Cũng giống với người lớn, để trẻ nhỏ có thể di chuyển sang nước ngoài thì bắt buộc sẽ phải cần đến hộ chiếu. Những hướng dẫn làm hộ chiếu cho trẻ em cần những giấy tờ gì? Cách làm ra sao và thủ tục như thế nào…? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây: 

Hộ chiếu trẻ em là gì? 

Hộ chiếu trẻ em là một loại hộ chiếu phổ thông được cấp cho những công dân dưới 14 tuổi. Thông thường, hiện nay hộ chiếu trẻ em được chia thành 2 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn 1: từ 0 đến 9 tuổi – có thể làm hộ chiếu riêng hoặc làm chung cùng với hộ chiếu của bố, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.

+ Giai đoạn 2: từ 10 đến dưới 14 tuổi – bắt buộc làm hộ chiếu riêng.

Thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em 2020 mới nhất

Cách làm hộ chiếu cho trẻ em dưới từ 0 đến 9 tuổi

Đối với trẻ nhỏ từ 0 đến 9 tuổi bạn có thể sử dụng chung hộ chiếu cùng với cha mẹ hoặc người giám hộ của mình. Cách làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 9 tuổi như sau:

Trường hợp 1: Cha mẹ hoặc người giám hộ chưa có hộ chiếu 

Bước 1: Điền mẫu tờ khai làm hộ chiếu trẻ em

  • Trước hết, bạn cần download tờ khai hộ làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 1 tuổi. Tham khảo mẫu tờ khai hộ chiếu trẻ em tại đây: https://drive.google.com/file/d/1V9UVziALWIHdwJbjI3bB9Wo5apvleSBN/view
  • Điền đầy đủ các thông tin cá nhân của cha mẹ và con. Sau đó ký và ghi rõ họ tên.
  • Khi chuẩn bị mẫu làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 6 tuổi hoặc dưới 9 tuổi bạn cũng cần phải chuẩn bị thêm 1 ảnh của cha hoặc mẹ có kích cỡ 4x6cm và 1 ảnh của con cỡ 3×4 (Lưu ý: ảnh chụp không quá 3 tháng gần đây, chụp trên phông nền trắng, không đeo kính màu, đầu để trần, không đội mũ, mắt nhìn thẳng, hở tai). Ảnh của cha hoặc mẹ dán ở trên góc (bên cạnh chữ tờ khai), ảnh của con dán ở mục 15.

Bước 2: Xin dấu xác nhận của cơ quan Công An

Sau khi đã điền đầy đủ các thông tin của mẫu đơn xin làm hộ chiếu bạn đem xin dấu xác nhận của Công An phường hoặc xã nơi mà bạn thường trú. Lưu ý: Cần phải đóng dấu giáp lai lên ảnh của con ở mục 15.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ làm hộ chiếu cho cha mẹ và con

Thủ tục làm passport cho trẻ em cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

  • Mẫu tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em và cha mẹ đã có dấu giáp lai.
  • 2 ảnh hộ chiếu của cha hoặc mẹ cỡ 4×6, 2 ảnh hộ chiếu của con cỡ 3×4
  • 1 bản sao Giấy Khai Sinh của trẻ (kèm theo bản chính để đối chiếu)
  • Chứng minh nhân dân (thẻ căn cước) của cha, mẹ hoặc người ghép chung hộ chiếu còn hạn sử dụng.
  • Sổ hổ khẩu bản chính để chứng từ.
  • Nếu như bạn là người ngoại tỉnh thì cần chuẩn bị thêm sổ tạm trú. Ví dụ: nếu bạn ở Quảng Ninh nhưng muốn làm hộ chiếu cho con ở Hà Nội thì cần phải chuẩn bị thêm sổ tạm trú.

Bước 4: Hoàn tất thủ tục và nộp hồ sơ

  • Sau khi đã hoàn tất đầy đủ các thủ tục bên trên bạn đến phòng quản lý xuất nhập cảnh của Tỉnh hoăc thành phố nộp hồ sơ.
  • Khi đi cần mang theo lệ phí. Lệ phí làm hộ chiếu cha, mẹ kèm theo trẻ em là 250.000đ
  • Sau khi nộp hồ sơ bạn sẽ nhận được giấy biên lai và ngày hẹn đến lấy hộ chiếu. Sau khi nhận hộ chiếu bạn nên kiểm tra các thông tin và cần bảo quản trong ví đựng passport để không bị rách hay mờ chữ.

Tương tự với cách làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 2 tuổi và dưới 6 tuổi bạn cũng tham khảo các thủ tục như trên.

Trường hợp 2: Cha mẹ hoặc người giám hộ đã có hộ chiếu

Bước 1: Điền mẫu tờ khai bổ sung trẻ vào hộ chiếu của cha, mẹ hoặc người giám hộ:

  • Download mẫu đơn xin cấp hộ chiếu cho trẻ em. Tham khảo mẫu khai hộ chiếu cho trẻ em dưới đây: https://drive.google.com/file/d/1V9UVziALWIHdwJbjI3bB9Wo5apvleSBN/view
  • Điền đầy đủ các thông tin cá nhân của cha mẹ va con. Ở mục 14 cần ghi rõ: Bổ sung trẻ em vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ.
  • Chuẩn bị thêm 1 ảnh của cha hoặc mẹ có kích cỡ 4x6cm và 1 ảnh của con cỡ 3×4 (Lưu ý: ảnh chụp không quá 3 tháng gần đây, chụp trên phông nền trắng, không đeo kính màu, đầu để trần, không đội mũ, mắt nhìn thẳng, hở tai). Ảnh của cha hoặc mẹ dán ở trên góc (bên cạnh chữ tờ khai), ảnh của con dán ở mục 15.

Bước 2: Xin dấu xác nhận của Cơ quan Công an

Sau khi đã điền đầy đủ các thông tin của mẫu đơn xin làm hộ chiếu bạn đem xin dấu xác nhận của Công An phường hoặc xã nơi mà bạn thường trú. Lưu ý: Cần phải đóng dấu giáp lai lên ảnh của con ở mục 15.

Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ những thủ tục làm passport cho trẻ em

Cần chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ giống như cách làm passport cho trẻ em khi cha mẹ chưa có hộ chiếu ở bên trên:

  • Mẫu tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em và cha mẹ đã có dấu giáp lai.
  • 2 ảnh hộ chiếu của cha hoặc mẹ cỡ 4×6, 2 ảnh hộ chiếu của con cỡ 3×4
  • 1 hộ chiếu của cha, mẹ hoặc người giám hộ còn hạn sử dụng ít nhất 1 năm.
  • 1 bản sao Giấy Khai Sinh của trẻ (kèm theo bản chính để đối chiếu)
  • Chứng minh nhân dân (thẻ căn cước) của cha, mẹ hoặc người ghép chung hộ chiếu còn hạn sử dụng.
  • Sổ hổ khẩu bản chính để chứng từ.
  • Nếu như bạn là người ngoại tỉnh thì cần chuẩn bị thêm sổ tạm trú.

Bước 4: Nộp hồ sơ

  • Sau khi đã hoàn tất đầy đủ các thủ tục bên trên bạn đến phòng quản lý xuất nhập cảnh của Tỉnh hoăc thành phố nộp hồ sơ.
  • Lệ phí bổ sung trẻ em vào hộ chiếu cha, mẹ: 50.000đ
  • Sau khi nộp hồ sơ bạn sẽ nhận được giấy biên lai và ngày hẹn đến lấy hộ chiếu. Sau khi nhận hộ chiếu bạn nên kiểm tra các thông tin để đảm bảo chính xác.

Nếu như bạn còn đang không tờ khai nên điền như thế nào thì hãy tham khảo hướng dẫn ghi tờ khai cấp hộ chiếu cho trẻ em chi tiết và đầy đủ, mẫu mới nhất dưới đây.

Cách làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi

Đối với trẻ em từ 0 đến dưới 14 tuổi có thể làm hộ chiếu riêng biệt mà không cần phải làm chung với cha mẹ. Thủ tục làm hộ chiếu trẻ em dưới 14 tuổi như sau:

Bước 1: Điền các thông tin trong mẫu tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em

  • Download form tờ khai làm hộ chiếu phổ thông cho trẻ em (mẫu x01) tại đây https://drive.google.com/file/d/1V9UVziALWIHdwJbjI3bB9Wo5apvleSBN/view
  • Điền đầy đủ các thông tin cá nhân của trẻ sau đó ký và ghi rõ họ tên của người khai.
  • Chuẩn bị 1 ảnh hộ chiếu của trẻ, cỡ ảnh 4x6cm, ảnh chụp phông trắng, mặt nhìn thẳng, đầu đội trần, không đeo kính có màu và là ảnh mới chụp gần đây.

Bước 2: Xin xác nhận của Cơ quan Công an

Bạn đem mẫu tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi đến công an phường, xã hoặc nơi tạm trú để xin dấu xác nhận. Lưu ý, khi xin dấu xác nhận cần phải kiểm tra để đảm bảo có dấu giáp lai ở ảnh.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ làm hộ chiếu cho trẻ em

  • 1 mẫu đơn làm hộ chiếu cho trẻ em đã điền đầy đủ các thông tin cần thiết và có dấu giáp lai.
  • 2 ảnh hộ chiếu của bé có kích thước 4x6cm
  • 1 bản sao Giấy Khai Sinh. (Khi đi nhớ mang theo bản chính được dùng để đối chiếu)
  • Chứng minh thư nhân dân (hoặc thẻ căn cước) của cha, mẹ hoặc người giám hộ (người đem đi nộp hồ sơ)
  • Sổ hộ khẩu hoặc sổ thường trú đối với những người ngoại tỉnh.

Bước 4: Nộp hồ sơ

  • Sau khi đã hoàn tất đầy đủ các thủ tục bên trên bạn đến phòng quản lý xuất nhập cảnh của Tỉnh hoăc thành phố nộp hồ sơ.
  • Lệ phí làm hộ chiếu trẻ em: 200.000đ
  • Sau khi nộp hồ sơ bạn sẽ nhận được giấy biên lai và ngày hẹn đến lấy hộ chiếu. Sau khi nhận hộ chiếu bạn nên kiểm tra các thông tin để đảm bảo chính xác.

Như vậy với những hướng dẫn cách làm passport cho trẻ em ở bên trên chắc chắn sẽ giúp bạn biết được những thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em cần thiết và không còn phải băn khoăn xem làm hộ chiếu cho trẻ em cần những gì rồi nhé!

Hộ chiếu là một trong những giấy tờ cá nhân quan trọng nên bạn cần phải bảo quản cẩn thận để không bị rách, mờ hay mất. Một trong những giải pháp giúp bạn khắc phục được tình trạng trên chính là sử dụng ví đựng passport. Món phụ kiện tiện ích này không chỉ giúp bạn bảo quản hộ chiếu mà còn có thể mang theo bất kì đâu một cách tiện lợi mà không lo bị mất hay rách trong quá trình sử dụng.

Một số câu hỏi thường gặp khi làm hộ chiếu cho trẻ em

Hỏi (H): Có thể gia hạn hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi được không? 

Đáp (Đ): Không. Theo như quy định làm hộ chiếu cho trẻ em thì hộ chiếu trẻ em cũng như các loại hộ chiếu phổ thông không có khả năng gia hạn. Thời hạn của hộ chiếu phổ thông dành cho trẻ dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm kể từ ngày cấp.

Trong trường hợp hộ chiếu của con cấp chung cùng với hộ chiếu của bố, mẹ hoặc người giám họ thì sẽ có thời hạn không quá 5 năm kể từ ngày cấp chung với hộ chiếu của con. Đồng thời không được phép gia hạn hộ chiếu.

Ví dụ: hộ chiếu của mẹ cấp ngày 1/1/2020 sẽ có thời hạn 10 năm đến ngày 1/2/2030. Ngày 14/5/2020 bổ sung thêm hộ chiếu của trẻ vào hộ chiếu của mẹ thì thời hạn sử dụng của hộ chiếu sẽ chỉ còn đến ngày 14/5/2025 (tức là 5 năm).

H: Địa chỉ làm hộ chiếu ở Hà Nội và TPHCM? 

Đ: Đối với những người ở Hà Nội có thể tìm đến các địa chỉ làm hộ chiếu cho trẻ em ở Hà Nội dưới đây:

  • Cơ sở 1: 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội. Chuyên phục vụ cho công dân có hộ khẩu thường trú ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình.
  • Cơ sở 2: Số 2 Phùng Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội. Phục vụ công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại quận Thanh Xuân, huyện Thanh Trì và tỉnh Hà Tây cũ.
  • Cơ sở 3: Số 44 Phạm Ngọc Thạch, phường Trung Tự, quân Đống Đa, Hà Nội. Phục vụ công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại những huyện còn lại.
  • Nếu công dân ở huyện Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm thì có thể làm hộ chiếu ở các cơ sở trên.

Địa chỉ làm hộ chiếu cho trẻ em TPHCM: 

  • Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công An Thành phố Hồ Chí Minh: 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3
  • Cục Quản lý Xuất nhập cảnh trực thuộc Bộ Công An: 333-335-337 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1

H: Thủ tục cấp lại hộ chiếu cho trẻ em cần những gì? 

Đ: Trong trường hợp hộ chiếu của bé bị mất, mờ, rách hoặc hết trang, hết hạn thì bạn cần phải làm các thủ tục cấp lại hộ chiếu. Thủ tục cấp lại tương tự với thủ tục cấp mới. Trong mẫu tờ khi xin làm hộ chiếu ở mục 14 bạn cần ghi lý do “xin cấp lại”.

H: Khi làm hộ chiếu cho trẻ em có cần cho bé đến làm thủ tục không? 

Đ: Khác với người lớn, khi trẻ nhỏ cần làm hộ chiếu bạn không cần phải có mặt bé. Người đi làm hộ chiếu cho bé có thể là cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc người giám hộ hợp pháp của bé. Người đi làm thủ tục cũng là người ký tên trên đơn xin cấp hộ chiếu.

H: Có dịch vụ làm hộ chiếu cho trẻ em nhanh không? 

Có. Để rút ngắn thời gian làm hộ chiếu, bạn có thể tham khảo thêm các dịch vụ làm hộ chiếu nhanh. Tuy nhiên, đối với cách làm hộ chiếu online lại không áp dụng cho bé dưới 14 tuổi.

H: Trẻ từ 0 đến 9 tuổi nên làm hộ chiếu riêng hay làm chung cùng với bố mẹ?

Đ: Thoe như kinh nghiệm làm hộ chiếu cho bé của nhiều người thì với những trẻ từ 0 đến 9 tuổi nên làm hộ chiếu riêng. Hộ chiếu trẻ em có thời hạn không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn, trong khi hộ chiếu của người lớn có thời hạn 10 năm.

Nếu làm chung với trẻ em thì hộ chiếu người lớn sau 5 năm cũng sẽ phải đi làm lại. Bên cạnh đó các bạn cũng cần lưu ý chưa có thủ tục gia hạn hộ chiếu cho trẻ em ở thời điểm hiện tại.

Trên đây là tổng hợp nhưng cách làm hộ chiếu cho trẻ em mới và đầy đủ nhất cùng những
cách khai tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em. Hy vọng với những gợi ý cách làm passport cho trẻ em mà bài viết vừa cung cấp bên trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.

>> Xem thêm: Cách làm Passport Hộ Chiếu 2020 Mới Nhất tại Việt Nam (chi tiết từng tỉnh thành)