Lựa chọn những loại quần áo được thiết kế để chống nắng và đã được kiểm nghiệm với chỉ số chống nắng UPF sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn mức độ phơi nhiễm UV.

Một trong những thú vui khi ở ngoài trời là đắm mình vào trong ánh nắng dịu nhẹ, ấm áp do mặt trời tỏa ra. Tuy vậy, ánh nắng mặt trời bao gồm các tia bức xạ cực tím (UV) và việc tiếp xúc với các tia này có thể dẫn đến việc da bị cháy nắng, lão hóa nhanh, và có khả năng mắc bệnh ung thư da. Vì vậy, các hoạt động ngoài trời cũng giống như những thú vui khác trong cuộc sống và bạn cũng cần có những giới hạn cho riêng mình.

Bài viết này sẽ giải đáp các thắc sau cho bạn:

  • Ai nên mặc quần áo chống nắng UPF?
  • Chỉ số UPF là gì?
  • Tính năng của quần áo UPF
  • Các yếu tố làm tăng/giảm khả năng chống nắng

1. Ai nên mặc quần áo chống nắng UPF?

Quần áo chống nắng có UPF giúp tăng cường khả năng bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, giảm các rủi ro sức khỏe liên quan dến tia UV. Loại quần áo này đặc biệt hữu dụng cho những người sau:

  • Người nhạy cảm với ánh nắng mặt trời: những người sở hữu một làn da trắng dễ bị cháy nắng thường dễ bị tổn thương bởi tia UV hơn.
  • Trẻ em: trẻ thường có da mỏng và nhạy cảm hơn so với người lớn. Da bị tổn thương lúc còn nhỏ cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề nghiêm trọng hơn sau này trong cuộc sống.
  • Người sống ở những vùng cao, vùng gần xích đạo, vùng tuyết hoặc nước: những vùng này thường có cường độ ánh sáng mặt trời lơn hơn rất nhiều so với những nơi khác.
  • Người đang dùng thuốc để trị bệnh: những loại thuốc như thuốc điều trị mụn trứng cá, thuốc kháng histamine, kháng sinh, một vài loại thuốc chống viêm, hoặc thậm chí các thuốc thảo dược có thể tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, hãy kiểm tra kỹ càng tất cả các loại thuốc mà bạn đang có để đề phòng.

Lưu ý: những người có tông màu da tối thường khó để phát hiện các dấu hiệu bị cháy nắng. (Thực tế họ vẫn bị ảnh hưởng bởi tia UV như những người có tông màu da sáng). Cho nên họ cũng sẽ được hưởng lợi từ việc sử dụng quần áo chống nắng.

2. Chỉ số UPF có nghĩa là gì?

UPF là một hệ thống đánh giá được sử dụng trong may mặc. Nó giống như hệ thống đánh giá SPF được sử dụng cho các sản phẩm chống nắng. SPF chỉ liên quan đến hiệu quả của kem chống nắng đối với tia UVB – có hại hơn UVA. Còn UPF thì đánh giá hiệu quả chống nắng của vải đối với cả tia UVA và UVB.

Khi bạn mua sắm quần áo UPF thì hãy nhớ điều này: UPF càng cao thì khả năng chống nắng càng tốt.

Chỉ số UPF Khả năng bảo vệ Độ thẩm thấu tia UV (%)
15, 20 Tốt (good – khá) Từ 6.7 đến 4.2
25, 30, 35 Rất tốt (very good – tốt) Từ 4.1 đến 2.6
40, 45, 50, 50+ Tuyệt vời Ít hơn 2.5

 

Quần áo có chỉ số UPF là 25 có nghĩa là sẽ chỉ có 1/25 lượng tia UV (khoảng 4%) xuyên qua được lớp vải của quần áo. Nếu là 50 thì chỉ có 1/50 lượng tia UV (khoảng 2%) có thể xuyên qua được. Những loại quần áo có ký hiệu UPF 50+ thì có khả năng chống tia UV tốt nhất (ít hơn 2% lượng tia UV)

Tại sao không có chỉ số UPF thấp hơn 15?

Những loại vải được xếp hạng UPF thấp hơn 15 không được coi là có khả năng chống tia UV. Ví dụ như một chiếc áo phông bằng vài cotton trắng thông thường chỉ có chỉ số UPF là 5 cho nên lượng tia UV xuyên qua được vải lên đến 20% (1/5).

Các yếu tố giúp tăng chỉ số UPF:

Nếu bạn có thể đến các cửa hàng mua sắm trực tiếp thì bạn chỉ cần kiểm tra thông số UPF trên quần áo là được. Những nhà sản xuất quần áo đã xem xét các yếu tố sau đây để gia tăng khả năng chống nắng cho quần áo:

  • Cấu trúc: lớp vải dày đặc và chặt chẽ để giảm thiểu lượng tia UV có thể xuyên qua vải. Vải dày hơn cũng giúp làm giảm độ thẩm thấu UV cho vải.
  • Màu sắc: nói chung thì màu tối hơn sẽ hấp thụ nhiều tia UV hơn. Trong cùng một màu sắc, tông màu nào sáng hơn thì sẽ hấp thụ tia UV tốt hơn.
  • Biện pháp tăng khả năng chống tia UV: có thể dùng thêm một số hóa chất, thuốc nhuộm để tăng khả năng hấp thụ tia UV.
  • Loại vải: vải polyester và nylon rất tốt trong việc ngăn chặn tia UV. Vải len và lụa chống tia UV ở mức vừa phải. Vải cotton, thun, lanh, và vải dệt từ cây gai dầu thường ít có khả năng chống tia UV nếu không áp dụng thêm những biện pháp tăng khả năng chống tia UV.

 

Các yếu tố làm giảm chỉ số UPF

Khi bạn đang kiểm tra chỉ số UPF trên quần áo mới hoặc bạn đang mua sắm quần áo cho chuyến đi đến những vùng nhiệt đới, hãy lưu ý những điều sau:

  • Độ ẩm của vải: đối với nhiều loại vả, độ ẩm có hể làm giảm đáng kể chỉ số UPF của vải. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy vải polyester có thể chống tia UV tốt hơn khi bị ướt.
  • Tình trạng của vải: vải bị mòn hoặc phai màu sẽ ngăn chặn tia UV kém hiệu quả hơn.
  • Độ giãn của vải: việc kéo căng vải có thể làm mất một lượng đáng kể UPF có trên vải. Do đó, hãy tính đến trường hợp phải thay mới những chiếc áo, quần mà bạn mặc quá chật hoặc những quần áo đã bị giãn nhiều.

Giặt giũ quần áo ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số UPF?

Tùy theo một số yếu tố sau mà việc giặt giũ quần áo của bạn có thể tăng hoặc giảm khả năng chống tia UV của chúng (UPF):

  • Chất tẩy rửa có chứa chất làm sáng: mặc dù hầu hết những loại chất tẩy rửa đều chứa chất làm sáng và hầu hết các chất làm sáng đều làm tăng chỉ số UPF. Tuy nhiên, không có cách nào để đảm bảo cho bạn về việc một loại chất tẩy rửa nào đó sẽ làm tăng khả năng chống tia UV cho quần áo của bạn.
  • Độ co của vải: không kể đến những tác nhân khác, quần áo bị co nhỏ lại giúp cho cấu trúc vải của nó chặt hơn, giúp tăng khả năng chống tia UV của chúng.
  • Quần áo phải phụ thuộc vào lớp phủ để có khả năng chống tia UV: lớp này (finish) thường bị rửa sạch trong khi giặt quần áo cho nên chỉ số UPF cũng bị giảm đi. Hãy liên hệ với hãng may mặc của bạn để biết xem liệu lớp UPF có bị giảm khi giặt quần áo không.
  • Quần áo có khả năng chống tia UV nhờ vào đặc tính vốn có của vải: đối với loại quần áo này thì lớp UPF thường không bị thay đổi khi giặt quần áo mà bị giảm đi khi vải bắt đầu bị mòn hoặc phai màu.

3. Tính năng của quần áo chống nắng UPF

  • Phần chống nắng mở rộng: một số áo sơ-mi có cổ áo chống nắng, những loại khác còn có thể có thêm ống tay áo để chống tia UV cho tay. Đối với mũ, hãy lựa những loại có vành rộng hoặc mũ che cổ.
  • Lỗ thông hơi: quần áo được dệt chặt, có lớp vải dày, và phần chống nắng mở rộng sẽ làm nóng mọi thứ bên trong quần áo. Vì vậy, hãy tìm những loại có lỗ thông hơi.
  • Độ vừa vặn:  Hãy bỏ qua bất cứ thứ gì quá chật vì việc căng vải sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn tia UV.
  • Vải nhanh khô: vì độ ẩm có thể làm giảm đáng kể khả năng chống tia UV của vải, cho nên loại quần áo nhanh khô sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn, giúp chỉ số UPF hồi phục nhanh hơn khi bị ướt.

4. Ngoài việc mặc quần áo chống nắng

Không phải chỉ cần mặc mỗi quần áo chống nắng là bạn đã bảo vệ bản thân khỏi các tia UV hoàn toàn. Để được che phủ hoàn toàn khỏi tia UV thì bạn có thể làm theo những điều sau:

  • Mặc quần áo chống tia cực tím.
  • Sử dụng sản phẩm chống nắng có chỉ só SPF cao cho những vùng da không được che phủ.
  • Đeo kính râm có khả năng chống 100% lượng tia UV.
  • Tìm những nơi có bóng râm mọi lúc có thể.
  • Theo dõi và giới hạn thời gian bạn phải tiếp xúc với tia UV, đặc biệt là trong giờ cao điểm vào ban ngày (khoảng từ 9h sáng đến 3h chiều).
  • Hãy nhớ rằng không có ánh nắng mặt trời không có nghĩa là da của bạn không bị tác động bởi nó. Vì vậy, hãy lưu ý và tự bảo vệ làn da của bạn cho dù có nhiều mây đi chăng nữa.

Nguồn: REI