Vải cotton là loại vải sợi tự nhiên và được làm nên từ những nguyên liệu chính bao gồm sợi bông và các hóa chất. Với các ưu điểm độ bền cao, thấm hút mồ hôi tốt và nhanh khô. Các chất liệu vải cotton có ứng dụng cao trong các ngành hàng thời trang may mặc như các trang phục thường ngày, áo, quần đi biển… Dưới đây là một số thông tin cần thiết về vải cotton để bạn có những lựa chọn phù hợp trong việc tham khảo các chất liệu vải phổ biến hiện nay.

Vải cotton nhiều màu sắc

Chất liệu vải cotton là gì?

Vải cotton là loại vải được dệt từ các nguyên liệu tự nhiên và có sử dụng một số hóa chất trong quy trình sản xuất để tạo thành. Ưu điểm chính của loại vải này là có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và nhanh khô sau khi giặt. Để hiểu rõ hơn về vải cotton là vải gì, ngược lại lịch sử về nguồn gốc ra đời của loại vải này bắt nguồn từ cây bông – Một trong những nguyên liệu chủ đạo để sản xuất ra vải cotton. Tại các thung lũng ở Pakistan người ta những người dân bản địa tại đây kéo sợi bông thành vải cotton và trải qua thời gian, người ta đã áp dụng phương pháp máy móc để khắc phục những nhược điểm của quá trình sơ chế thủ cong với hiệu suất gấp nhiều lần.

Vải cotton mỏng thoáng mát

Để tạo thành vải cotton hoàn chỉnh sẽ trải qua 5 quy trình sản xuất sợi cotton cơ bản. Nếu chưa biết quy trình sản xuất sợi cotton là gì các bạn có thể tham khảo quy trình sau:

Bước 1: Khai thác và phân loại xơ bông. Những cây bông có thời điểm thu hoạch lý tưởng nhất là vào 3 giai đoạn khác nhau để đảm bảo chất lượng nguyên liệu tốt trong quá trình dệt vải. 3 thời điểm chủ yếu là khi gốc cây bông nở rộ, giai đoạn sau 15 ngày lấy bông đợt 1 và giai đoạn cuối cùng là những sợi bông ở phần ngọn còn xót lại.

Bước 2: Tiến hành tinh chế phần xơ bông đã thu hoạch qua 3 giai đoạn khác nhau, trong đó bông sau khi được khai thác sẽ được phơi khô và xé xơ để làm sạch. Trong quá trình xé xơ cần đảm bảo rằng các lớp xơ bông được tách nhẹ nhàng nhưng không làm ảnh hưởng đến chất liệu của xơ đơn. Cũng trong công đoạn này, người ta bắt đầu tinh chế xơ bông, dây cotton bằng cách cho vào lò nấu và lọc nhiều lần để loại bỏ các tạp chất chủ yếu như màu tự nhiên pectin, nito và các axit hữu cơ.

hướng dẫn sử dụng vải cotton

Bước 3: Kéo sợi và hòa tan là công đoạn tiếp theo trong chế biến các loại vải cotton. Phần bông sau khi được tinh chế sẽ được chuyển hóa thành dạng lỏng và được hòa tan thành loại dung dịch đặc biệt. Sử dụng máy kéo sợi và ép qua những lỗ nhỏ để tạo thành các sợi cotton từ những xơ bông.

Bước 4: Đây là công đoạn để hình thành vải cotton- công đoạn dệt vải. Sợi cotton chủ yếu được hình thành bởi 2 loại sợi ngang và sợi dọc. Trong đó bề mặt sợi vải sẽ được làm bóng để mang đến tính thẩm mỹ cho vẻ ngoài của sợi vải cũng như gia tăng những ưu điểm cần thiết của sợi cotton như thấm hút, mau khô tốt, và có tính năng bắt màu nhuộm cao ở công đoạn nhuộm màu vải tiếp theo trong quy trình sản xuất.

Bước 5: Cũng là công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất vải cotton đó là quy trình nhuộm vải cotton. Lớp vải sẽ được thay thế các lớp màu nguyên bản bằng cách kết hợp với loại thuốc nhuộm và những chất khác để tạo màu hoàn chỉnh. Sau khi được nhuộm xong sẽ tiến hành giặt vải thêm một lần nữa để tách các hợp chất và tăng độ bền của thành phẩm cũng như độ bền màu.

Như vậy với 5 quy trình sản xuất cơ bản để tạo thành các vải cotton phổ biến trên thị trường hiện nay với những ưu điểm cần thiết và có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày.

Phân biệt các loại vải cotton

Trên thị trường hiện nay có 7 loại cotton chính bao gồm: cotton Poly, cotton lụa , cotton satin, cotton Borip, Cotton pha spandex , vải cotton Ai Cập và cotton nhung. Trước khi phân biệt các bạn có thể tìm hiểu thêm về khái niệm của một số loại vải cotton sau đây:

Bề mặt vải cotton

Vải cotton lụa là gì?

Là loại vải được tạo nên nhờ sự kết hợp của 2 chất liệu chính cotton thiên nhiên và tơ tằm thượng hạng mang đến sự thoải mái và mát mịn cho người dùng.

Vải cotton nhung là gì?

Là loại vải có bề mặt mềm mịn thoáng mát, không bị nhăn hay xù. Trong quy trình chế tạo và sản xuất người ta thường gia tăng tính thẩm mỹ bằng cách dệt thêm các sợi ngang và sợi dọc.

Bề mặt vải cotton nhung mềm mịn

Vải cotton 4 chiều là gì?

Vải cotton 4 chiều là loại vải thoáng mát, co giãn, thấm hút mồ hôi tốt và có khả năng co giãn 4 chiều linh hoạt. Trong đó loại vải này chiếm 92 – 95% bông tự nhiên trong thành phần. Chất liệu này tương đồng với các loại vải linen.

Vải cotton lạnh là gì?

Là loại vải có thành phần tổng hợp từ vải Polyester hoặc nilon, có thể pha thêm Spandex để tăng khả năng chống thấm và đàn hồi.

Vải 100 cotton là gì?

Vải 100 Cotton là loại vải có thành phần 100% cotton cùng một số loại hóa chất khác để gia tăng độ bền màu trong quá trình sử dụng.

Vải cotton Satin là gì?

Là loại vải cotton truyền thống nhưng ứng dụng công nghệ dệt vải satin Hàn Quốc. Mật độ sợi cotton của loại vải này ít hơn nên chúng thông thoáng và có khả năng hút ẩm tương đôi tốt.

Vải cotton satin

Chất cotton Poly là gì?

Chất vải cotton Poly là sự kết hợp của loại vải tổng hợp cùng sợi bông nguyên chất với tỉ lệ pha trộn hoàn hảo.

Cùng tìm hiểu về tính chất của vải cotton là vải như thế nào, phân biệt các loại vải như tính ứng dụng phổ biến của chúng thông qua một số thông tin so sánh dưới đây.

Loại vải Vải cotton Poly Vải coton Satin Vải cotton lụa Vải cotton Borip Vải cotton pha spandex Vải cotton Ai Cập Vải cotton Nhung
Đặc điểm Loại vải được tạo thành từ những sợi tổng hợp bao gồm các sợi bông cotton nguyên chất và các sợi tổng hợp khác. Tỷ lệ vải cotton Poly càng lớn thì chất liệu vải càng thông thoáng. Mang những đặc điểm của loại vải cotton truyền thống nhưng được dệt và định hình theo kiểu Satin với mật độ sợi cotton ít hơn nhằm mang đến sự thông thoáng nhất định. Là loại vải tổng hợp với sự kết hợp của 2 chất liệu chính tạo thành bao gồm cotton thiên nhiên và sợi tơ tằm. Trong đó có tích hợp tỉ lệ pha chế cotton và tơ tằm riêng. Được dệt từ 100% sợi cotton nên co giãn rất tốt, bề mặt vải xuất hiện các sọc gân nhỏ. Có độ mỏng và mềm hơn khi sờ và cảm nhận bằng tay. Loại vải pha sợi cotton và spandex có độ thoáng mát bề mặt thường có lỗ thoáng khí nhỏ dễ nhận thấy bằng mắt thường. Được dệt theo kiểu satin nhưng mềm mại và có phần dày dặn hơn. Vì được dệt theo kiểu Satin nên cũng có độ óng ả hơn hẳn so với những chất liệu vải may khác. Bề mặt vải may mềm mịn không bị xù lông. Độ bền màu cao. Trong quá trình sản xuất, một số công ty sản xuất vải cotton có thể chèn thêm các sợi ngang sợi dọc giúp tăng cường khả năng thấm hút của loại cotton nhung.
Thành phần 20% cotton – 80% polyester,  25% cotton – 75% polyester,… Các sợi cotton truyền thống với mật độ ít. Thành phần tỉ lệ 90% cotton và 10% silk 100% sợi cotton Sợi cotton + sợi Spandex Sợi cotton có chiều dài từ 38 – 44mm cóa nguồn gốc từ Ai Cập. Sợi cotton nhung pha thêm spandex
Ưu điểm + Độ bền và khả năng co giãn cao.

+ Dễ dàng và tiết kiệm thời gian trong khâu vệ sinh nhờ cấu trúc vải nhanh khô.

+ Có khả năng chống nhăn, nhàu

+ Thân thiện với làn da và không gây bí nóng trong quá trình sử dụng.

+ Có độ bóng tạo nên tính thẩm mỹ cao cho chất liệu.

+ Có sự linh hoạt về mặt chất liệu khi sử dụng được vào mọi mùa trong năm.

+ Các gam màu vải cotton satin ấn tượng và thu hút.

+ Mềm mịn, bóng mượt mang đến cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc với làn da.

+ Có khả năng chống tĩnh điện và cũng dẫn điện tốt.

+ Thích hợp sử dụng v vào mọi mùa trong năm.

+ Có khả năng co giãn tốt.

+ Mềm mỏng mang đến sự thoải mái khi mặc hay sử dụng.

 

+ Khả năng thấm hút tốt, độ bền màu cao.

+ Mềm mượt và có khả năng kháng khuẩn tốt.

+ Sở hữu độ bóng tự nhiên, bền, nhẹ, thoáng mát.

+ Phù hợp với mọi điều kiện thời tiết khác nhau.

+ Dễ sử dụng và bảo quản cùng độ dày dặn tuyệt đối.

+ Không bị bo hay bạc màu vải. họa tiết bám màu cực chuẩn.

+ Mềm minj, ít nhăn, ít xù lông và không bị phai màu.

+ Khả năng thấm hút mồ hôi tốt

+ Giúp điều chỉnh thân nhiệt một cách tối đa.

Nhược điểm Dễ bị dão nếu vệ sinh không đúng cách với bột giặt và nước xả vài. + Dễ rách, khó sử dụng để may tạo kiểu

+ Ưu tiên phương pháp giặt tay để không ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng.

Dễ bị nhàu nát, nhăn xù nếu không được giặt và vệ sinh đúng cách Có các sọc gân nhỏ trên bề mặt gây mất thẩm mỹ. Khả năng co giãn kém. Khả năng co giãn không cao. Công đoạn vệ sinh tương đối cầu kì.
Ứng dụng Sản xuất chăn, ga, gối đệm, vải bọc sofar hay làm vải trang trí cho những căn phòng decor kiểu cách (các loại vải thun cotton hoa), vải mùng cotton. Sản xuất các ngành hàng thời trang đa dạng như làm đồ lót, váy cưới, áo khoác bóng chày satin, giày dép, túi xách. Ứng dụng trong ngành công nghiệp thời trang, sản xuất chi tiết trang trí ga gối, Làm đồ bộ cho trẻ em, trẻ sơ sinh, body suit, đồ bộ vải cotton. Phổ biến trong lĩnh vực may mặc quần áo thể thao, làm quần bơi, quần đi biển, áo thun cotton. Làm chăn ga, gối đệm và vải sofar họa tiết đẹp Thời trang may mặc, sản xuất chăn ga gối đệm. Lam, len cotton hoặc len sợi cotton. chăn cotton.
Mức giá Giá thành rẻ hơn so với các loại cotton khác. Giá thành một số mẫu vải satin cao cấp khá đắt đỏ. Giá thành tùy vào các loại lụa. Một số loại lụa có giá thành cao. Giá thành rẻ. Giá thành ở mức trung bình. Giá thành tương đối rẻ. Giá thành cao.

 

Ngoài ra còn có 4 loại cotton khác là vải cotton 100%, vải cotton da cá, vải cotton thô, loại vải cotton 63/35 đều sở hữu ưu điểm thấm hút mồ hôi tốt nhưng giá thành cao hơn và cần lựa chọn hình thức giặt giũ và vệ sinh phù hợp.

Cách giặt vải Cotton bền đẹp

Để đảm bảo độ bền nhất định của chất liệu cotton, giúp vải cotton luôn mềm và khắc phục những nhược điểm vốn có. Ngoài việc chọn mua ở những cơ sở uy tín, kiểm tra chất lượng vải thì các giặt và bảo quản cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Các bạn có thể tham khảo một số lưu ý trong cách giặt vải cotton thun dưới đây:

hướng dẫn sử dụng vải cotton

Nên ngâm trong nước vài phút và giặt sạch ngay

Chất liệu vải cotton không thực sự bền màu, đặc biệt là nếu ngâm lâu trong nước. Chính vì vậy mà các bạn chỉ nên ngâm trong nước khoảng vài phút trước khi tiến hành giặt sạch để phơi. Nếu ngâm trong nước bột giặt quá lâu, vải may trên họa tiết của vải cotton có thể dễ bị phai hoặc bạc màu. Thời gian tối thiểu để đảm bảo làm sạch và vẫn giúp đảm bảo chất lượng màu vải cotton là trong khoảng 5 phút.

Không nên giặt chung với các vải màu

Một trong những lưu ý tiếp theo trong cách giặt chất liệu cotton vải đó là bạn nên phân loại chúng kĩ càng trước khi giặt và tránh giặt chung với vải hay các trang phục màu sắc khác bởi chúng rất dễ bị phai màu lên nhau làm mất đi tính thẩm mỹ và khó khắc phục để tiếp tục sử dụng với những cách thông thường. Đặc biệt là với các loại áo thun 100 cotton nguyên chất, quần cotton

Lưu ý trong việc lựa chọn bột giặt và các chất tẩy rửa

Thông thường khi lựa chọn các trang phục hay quần áo từ vải cotton các bạn sẽ thấy một số có in các sử dụng và giặt trên mác.

Giặt vải cotton bằng máy giặt

Trong đó khi chọn mua các loại bột giặt để làm sạch vải cotton các bạn cần tránh chọn loại có khả năng tẩy rửa quá mạnh. Thay vào đó các bạn có thể lựa chọn những loại xà phòng, bột giặt có PH trung tính. Ngược lại tác hại khi giặt vải cotton với những bột giặt có khả năng tẩy rửa quá mạnh có thể khiến cho độ bền vải bị giảm sút, cùng với đó là màu sắc rất dễ bị phai nhìn kém thẩm mỹ.

Tips giặt với bột giặt và nước xả vải

Thông thường với 2 nguyên liệu chính để làm sạch bao gồm bột giặt và nước xả vải. Các bạn đã biết cách bảo quản và làm sạch cho đúng cách? Các bạn có thể áp dụng tips giặt bằng cách khi giặt trực tiếp, giảm lượng nước giặt hoặc bột giặt xuống còn một nửa và tăng thêm một lượt xả vải. Cách giặt này sẽ giúp gia tăng độ bền của những chất liệu vải cotton, đặc biệt là với các loại vải cotton pha chất liệu spandex.

Xem thêm >> Vải Spandex là gì? Đặc điểm, tính chất và cách giặt quần áo vải Spandex

Giặt với nước ấm

Do tính chất vải nhanh phai màu, đặc biệt là ở một số dòng vải cotton kém chất lượng. Chính vì vậy mà thay vì sử dụng nước giặt hay nước xả lạnh. Các bạn có thể áp dụng cách giặt với nước ấm cũng là một phần quy trình để đảm bảo vải cotton luôn giữ được chất liệu bền đẹp cần thiết trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên các bạn không nên giặt với nước ấm ở nhiệt độ vượt quá 400 độ C vì có thể gây hại cho độ bền của sợi vải đồng thời làm mất đi tính co dãn, đàn hồi cần có.

Lộn trái quần áo vải cotton trước khi giặt

Đây là một trong những lưu ý mà nhiều người thường bỏ qua. Phổ biến nhất trong các lý do khiến cho độ bền vải của bạn không có thời gian sử dụng được lâu. Trước khi giặt các bạn có thể lộn trái các trang phục từ vải cotton để đảm bảo độ bền màu được cao sau một thời gian dài sử dụng và giặt giũ.

Phơi ở nơi thoáng mát và không có nắng gắt

Trên thực tế với bất kì loại vải nào sau khi giặt xong các bạn cũng cần phơi chúng ở nơi khô ráo để hạn chế tình trạng ẩm mốc.

Phơi quần áo vải cotton ở nơi thoáng mát

Tuy nhiên với loại vải cotton các bạn cần phơi chúng ở nơi có nắng không quá gắt, tốt nhất là nơi đủ thoáng mát nhưng có thiết kế mái che để đảm bảo phù hợp và giúp cho quần áo nhanh khô và không bị ảnh hưởng bởi những tác hại xấu từ tia nắng mặt trời quá gắt. Các bạn cũng lưu ý khi phơi cần giữ nguyên mặt trái để tránh bị phai màu họa tiết, mực in trên bề mặt trang phục được làm từ loại vải cotton.

Tránh dùng các loại nước xả mềm vải

Nước xả vải được xem là công đoạn không thể thiếu trong quy trình giặt giũ và làm sạch. Tuy nhiên đối với loại vải cotton các bạn cần lưu ý tránh chọn những loại nước xả làm mềm mải mà nên sử dụng loại nước xả thơm.

Dùng nước xả làm mềm vải

Với những loại nước xả làm mềm vải có thể khiến cho những trang phục từ cotton của bạn bị dão rất nhanh. Bên cạnh đó khi chọn mua vải cotton giá rẻ, muốn biết vải cotton có co giãn không bạn cũng nên kiểm tra bằng cách sử dụng tay co kéo giãn chúng.

Với những thông tin về chất liệu vải cotton trong bài viết này hy vọng sẽ là những gợi ý hữu ích dành cho bạn trong việc lựa chọn vải cotton cũng như cách phân biệt từng loại và bảo quản sao cho phù hợp nhất để đảm bảo độ bền trong quá trình sử dụng.

Xem thêm >> Vải Kate là gì? Có nhăn không? Phân biệt các loại vải Kate