Trekking ở Sapa là một trong những cách tốt nhất để khám phá các địa điểm du lịch cũng như cảnh quan thiên nhiên của vùng Tây Bắc Việt Nam. Dưới đây là một số kinh nghiệm đi Sapa trekking cũng như những vật dụng cần chuẩn bị để giúp chuyến đi thêm phần thú vị và suôn sẻ hơn!

Đi trekking Sapa cần chuẩn bị những gì?

Để có một chuyến đi Sapa trekking trọn vẹn và an toàn, các bạn cần phải chuẩn bị những vật dụng cần thiết nhưng không nên mang quá nhiều. Vì hành lý quá nặng sẽ khiến hành trình trekking của bạn thêm phần mệt mỏi và khó khăn hơn. Dưới đây là một số vật dụng cần thiết mà bạn có thể tham khảo cho chuyến trekking của bạn sắp tới:

Quần áo, đồ dùng và những thứ cần thiết khi đi trekking ở Sapa

Đồ trekking cần thiết

Quần áo và giày dép

  • Mũ che nắng
  • Đồ lót nhanh khô
  • Áo khoác gió chống nước
  • Găng tay chống nắng
  • Quần áo giữ nhiệt
  • Găng tay
  • Dép chống nước
  • Áo bơi và quần đi biển mau khô (có thể sử dụng)
  • Túi du lịch đựng quần áo

Đồ dùng cá nhân

  • Kính râm
  • Kem chống nắng
  • Túi đựng đồ vệ sinh cá nhân: bàn chải, kem đánh răng, dao cạo râu…
  • Giấy vệ sinh
  • Nước rửa tay
  • Đồ vệ sinh phụ nữ
  • Thuốc xịt côn trùng
  • Điện thoại, máy ảnh hoặc máy quay Gopro
  • Sạc dự phòng

Kinh nghiệm trekking Sapa A-Z

Thời điểm lý tưởng để đi Sapa trekking

Vì trekking là một hoạt động chủ yếu ngoài trời, nên việc lựa chọn thời điểm đi trekking là vô cùng quan trọng. Mặc dù mỗi mùa tại Sapa đều có những cảnh sắc riêng và đặc biệt.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm phượt du lịch Sapa tự túc của nhiều người, nếu bạn muốn chuyến trekking ở Sapa thuận lợi và nhiều cảnh quan đẹp thì bạn nên đi vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5từ tháng 9 đến tháng 11. Vào hai khoảng thời gian này, thời tiết Sapa thường khá dễ chịu, nắng vừa phải và bạn có thể có cơ hội đến thăm những cánh đồng lúa xanh mơn mởn hoặc vàng óng ánh.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đi trekking vào mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2) nếu bạn muốn ngắm nhìn khung cảnh tuyết trắng xóa từ trên cao. Nhưng các bạn cần chuẩn bị thêm quần áo ấm cũng như miếng giữ nhiệt để giữ ấm cơ thể tốt hơn. Ngoài ra, đừng quên kiểm tra dự báo thời tiết cẩn thận trước khi lên kế hoạch cho chuyến đi trekking nhé!

Xem thêm: Du lịch Sapa mùa nào đẹp nhất trong năm? Khám phá vẻ đẹp Sapa qua 4 mùa

Độ khó của các cung đường trekking ở Sapa

Hầu hết các cung đường trekking ở Sapa không hề giống nhau, mỗi cung đường đều có nét đẹp cũng như độ khó khác nhau. Nhưng nhìn chung thì các cung đường tại Sapa có thể chia làm 3 mức độ:

  • Mức độ dễ:

Thông thường đây là các cung đường trekking ngắn, dễ đi và có thể hoàn thành trong khoảng 6 – 8 tiếng đi bộ. Ví dụ điển hình của cung đường trekking dễ chính là đi từ trung tâm thị trấn đến thung lũng Mường Hoa Sapa. Trên đường đi, các bạn cũng có cơ hôi ghé thăm một số làng bản như Cát Cát để thưởng thức đặc sản cũng như nghỉ ngơi.

  • Mức độ trung bình:

Những tuyến đường trekking này sẽ dài hơn một tí với qua một số con đường gập ghềnh hoặc lầy lội để khám phá những khu vực sâu hơn. Nhưng bù lại bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh hoang sơ, ít người biết đến chẳng hạn như Nóc nhà Y Tý, Bản Xèo, Dền Sáng, v.v.

  • Mức độ khó:

Đây là cung đường trekking khó khăn nhất đòi hỏi sức lực và độ bền cao vì chuyến đi này có thể kéo dài từ 2 – 3 ngày (thậm chí nhiều hơn), chẳng hạn như Fansipan trekking. Các bạn sẽ băng qua những thửa ruộng bậc thang Sapa đầy thách thức, những con đường trên sườn núi dốc, khó đi và vắng người. Đối với những cung đường này, mình khuyên các bạn nên lựa chọn Sapa Trekking Tour hoặc có người giàu kinh nghiệm hướng dẫn là tốt nhất.

Các cung đường Sapa Trekking

Ở Sapa có rất nhiều các cung đường lý tưởng để bạn có thể lựa chọn đi trekking. Dưới đây là những gợi ý thường được nhiều du khách lựa chọn nhất. Mỗi một cung đường sẽ có những độ dễ và khó khác nhau để bạn có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Leo núi Fansipan 

Cung đường di chuyển: nhờ thờ Sapa – Trạm Tôn – dãy Hoàng Liên Sơn – đỉnh núi Fansipan

Độ cao: 3.143 m

Độ khó: Khó

Thời gian leo núi: 12 – 14 giờ

Thích hợp: đi 2 ngày 1 đêm

Mặc dù hiện nay đã có tàu hỏa leo núi Fansipan hoặc đi cáp treo len Fansipan thế nhưng chinh phục đỉnh Phanxipang bằng đường bộ chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, đường lên Fansipan sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những cung đường khác nến bạn sẽ phải cẩn thận và chuẩn bị những đồ dùng cần thiết. So với các cung đường leo núi Fansipan thì cung đường dưới đây được xem là thuận tiện nhất.

  • Ngày thứ 1: Nhà thờ Sapa – Trạm Tôn – điểm dừng chân 2800m (6 giờ) 

+ 8h sáng bắt đầu xuất phát và di chuyển đến Trạm Tôn – nơi bạn đặt những bước đầu tiên trong hành trình chinh phục đỉnh Fansipan Sapa – nóc nhà Đông Dương và ngắm cảnh Hoàng Liên Dãy núi Sơn.

Trong suốt quá trình di chuyển bạn sẽ được quan sát và chiêm ngưỡng các loài cây rừng được người dân trồng trên núi. Theo kinh nghiệm leo Fansipan 2020 của nhiều người thì khi leo tới độ cao 2200m, có thể dừng chân để ăn bữa trưa trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau đó tiếp tục hành trình leo Phanxipang đến độ cao 2.900m bạn sẽ thấy toàn cảnh Vườn quốc gia Hoàng Liên và hệ thống thảm thực vật.

+ Khoảng 15h chiều: leo đến độ cao 2900m sau đó dựng trại và tổ chức ăn uống, nướng thịt…

  • Ngày thứ 2: Điểm 2900m – Đỉnh Fansipan – Sapa (6,5 giờ)

+ Khoảng 6h sáng dậy sớm ăn sáng sau đó tiếp tục đường lên đỉnh Fansipan. Sau khoảng 1.5 giờ sẽ đến được đỉnh núi Fan với độ cao 3143m.

+ Khoảng 13h bắt đầu hành trình đi xuống điểm 2800m sau đó thưởng thức bữa trưa tại đó.

+ Đến 15h chiều đi xuống đến Trạm Tôn sau đó trở lại thị trấn Sapa. Kết thúc hành trình leo Fansipan.

Nếu như bạn còn đang không biết leo Fansipan mất bao lâu thì thời gian leo núi sẽ mất khoảng 12-14 giờ đồng hồ. Chính vì vậy, thay vì lựa chọn leo Fansipan trong 1 ngày thì bạn nên đi trong 2N1Đ để không bị mệt. Giá vé leo Fansipan khoảng 150.000đ/người. Chi phí leo Fansipan sẽ mất khoảng chừng 1.000.000 – 2.500.000 tùy mỗi người. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn tour leo Fansipan 2 ngày 1 đêm nếu như chưa có kinh nghiệm nhé!

Thị trấn Sapa – bản Cát Cát – Sín Chải (5km)

Cung đường di chuyển: nhờ thờ Sapa – bản Cát Cát – Sín Chải

Quãng đường: 5km

Độ khó: Dễ

Thời gian đi: 2-3 giờ đồng hồ

Thích hợp: đi trong ngày

Một trong những cung đường Sapa trekking dễ nhất và lý tưởng nhất dành cho những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chính là cung đường từ trung tâm thị trấn đến bản Sín Chải. Chỉ với độ dài khoảng 5km, các bạn có thể dễ dàng khám phá những nét văn hóa cũng như cảnh đẹp Sapa trong ngày.

Khoảng 7h bắt đầu từ trung tâm thị trấn, các bạn men theo con đường Fansipan để đến được bản Cát Cát Sapa. Tại đây, các bạn có thể dừng chân, thưởng thức một ly trà nóng và đắm chìm trong không gian thơ mộng hữu tình. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể đến những góc check in thần thánh tại Cát Cát để chụp vài bức ảnh lưu niệm, chẳng hạn như cối xây nước, “tổ chim Bali” hoặc cây tơ hồng ngay giữa bản.

Sau khi đã khám phá ngôi làng cổ đẹp nhất Tây Bắc, bạn tiếp tục đi theo con đường Cát Cát để đến bản Sín Chải. Tại Sín Chải, bạn có thể tận mắt chứng kiến quá trình dệt và nhuộm quần áo truyền thống của người H’ Mông. Tuy không có nhiều điểm chụp ảnh đẹp, nhưng bù lại Sín Chải là nơi bạn có thể thưởng thức những món ăn không hề có hóa chất, rau củ quả ở đây rất tươi, có hương vị thanh ngọt đặc biệt

Sapa – Ý Linh Hồ – Lao Chải – Tả Van (15km)

Cung đường di chuyển: nhờ thờ Sapa – Ý Linh Hồ – Lao Chải- Tả Van

Quãng đường: 15km

Độ khó: Trung bình

Thời gian đi: 6.5-7 giờ đồng hồ

Thích hợp: đi trong ngày

Khoảng 9h sáng bắt đầu hành trình đi trekking Sapa theo đường xuống bản Cát Cát – một ngôi làng nổi tiến của người dân tộc H’mông. Từ đây bạn sẽ thấy có một cây cầu treo của sông Mường Hoa rồi tiép tục lên dốc để vào rừng tre. Tại đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng ruộng bậc thang đẹp nhất Sapa cũng như của toàn Việt Nam.

Sau đó, tiếp tục di chuyển suống bản Ý Linh Hồ và nghỉ ngơi ăn trưa. Khoảng 2h chiều đi tiếp đến bản Lao Chải – ngôi làng của người H’mông Đen. Điểm cuối cùng trong hành trình trekking Sapa này sẽ là ở bản Tả Van.

TIPS: Thời điểm lý tưởng nhất để trekking trên cung đường này là vào mùa thu, khoảng cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. Các bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh những thửa ruộng bậc thang Sapa trổ vàng khắp nơi, tận mắt nhìn thấy những người nông dân thu hoạch lúa, vừa mộc mạc vừa hấp dẫn đến lạ thường!

Thị trấn Sapa – bản Tả Phìn (10km)

Cung đường di chuyển: nhờ thờ Sapa – Ý Linh Hồ – Lao Chải- Tả Van

Quãng đường: 15km

Độ khó: Trung bình

Thời gian đi: 3-4 giờ đồng hồ

Thích hợp: đi trong ngày

Thêm một cung đường Sapa trekking khá dễ đi và bình dị dành cho những bạn muốn “chạy trốn” khỏi những nơi đông đúc khách du lịch. Từ thị trấn Sapa, các bạn đi theo con đường quốc lộ 4D đến bệnh viện Đa Khoa huyện Sapa. Đi thêm khoảng vài chục bước, bạn sẽ thấy một con đường mòn phía bên trái của quốc lộ. Bạn đi theo con đường này khoảng 7km là sẽ đến bản Tả Phìn.

Bản Tả Phìn là một ngôi làng bình dị và có khung cảnh khá thơ mộng, đây cũng là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc H’mông đen và Dao đỏ. Đến với Tả Phìn, bạn có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa xanh tươi, thung lũng rộng lớn và xa xa ngọn núi Hoàng Liên Sơn được mây bao bọc. Một điều bạn cần lưu ý khi đến Tả Phìn là bạn nên hỏi ý người dân trước nếu bạn muốn chụp ảnh họ vì những người dân tại đây khá ngại ngùng.

Thị trấn Sapa – thác Bạc – thác Tình Yêu – cổng trời Ô Quy Hồ (15km)

Cung đường di chuyển: nhờ thờ Sapa – Ý Linh Hồ – Lao Chải- Tả Van

Quãng đường: 15km

Độ khó: Trung bình

Thời gian đi: 7-8 giờ đồng hồ

Thích hợp: đi trong ngày

Nếu bạn đã chán với những khung cảnh làng bản hay ruộng lúa quen thuộc, các bạn có thể chọn cung đường Sapa trekking từ trung tâm đến cổng trời Sapa hay còn gọi là cổng trời Ô Quy Hồ. Đây là một cung đường đơn giản, không quá khó đi nhưng bạn cần phải mang thêm nước và thức ăn dự phòng. Vì trên đường đi có rất ít bản làng để bạn dừng chân nghỉ ngơi và nạp năng lượng.

Trên đường đến cổng trời trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ, các bạn có thể dừng lại ở thác Bạc Sapa hoặc khu du lịch thác Tình Yêu – suối Vàng để ngắm nhìn những ngọn thác hùng vĩ, bọt tung trắng xóa.

Đứng trên tại cổng trời, chắc chắn bạn sẽ bị choáng ngợp trước khung cảnh đất trời bao la. Xa xa, bạn còn có thể nhìn thấy dãy núi Hoàng Liên Sơn sừng sững được bao quanh bởi những cung đường uốn lượn, ngoằn nghèo.

Chi phí cho chuyến đi Sapa trekking

Chi phí cho chuyến đi trekking Sapa sẽ dao động trong khoảng từ 1 triệu – 2 triệu/ người tùy thuộc vào độ khó cũng như độ dài chuyến đi. Với những cung đường khó, bạn cần phải đi theo tour có hướng dẫn viên và đi trekking nhiều ngày, vì vậy chi phí thường sẽ mắc hơn.

Còn với những chuyến trekking nửa ngày hoặc 1 ngày ở quanh thung lũng Mường Hoa, các bạn sẽ chỉ tốn tầm 800.000đ/ người bao gồm chi phí ăn uống và xe di chuyển đến và đi từ Sapa.

TIPS: các bạn có thể tiết kiệm chi phi cho chuyến đi trekking từ 10 – 20% nếu bạn đi theo nhóm đông. Hoặc bạn cũng có thể book những tour trekking trước 2 – 3 tháng, những tour này thường sẽ có giá rẻ hơn so với lúc khởi hành.

Lưu ý khi đi trekking Sapa

  • Khi đi trekking tại Sapa, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều người dân tộc. Mỗi dân tộc sẽ có những cách sống khác nhau, vì vậy bạn cần tôn trọng những tiêu chuẩn đạo đức và các quy tắc ứng xử của họ.
  • Bạn không nên hút thuốc, uống rượu bia cũng như không gây ra tiếng động lớn ở các khu vực bản làng của người dân tộc.
  • Một số đồ vật thiêng liêng được thờ cúng trong nhà của người dân, vì vậy bạn nhớ không nên chạm vào những đồ vật này khi ở homestay tại các bản làng.
  • Nếu bạn muốn chụp một vài bức ảnh của người dân địa phương, hãy hỏi ý của họ trước khi chụp
  • Nếu bị người dân địa phương chèo kéo quá nhiều khi đi trên đường đi trekking thì bạn nên từ chối một cách lịch sự. Người dân sẽ tự hiểu ý và không mời chào bạn thêm nữa.

Đến Sapa trekking là một trong những trải nghiệm thú vị, vừa giúp bạn rèn luyện thể lực vừa được thưởng thức những cảnh đẹp Sapa theo một cách mới lạ hơn. Tuy nhiên các bạn nhớ lựa chọn cung đường phù hợp với thể lực của bản thân cũng như mang theo đầy đủ vật dụng cần thiết để chuyến đi thêm phần trọn vẹn và suôn sẻ nhé!

Xem thêm >> REVIEW 10 địa điểm du lịch Sapa đẹp và mơ mộng phải check-in ngay