Vải Kaki là một chất liệu được làm từ 100% cotton hoặc đan chéo giữa cotton với sợi tổng hợp. Chất liệu vải Kaki thường được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực may mặc như may quần, váy, vest… Hiện nay có khá nhiều các loại vải kaki với những ưu và nhược điểm khác nhau khiến bạn cảm thấy phân vân vì không biết nên lựa chọn loại vải nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

Vải Kaki là gì? Tìm hiểu về vải Kaki

Khái niệm vải Kaki là gì?

Vải Kaki là một chất liệu được làm từ sợi 100% cotton với đặc điểm nổi bật về độ đứng form dáng nhưng vẫn đảm bảo mang đến cho người mặc sự thoải mái, dễ chịu nhất định. Do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều, chính vì vậy các nhà sản xuất đã có những cải tiến cho chất liệu vải Kaki.

chất liệu vải kaki

Bên cạnh loại vải được dệt từ 100% cotton thì hiện nay còn có thêm vải Kaki được làm từ sự kết hợp giữa các sợi cotton đan chéo cùng với sợi tổng hợp. Do đó khi mặc chất vải Kaki này bạn sẽ thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.

Nguồn gốc ra đời của vải Kaki 

Theo như nhiều tài liệu cho rằng chất Kaki đã được ra đời từ khoảng giữa thế kỉ thứ 19 tại Ấn Độ. Trước đó, quân phục của quân lính Anh thường mặc áo đỏ và quần trắng làm từ vải len nên rất nóng và không phù hợp với thời tiết của Ấn Độ.

Chính vì vậy, sỹ quan chỉ huy quân đội Harry Bernett Lumsden đã cho ra mắt bộ trang phục được làm từ chất liệu khác mỏng nhẹ và thoáng mát hơn. Hơn nữa, màu kaki là màu nâu giúp phù hợp khi ngụy trang chiến đấu. Từ đó, chất liệu vải Kaki ra đời và được sử dụng để may quân phục cho lính Anh và các quân đội khác trên toàn thế giới.

Những người lịn Anh mặc quân phục từ chất liệu vải Kaki

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 trở về, vải Kaki bắt đầu được dùng phổ biến và rộng rãi trong trang phục thường ngày. Cho đến ngày này thì chất liệu vải Kaki đã trở thành một chất liệu không thể thiếu trong lĩnh vực may mặc bởi chúng phù hợp với nhiều lứa tuổi, giới tính và nhiều loại trang phục khác nhau.

Ưu và nhược điểm của các loại vải Kaki

Như đã nói ở bên trên, vải Kaki là một chất liệu được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực may mắn. Do nhu cầu sử dụng cao nên trên thị trường hiện nay chất liệu vải Kaki thường được kết hợp cùng với nhiều loại chất liệu khác để tạo thành một chất liệu mới. Cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của vải kaki các loại dưới đây:

Vải Kaki Cotton 

Vải Kaki Cotton được dệt từ sợi bông và có độ dày vừa phải nhằm mang đến sự thoải mái cho người mặc. So với các loại vải Kaki khác thì Kaki Cotton được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và phù hợp với những nơi có khí hậu nóng. Ngày nay, chất liệu vải Kaki mềm này còn có những cải tiến khác để đáp ứng nhu cầu thị trường như vải Kaki 65/35 hay vải Kaki 100 cotton

Vải Kaki Cotton 

Ưu điểm: 

  • Chất liệu bền, ít nhăn, không bị gião và không bị xù lông sau một thời gian dài sử dụng.
  • Có khả năng thấm hút nhanh, dễ dàng giặt
  • Dễ dàng nhuộm màu
  • Chất liệu mỏng nhẹ, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc

Nhược điểm: 

  • Những loại vải Kaki 100% cotton thường có giá rất cao.

Vải Cotton là một trong những loại vải được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Ưu điểm chính của vải Cotton chính là có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và nhanh khô sau khi giặt.

Vải Kaki thun 

Vải thun Kaki là loại vải thường được kết hợp cùng với sợi vải Spandex để tạo độ co giãn. Chính vì vậy mà Kaki thun còn thường được biết đến với tên gọi khác là vải Kaki co giãn. Với đặc tính co giãn nổi bật nên loại vải thun Kaki thường được sử dụng để may váy ôm, áo vest, quần tây Kaki nữ hay chân váy vải Kaki.

Vải Kaki thun 

Ưu điểm: 

  • Chất liệu vải mềm, có khả năng có giãn tốt
  • Được nhuộm màu hay tạo hình phong phú như vải Kaki thun hoa, họa tiết…
  • Dễ dàng giặt sạch mà không bị gião

Nhược điểm: 

  • Form dáng không quá cứng nên không phù hợp khi may những loại loại trang phục đòi hỏi cần đứng form.

Vải Kaki tuyết mưa

Vải Kaki tuyết mưa là gì? Vải Kaki tuyết mưa là một trong những loại vải có độ đứng, co giãn 2 chiều. Các sới vải được dệt đều, màu sắc phong phú do dễ dàng nhuộm. Vì có đặc tính nổi bật là đứng form dáng nên thường được ưa chuộng để may áo khoác, váy, quần vải Kaki, chân váy Kaki công sở… Đặc biệt, áo khoác nữ vải Kaki tuyết mưa thường được rất nhiều người yêu thích.

Vải Kaki tuyết mưa

Ưu điểm: 

  • Vải Kaki tuyết mưa thường có độ bền do được cấu tạo bởi rất nhiều các sợi.
  • Vải không nhăn, nhàu, không bị bám bụi
  • Nhờ có tính co giãn cao nên khi mặc bạn sẽ thấy thoải mái
  • Vải thường được dệt 2 mặt như nhau nên rất dễ dàng tạo kiểu

Nhược điểm: 

  • Vải rất dễ bị ra màu khi giặt nên bạn cần giặt trước khi mặc để giảm bớt lượng màu nhuộm còn dính trên vải.

Vải Kaki Hàn Quốc Pangrim

Vải Kaki Hàn Quốc còn được biết đến với tên gọi khác là vải Kaki Pangrim. Loại vải này được kết hợp từ sợi bông tự nhiên với các sợi tổng hợp như Nylon, vải Rayon, Polynosic… để tạo sự đàn hồi và tăng cường độ mềm cho chất liệu.

Vải Kaki Hàn Quốc Pangrim

Ưu điểm: 

  • Chất vải dày dặn, bền đẹp, ít bị mài mòn
  • Có khả năng thấm hút tốt, tạo sự thông thoáng cho người mặc
  • Không phai màu, ít nhăn, dễ dàng giặt sạch.

Nhược điểm: 

  • Giá thành thường khá cao
  • Thường thích hợp sử dụng để may các trang phục bảo hộ lao động.

Vải Kaki lụa 

Sự kết hợp độc đáo giữa một chất liệu có đặc điểm nổi bật về độ đứng form dáng với một chất vải mềm mại cho ra đời một loại chất liệu Kaki lụa được nhiều người yêu thích, đặc biệt là phái đẹp. Chất liệu này thường được sử dụng để may đầm, áo… nhất là những mẫu đầm suông vải Kaki lụa.

Vải Kaki lụa

Ưu điểm: 

  • Mỏng nhẹ, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc.
  • Màu sắc đa dạng, không bị phai màu sau mỗi lần giặt.

Nhược điểm: 

  • Không phù hợp với những thiết kế cần sự đứng form dáng
  • Giá thành khá cao

Vải Kaki Polyester 

Kaki Polyester là một loại vải được cấu tạo từ các sợi bông tự nhiên kết hợp cùng với sợi Polyester. So với các loại vải Kaki mềm thì chất liệu này khá cứng và không có độ co giãn. Chính vì vậy chúng thường được sử dụng để may tạp dề, mũ Bucket, balo hay túi vải kaki…

Vải Kaki Polyester 

Ưu điểm: 

  • Chất liệu vải cứng, dễ dàng tạo form dáng
  • Sau khi giặt không gião hay co
  • Cách giặt vải Kaki dễ dàng và giữ màu tốt

Nhược điểm: 

  • Khả năng thấm hút mồ hôi kém
  • Mau khô sau khi giặt
  • Không có độ co giãn
  • Không phù hợp với những thiết kế cầu kì

Tính ứng dụng của vải Kaki 

Nhờ những ưu điểm nổi bật của mình mà chất liệu vải Kaki có thể sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực may mặc. Vải Kaki may đầm, may áo khoác hay quần nam nữ đều được nhiều người yêu thích bởi chúng có khả năng form dáng chuẩn, phù hợp với những trang phục công sở.

vải Kaki ứng dụng trong thời trang

Bên cạnh đó, áo khoác vải Kaki nam nữ cũng ngày được yêu thích và ưa chuộng trong lĩnh vực thời trang. Những kiểu áo vest Kaki nữ thường được làm từ chất liệu mềm hơn để chúng tạo độ ôm sát vào cơ thể, giúp tôn lên vóc dáng của người mặc. Ngoài ra, áo khoác nam vải kaki lại thường có nhiều kiểu dáng khác nhau giúp phù hợp với nhiều vóc dáng.

Các vật dụng thời trang ứng dụng vải kaki

Bên cạnh đó, các loại mũ Bucket hay mũ lưỡi trai cũng thường xuyên được làm từ chất liệu vải Kaki. Bởi ưu điểm của chất liệu này chính là độ cứng cáp, giúp form dáng của mũ đẹp và không bị xẹp, mất form khi sử dụng trong thời gian dài.

Cách giặt vải Kaki 

Cách giặt và bảo quản vải Kaki không quá khó khăn hay phức tạp bởi chất liệu vải này thường có độ bền sử dụng trong thời gian dài và không bị gião hay co sau khi giặt. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn kéo dài tuổi thọ hay giúp cho trang phục giữ được form dáng, tính thẩm mỹ như lúc ban đầu thì cần cẩn thận một chút khi giặt với những lưu ý dưới đây:

+ Trước khi giặt trang phục được làm từ vải Kaki bạn nên lột mặt trái của trái của áo quần. Việc làm này sẽ có tác dụng giúp khi vò không bị làm ảnh hưởng đến sợi vải.

+ Không nên giặt chung với các loại quần áo được làm từ chất liệu khác. Bởi một số loại vải như vải Kaki đen, vải tuyết mưa thường bị phai màu khi ngâm trong nước.

Cách giặt vải kaki

+ Nếu muốn cho trang phục của bạn kéo dài độ bền sử dụng trong thời gian dài thì nên giặt bằng tay thay vì giặt bằng máy giặt. Bởi lực của máy giặt không những làm ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải mà chúng còn khiến cho quần áo bị mất đi nếp gấp hay form dáng ban đầu.

+ Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh. Khi giặt cũng nên lựa chọn các loại bột giặt hoặc nước giặt dịu nhẹ, lành tính. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc tẩy thì bạn nên lựa chọn các loại nước tẩy rửa chuyên dùng cho vải Kaki để loại bỏ vết bẩn. Bởi với các loại thuốc tẩy có đặc tính mạnh sẽ khiến vải Kaki bị phai màu loang lổ, mất tính thẩm mỹ.

+ Sau khi giặt, bạn nên phơi đồ bằng vải Kaki ở nơi có bóng râm. Tuyệt đối không nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào bởi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao vải sẽ bị bạc hoặc ngả màu, không còn đẹp mắt như lúc ban đầu.

Địa chỉ mua vải Kaki ở Hà Nội, TPHCM

Nhu cầu sử dụng trong lĩnh vực may mặc ngày càng nhiều chính vì vậy mà không quá khó khăn để bạn tìm được cho mình một địa chỉ bán vải Kaki đẹp. Nếu ở Hà Nội bạn có thể ghé tới chợ vải Ninh Hiệp – nơi được xem là chợ đầu mối với các loại vải vóc, từ vải của Việt Nam sản xuất, vải Trung Quốc cho tới các loại vải Kaki Nhật, Hàn Quốc… với mẫu mã đa dạng. Đây cũng là một gợi ý nếu như bạn còn đang không biết mua vải Kaki Thành Công ở đâu đó!

Cửa hàng bán các loại vải

Với những ai ở thành phố Hồ Chí Minh thì có thể ghé tới chợ vải Tân Bình, Kim Biên hay chợ Soái Kình Lâm để tìm cho mình những mẫu vải Kaki đẹp và giá tốt nhất nhé! Giá vải Kaki tại đây cũng tương đối rẻ, đặc biệt nếu như bạn mua nhiều sẽ được tính với giá buôn.

Với những đặc điểm nổi bật về độ thoáng mát, chuẩn form dáng nên vải Kaki thường được rất nhiều người yêu thích và thường xuyên lựa chọn trong trang phục hàng ngày của mình. Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu được rõ hơn về từng loại vải Kaki cũng như ưu và nhược điểm vải kaki là gì nhé!

>> Xem thêm: Vải chiffon là gì? Đặc điểm và Giá các loại vải Chiffon hiện nay