính xác hơn.
  • Mức độ vừa vặn: nếu bạn không muốn bàn chân của mình bị sưng phù và phồng rộp do mang giày quá chật hay việc giày thường bị tụt do mang giày quá lỏng thì hãy dành thời gian để tìm hiểu và mang thử đôi giày bạn định mua.

1. Hiking là gì?

Trước khi bắt đầu tìm hiểu cách lựa chọn giày hiking phù hợp, chúng ta cần hiểu chính xác hiking có nghĩa là gì. Hiking là một hình thức hoạt động ngoài trời bao gồm việc đi bộ trong môi trường tự nhiên, thường ở vùng núi hoặc địa hình danh lam thắng cảnh. Mọi người thường hiking trên những con đường mòn dài.

Đây là một hoạt động phổ biến đến mức có nhiều tổ chức được thành lập trên toàn thế giới với mục đích chia sẻ những mục tiêu sở thích về hiking. Các nghiên cứu cũng nêu ra nhiều lợi ích sức khỏe khi đi hiking, bao gồm giảm cân, giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe toàn diện.

2. Phân loại giày hiking

Giày hiking thấp cổ

Là những loại giày cổ thấp có phần đế giữa linh hoạt, thích hợp sử dụng cho những chuyến leo núi. Một số phượt thủ cũng sử dụng những đôi giày chạy bộ đường mòn cho những chuyến đi dài.

Giày hiking cao cổ

Là những loại giàu cổ lửng và cổ cao, được thiết kế để sử dụng cho việc leo núi hoặc những chuyến phượt ngắn ngày với hành lý nhẹ. Những loại giày này có độ linh hoạt cao, thời gian break-in ngắn, tuy nhiên lại kém bền và hỗ trợ chân kém hơn so với những loại giày phượt.

Giày phượt

Là loại giày được thiết kế để mang khi ban phải mang vác hành lý nặng trong những chuyến đi dài ngày đến những vùng hẻo lánh. Phần lớn những loại giày này có phần cổ cao phủ hết phần mắt cá chân của bạn và có khả năng hỗ trợ cho cổ chân cực tốt. Ngoài ra, chúng còn rất bền với khả năng hỗ trợ bàn chân tó do có phần đế giữa cứng cáp. Do đó, những loại giày này cực kỳ thích hợp để sử dụng khi di chuyển trên cả đường bằng và đường mòn.

 3. Cấu tạo của giày hiking

Phần thân trên của giày hiking

Chất liệu cấu tạo nên mội đôi giày ảnh hưởng đến trọng lượng, mức độ thoáng khí, độ bền, và khả năng kháng nước.

  • Da full-grain: là loại da chưa được mài, đánh bóng, lót hoặc dập để loại bỏ những gì không hoàn hảo trên bề mặt của miếng da. Điều này giúp miếng da giữ được nguyên vẹn các hạt da và lớp biểu bì trên cùng của nó. Vì vậy nên da full-grain thường luôn rất tự nhiên và bền cũng như khả năng chống mài mòn và kháng nước cũng rất tốt. Nhờ vào những đặc tính này mà loại da này đã được sử dụng phổ biến để làm ra những đôi giày hiking chuyên dụng để đi phượt, leo núi, chay bộ địa hình, v.v. dành cho những chuyến đi dài ngày, hành lý nặng, và địa hình gồ ghề. Tuy nhiên, những loại giày làm bằng chất liệu này không nhẹ và thoáng khí được như những loại giày sự dụng kết hợp giữa chất liệu nylon và da split-grain, và chúng cũng cần phải trải qua giai đoạn break-in khá tốn thời gian trước khi có thể mang vào chân một cách thoải mái.
  • Da split-grain: thường được sử dụng kết hợp với chất liệu nylon hoặc nylon dạng lưới (nylon mesh) để tạo ra những đôi giày nhẹ và thoáng khí. Loại da này là phần da xơ của phần da còn lại của miếng da sau khi phần da top-grain và full-grain được tách ra. Mặc dù có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với những loại da khác, nhưng khả năng kháng nước và chống mài mòn của nó lại kém hơn nhiều (mặc dù nhiều loại giày làm bằng loại da này đã sử dụng thêm một lớp lót chống nước).
  • Da nubuck: là một loại da full-grain đã được gia công (chà nhám hoặc đánh bóng) để có bề mặt da mềm mịn hơn và trông giống như da lộn (da nubuck và da lộn là hai loại da khác nhau). Vì vậy nên da nubuck rất bền, kháng nước, và chống mài mòn rất tốt (tính chất của da full-grain) cũng như rất thoải mái và dễ chịu khi mang (vì da đã được gia công). Da nubuck khá linh hoạt nhưng cần phải được break-in trước khi có thể mang thoải mái, và nó cũng phải được bảo quản và bảo dưỡng để duy trì độ bền đẹp.
  • Da tổng hợp: những chất liệu như polyester, nylon, cùng những chất liệu “da tổng hợp” khác thường được sử dụng để làm ra những đôi giày và bốt ngày nay. Những loại giày làm bằng chất liệu này nhẹ hơn rất nhiều so với những loại giày làm bằng chất liệu da, quá trình break-in tốn ít thời gian hơn, nhanh khô, và giá thành thấp. Tuy nhiên, những loại giày làm bằng chất liệu này có nhược điểm đó là chúng có thể bị mòn nhanh hơn do có nhiều đường khâu ở bên ngoài.
  • Lớp chống nước: một số loại giày và bốt có phần thân trên được phủ một lớp chống nước để giữ cho chân được khô trong các điều kiện ẩm ướt. Tuy nhiên, lớp chóng nước này lại làm giảm đi khả năng thoáng khí khiến chân dễ đổ mồ hôi trong thời tiết nóng (so với lớp lưới thoáng khí được sử dụng trên một số loại giày không chống nước).
  • Dành cho những người ăn chay: những loại giày hiking dành cho những người ăn chay không được làm từ bất cứ sản phẩm nào có thành phần từ động vật.
  • Khả năng giữ nhiệt: một số loại giày leo núi được thêm một lớp giữ nhiệt làm từ sợi tổng hợp để giữ ấm cho bàn chân khi di chuyển ở những vùng có băng tuyết.

Phần đế giữa của giày hiking

Phần đế giữa của giày là một lớp đệm để chân không bị xóc và là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ cứng cáp của giày. Một đôi giày cứng cáp nghe có vẻ không hấp dẫn lắm khi mang, nhưng nó lại là điều tuyệt vời nhất (thoải mái và ổn định) khi di chuyển trên những bề mặt nhiều sỏi đá và không bằng phẳng. Vì có cấu trúc cứng cáp và bám địa hình rất tốt nên đôi chân của bạn sẽ luôn được bảo vệ. Chất liệu cấu tạo nên phần đế giữa phổ biến nhất là nhựa EVA và nhựa polyurethane.

  • Nhựa EVA: êm hơn, nhẹ hơn, và giá thành thấp hơn. Độ dày của phần đế giữa làm bằng nhựa EVA phụ thuộc vào việc vị trí nào của bàn chân cần được bảo vệ nhất (ví dụ như đầu ngón chân).
  • Nhựa polyurethane: chắc chắn hơn và bên hơn nên thường được sử dụng để làm giày hiking.

Phần bổ trợ thêm ở bên trong của giày hiking

  • Các thanh shank: có độ dày từ 3 đến 5 mm và được lót vào giữa phần đế giữa và phần đế ngoài của giày để tăng tải trọng cho phần đế giữa. Những thanh này có thể dài ngang hoặc bằng một nửa so với phần đế giày.
  • Các tấm plate: là những tấm mỏng và mềm dẻo được lót vào giữa phần đế giữa và phần đế ngoài của giày (lót dưới các thanh shank nếu có). Những tấm này có tác dụng bảo vệ bàn chân khỏi bị chấn thương khi đi bước lên rễ cây hoặc những viên và khối đá không bằng phẳng.

Phần đế ngoài của giày hiking

Phần đế ngoài của tất cả những loại giày hiking đều được làm bằng chất liệu cao su. Một số chất liệu khác như sợi carbon đôi khi cũng được thêm vào để tăng độ cứng cho giày. Một chiếc đế ngoài cứng cáp sẽ có độ bền cao hơn nhưng lại bám địa hình kém hơn khi đi trên những con đường mòn.

  • Hoa văn đế ngoài: là những phần mấu lồi lên trên bề mắt của phần đế ngoài. Giày hiking thường có những phần mấu sâu và dày hơn để tăng khả năng bám địa hình. Những phần đế ngoài có phần mấu nằm thưa với nhau thì đi trên bùn lầy tốt hơn.
  • Phanh gót: là phần gót giày được thiết kế để giảm độ trơn trượt khi đi trên đường dốc.

Hỗ trợ gắn đế crampon

Nếu bạn có dự tính sẽ đi leo núi hoặc đi phượt ở những vùng có băng tuyết thì hãy chọn những đôi giày chuyên dụng cho những việc đó và mang thêm những chiếc đế crampon (đế đinh gắn rời cho giày hiking) để đảm bảo an toàn.

4. Hướng dẫn chọn giày hiking vừa vặn

Giày hiking phải vừa vặn ở mọi vị trí của bàn chân, không quá chật, và vẫn phải có một khoảng thừa ra để các ngón chân có thể cử động ở bên trong. Ngoài ra, hãy mang thử giày vào lúc cuối ngày với những đôi vớ mà bạn dự định sẽ dùng.

Chọn đúng với kích thước của bàn chân

Bạn cần biết rõ và ghi nhớ số đo các kích thước của bàn chân (chiều dài và chiều ngang). Lưu ý là bạn nên chừa ra một khoảng trống (bằng ngón tay cái) giữa ngón chân dài nhất và phần đế trong của giày.

Mang thử giày vào lúc cuối ngày

Bàn chân của bạn thường to ra đôi chút sau các hoạt động trong ngày cho nên lúc cuối ngày là thời điểm chân bạn có kích thước to nhất. Vì vậy, việc mang thử giày vào lúc cuối ngày sẽ giúp bạn tránh mua phải những đôi giày quá nhỏ.

Nếu bạn có sử dụng đế lót giày chỉnh hình

Hãy mang theo chúng vì chúng có ảnh hưởng đến mức độ vừa vặn của giày.

Mang những đôi tất phù hợp

Những đôi tất mà bạn hay sử dụng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đánh giá mức độ vừa vặn của giày cũng như giúp cho bàn chân cảm thấy quen với giày nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng những đôi tất đó có độ dày bằng với những đôi tất bạn dự định sẽ mang theo khi đi. Lưu ý là khi đi trên những con đường mòn thì nên dùng những loại tất làm bằng sợi tổng hợp vì nó nhanh khô giúp bàn chân bạn ít bị phồng rộp hơn so với những loại tất làm bằng sợi cotton.

Mang thử giày trong một khoảng thời gian

Hãy mang thử giày và đi thử vài vòng trong cửa hàng, đi lên và xuống cầu thang, và hãy thử đi trên những mắt phẳng dốc.

Một số vấn đề cần lưu ý khi mang thử giày

Bạn không nên để các ngón chân bị chèn ép hay chạm vào các cạnh giày khi di chuyển. Nếu dây giày đã được buộc chặt rồi mà bạn vẫn cảm thấy bị rộng ở phía trên thì chắc chắn đôi giày ddos không vừa với bàn chân của bạn.

Khi mua hàng trực tuyến thì hãy lưu ý đến những thương hiệu giày mà bạn đã từng mua: phần lớn các hãng giày thường giữ mẫu mã giày ổn định cho nên khả năng giày vừa bàn chân của bạn sẽ cao hơn.

Thay đổi cách buộc giày: cách bạn buộc giày cũng ảnh hưởng lên mức độ vừa vặn của đôi giày của bạn.

Sử dụng thêm các phụ kiện đế trong của giày: đế trong của giày có nhiều mẫu mã giúp bàn chân của bạn được thoải mái, êm, hoặc vừa vặn hơn (hoặc cả ba).

Break-in giày đúng cách trước khi mang: là giai đoạn cực kỳ quan trọng để giày có thể mang thoải mái.

Nguồn: REI