Vải linen hay còn có tên gọi khác là vải lanh. Là một trong những loại vải có tính ứng dụng phổ biến trong công nghệ may mặc hay trong ứng dụng trang trí nội thất, nhà ở. Sở hữu các ưu điểm và khả năng thấm hút và nhả nước nhanh chóng, vì thế thích hợp để sử dụng làm trang phục trong mùa hè hay làm quần, áo đi biển. Cùng chúng mình đi tìm hiểu đầy đủ và chi tiết nhất về loại vải này nhé!

Chất liệu vải line

Vải Linen là gì?

Vải linen là loại vải được làm từ sợi cây lanh – loại cây có nguồn gốc gần các hồ nước ở Thụy Sĩ. Loại vải này có nguồn gốc từ thiên nhiên nên có độ chắc chắn, an toàn cho da và bóng mượt hơn so với những loại khác, đặc biệt vải có khả năng chịu nhiệt tốt. Tìm hiểu thêm về khái niệm vải linen là vải gì các bạn có thể tìm hiểu thêm về nguồn gốc tên gọi. Trong đó linen còn có tên tiếng la tinh là linum hoặc linon, phiên âm ra tiếng việt người ta vẫn thường gọi là vải lanh. Cùng tham khảo thêm một số các đặc điểm của vải lanh là gì cũng như các loại phổ biến nhất hiện nay nhé!

Các loại vải Linen phổ biến hiện nay

Với một số các ưu điểm nhất định như thoáng mát, thấm nước , độ bền cao và có thể lựa chọn cả 2 hình thức là giặt tay và giặt khô. Có nhiều loại vải linen có tính ứng dụng cao. Điểm qua một số loại vải line phổ biến nhất hiện nay:

Vải Linen bột

Là loại vải có đặc tính mềm hơn, dễ nhũn nhưng khi mặc hay sử dụng mang đến cảm giác dễ chịu và thoải mái cho làn da của bạn.

Vải linen bột

Đây cũng là chất liệu vải linen đặc trưng với đặc tính thoáng mát được sử dụng trong mùa hè. Và vì có nhược điểm dễ nhũn nên chỉ cần vệ sinh giặt giữ quá nhiều lần là loại vải linen bột này thường xuống màu khá nhanh rồi! Tuy vậy loại vải này vẫn rất được ưa chuộng trong ứng dụng vải may mặc hay dùng làm rằm cửa, chăn ga, gối đệm…

Vải Linen ướt

Cũng mang các đặc tính chung của loại vải linen. Vải linen ướt cũng sở hữu chất liệu mềm mịn.

Vải linen ướt

Tuy nhiên nhược điểm là loại vải co rút nên rất dễ bị nhão sau khi giặt đồng nghĩa với việc khả năng đàn hồi không được cao, độ bền cũng vì thế bị hạn chế hơn đối chút. Thông thường được sử dụng phổ biến để làm vải may các loại không cần họa tiết quá cầu kì như rèm cửa…

Vải Linen tưng

Khác với 2 loại vải linen thô phía trên, vải linen tưng có độ bền cao hơn, chất mướt hơn cùng ưu điểm lớn là có khả năng giữ màu vải rất lâu, đặc biệt khả năng co rút là rất ít nên dù có giặt giũ qua nhiều lần vẫn đảm bảo không bị nhão.

Vải linen tưng

Nhược điểm của vải linen tưng là dễ bị nhăn một chút. Vải linen tưng cũng rất mềm và có khả năng thấm hút tốt.

Vải Linen lụa

Hay còn có tên gọi khác là vải linen lanh sở hữu 2 chất liệu vải pha bao gồm lanh và lụa mang đến sự mềm mại nhất định, thường ứng dụng để may khăn choàng với nhiều màu sắc và kiểu dáng đẹp mắt hay áo dài cách tân vải linen.

Vải linen lụa

Trong đó khả năng hút ẩm của các loại vải linen lụa cũng được đánh giá là tương đối tốt.

Linen xước

Hay còn có tên gọi khác là line đũi có mặt dệt xước tạo nên nét đặc trưng riêng với bề mặt vải mỏng nhẹ. Thường được ứng dụng may vải vest mỏng hay quần…

Vải linen xước

Bên cạnh đó một số loại vải linen nhập khẩu chất lượng các bạn có thể tham khảo và lựa chọn như: vải lanh nhật, vải linen Hàn Quốc.

Các đặc điểm của vải Linen

Để có những thông tin cụ thể trong việc lựa chọn các chất liệu vải lanh đẹp, các bạn có thể tìm hiểu thêm một số các đặc tính chung của loại vải này

Ưu điểm vải Linen

Có khả năng thấm hút nhanh

Đây được xem là điểm cộng tốt khiến chúng trở thành một trong những loại chất liệu được ưa chuộng trong mùa hè, khả năng thấm hút nhanh giúp chúng có thể thấm hút mồ hôi tốt hay mau khô hơn khi gặp nước. Khả năng thấm hút và bay hơi nhanh nên cũng giúp cho bề mặt vải may luôn được khô ráo một cách cần thiết. Tìm hiểu về chất liệu vải linen là gì thì đây là một trong những đặc tính đặc trưng nhất của loại vải có nguồn gốc từ thực vật.

Vải linen thấm hút nhanh

Khả năng chịu nhiệt tốt

Vào mùa hè, lựa chọn những chất liệu vải có khả năng chịu nhiệt tốt được xem là sự lựa chọn rất cần thiết, tính chất vải linen có khả năng chống chịu nhiệt của linen thậm chí tốt hơn và ít bị ảnh hưởng hơn so với chất liệu cotton. Vì vậy vải linen cũng được áp dụng rất nhiều để làm vải may áo chống nắng, mũ đội, khăn hay găng tay chống nắng…

Bóng mượt

Vì có nguồn gốc từ thiên nhiên (được dệt từ sợi của cây lanh) nên vải linen cũng có độ bóng mượt và mềm mại hơn so với chất liệu khác. Sự khác biệt và nổi trội này các bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đặc biệt các thành phần vải linen có sợi liên kết cũng trở nên chắc chắn hơn sau khi bị ngấm nước.

Nhược điểm vải Linen

Dễ bị nhăn

Ngoài độ bóng mượt, khả năng thấm hút tốt và nhanh khô, nhược điểm của vải linen là rất dễ bị nhăn, đặc biệt là sau khi giặt, chính vì vậy các bạn cũng cần chú ý lựa chọn cách giặt phù hợp cũng như khắc phục bằng việc phơi khô thường xuyên.

các xấp vải linen

Độ đàn hồi không tốt

Thêm nhược điểm khác của loại vải may này chính là khả năng đàn hồi không thực sự tốt, đặc biệt là khi sử dụng một lượng nhiệt trực tiếp. Với nhược điểm dễ nhăn sau khi giặt giũ, nhiều người thường áp dụng phương pháp là ủi, tuy nhiên cách này có thể khiến cho các sợi vải linen mất đi tính liên kết và đàn hồi cần có trong trang phục của bạn.

Cách nhận biết vải Linen

Để nhận biết một sản phẩm vải linen các bạn có thể thông qua một số gợi ý nhận biết bằng cảm nhận. Các bạn có thể chạm tay lên phần bề mặt vải may nếu thề bề mặt vải êm và mịn, không có xơ thì đó là loại vải linen tốt.

Vải linen len

Ngoài ra khi nhận biệt bằng mắt thường, các bạn có thể thông qua màu sắc. Về cơ bản vải linen không phải là loại vải trắng tinh mà thường sở hữu màu trắng ngà, ngoài ra còn có một số màu sắc khác như màu mộc, màu nâu vàng hay màu xám. Thêm một cách khác trong dấu hiệu nhận biết vải lanh là các bạn có thể đốt lên. Thông thường theo phản ứng hóa học, vải linen khi đốt sẽ thường có quá trình cháy rất chậm và không đượm vì thông thường sợi lanh có cấu tạo rỗng, khi cháy sẽ gần giống như mùi giấy đốt.

Ứng dụng vải Linen trong đời sống hàng ngày

Vải linen sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật và là một trong những loại vải may có tính ứng dụng cao. Các bạn có thể tham khảo thêm một số ứng dụng tốt của loại vải linen trong đời sống hàng ngày dưới đây.

Trang trí nội thất

Chất liệu vải linen có độ bền cao, chất liệu vải hơi thô có độ xếp nhẹ này cũng là gợi ý rất tuyệt vời trong việc trang trí nội thất và nhà cửa. Với nguồn gốc hữu cơ có khả năng thấm hút cực kì tốt, bề mặt mịn dịu dàng với làn da giúp chúng thích hợp để làm tấm ga trải giường ngủ êm ái và dễ chịu.

Vải linen may chăn ga gối đệm

Đặc biệt vải linen khi nhuộm màu cũng có độ bền cao, mang đến những màu sắc và họa tiết sinh động cho chiếc giường ngủ của bạn. Một gợi ý khác là các bạn có thể phối linen với các dạng vải cotton thêu hay satin để phần nào tăng thêm sự đa dạng trong gắn kết bề mặt. Một số mẫu vải linen thêu họa tiết sẽ giúp phòng khách của bạn có thêm điểm nhấn khác biệt.

Ngoài việc sử dụng để làm đẹp cho giường ngủ các bạn cũng có thể sử dụng vải linen để bọc sofa phòng khách. Một số loại vải linen thích hợp để bạn lựa chọn như vải linen tưng hoặc linen sợi thộ được tạo hình dáng vuông khối cho những bộ sofa.Đặc biệt ưu điểm khi sử dụng loại vải linen để bọc ghế các bạn có thể thấy dùng càng lâu càng sáng bóng và mềm mại hơn, không bị xù lông như một số các chất liệu vải may khác. Bề mặt vải may đàn hồi tốt rất phù hợp để che phủ những vật có bề mặt và diện tích rộng như sofa. Các bạn có thể trang trí cho màu sắc phòng khách với những mẫu vải bọc linen sinh động và hấp dẫn có các gam màu đa dạng.

Bên cạnh đó thì rèm cửa có chất liệu linen cũng rất được ưa chuộng bao gồm các loại vải may trơn hay sở hữu họa tiết thổ cẩm màu sắc. Đặc điểm chung của những chất liệu rèm vải linen thường toát lên sự thô mộc, hơn nữa đặc tính tốt về khả năng chịu nhiệt khi ứng dụng làm rèm cửa sẽ giúp không gian của bạn phần nào bớt nóng hơn, nhất là vào những ngảy hè nắng gắt.

Làm phụ kiện đồ dùng trong nhà bếp, đồ ăn

Tương tự như vậy, sử dụng chất liệu vải linen để may làm khăn trải bàn ăn, khăn ăn hoặc khăn lau tay, lau vật dụng của nhà bếp cũng rất phù hợp. Vải linen có sợi dai, bền bỉ và khi càng giặt nhiều lại càng trở nên mềm mại và có khả năng thấm hút tốt hơn rất nhiều.

Khăn trải bàn chất liệu vải linen

Dù căn bếp của bạn mang hơi hướng đồng quê hay hiện đại hoặc theo lối cổ điển thì sự tô điểm, điểm xuyết của những chất liệu vải linen trong vật dụng thông thường hay khăn trải bàn, khăn ăn đều là những gợi ý vô cùng hợp lý. Từ đó giúp xua tan sự thô cứng trong không gian căn bếp nhà bạn. Một số mẫu vải linen trắng thô được xem là sự tô điểm phù hợp cho căn bếp.

Thời trang may mặc

Vải linen may gì phù hợp nhỉ? Ngoài những ứng dụng cần thiết trong đời sống hàng ngày như trang trí nội thất, làm đồ vật và đồ dùng trong phòng bếp thì chúng chính là những chất liệu thời trang cần thiết. Ưu điểm của chất vải linen này có độ mềm mại ca. Thích hợp để may một số loại trang phục như : đầm suông vải linen, áo sơ mi vải linen hay áo dài vải linen (vải lanh lụa).

Vải linen ứng dụng trong thời trang

Như đã nhắc tới ở phần trên, ưu điểm của loại vải linen là có khả năng thấm hút mồ hôi và bay hơi tốt, chính vì vậy chất liệu vải này rất được ưa chuộng trong mùa hè hay sử dụng làm đồ đi biển. Một số mẫu quần áo vải linen mang đến cho bạn sự thoải mái trong mọi hoạt động đồng thời phần nào loại bỏ cảm giác bí nóng, khó chịu. Tuy nhiên với một số loại vải linen may áo dài để giúp chất liệu vải lanh không nhăn các bạn chú ý không sử dụng phương pháp là ủi thông thường vì rất dễ mất đi sự đàn hồi của chất liệu vải. Bên cạnh đó các bạn cũng cần chú ý hơn đến cách giặt vải linen sao cho phù hợp nhất.

Giá vải Linen

Nếu bạn đang có nhu cầu muốn tìm hiểu về mức giá của các loại vải linen trên thị trường hiện nay có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích tiếp theo của bài viết.

Các loại vải linen

Tùy vào loại vải linen khác nhau mà mức giá cũng có sự khác biệt. Thị trường chia các mức giá vải linen dựa trên những đặc tính chung của chúng. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua và chưa biết vải linen bao nhiêu 1 mét thì có thể tham khảo thông tin sau đây:

+ Với loại vải bố linen: Khoảng 79k/1.5m (loại vải này thích hợp sử dụng để làm khăn trải bàn, rèm cửa hay những tấm thảm trải mỏng.

+ Loại vải linen cao cấp (premium): Khoảng 90km

+ Giá loại vải linen tưng: 150k/m

+ Loại vải linen xước: 140k/m

+ Vải linen bột: 80k/m

Ngoài ra nếu có nhu cầu muốn thiết kế các món đồ với loại vải linen các bạn có thể mua vải linen giá sỉ để đảm bảo có mức giá tốt nhất, phù hợp với tiêu chí sử dụng.

Mua vải Linen ở đâu?

Nếu bạn chưa biết vải linen mua ở đâu với mức giá rẻ và hợp lý thì có thể tham khảo thêm một số địa chỉ mua dưới đây để có cho mình những lựa chọn phù hợp nhất.

Vailinengiasi.vn 

Mang đến cho bạn lựa chọn đa dạng hơn với các dòng vải linen khác nhau trên thị trường hiện nay. Vailinengiasi.vn chuyên cung cấp số lượng lớn cho các thương hiệu thời trang với mức giá hợp lý. Đặc biệt có nhiều ưu đãi hơn khi bạn chọn mua số lượng nhiều. Đây là địa chỉ uy tín và được nhiều cửa hàng thời trang lựa chọn. Một số mẫu vải linen Nhật hay Hàn có mức giá tốt hơn so với mặt bằng chung. Nếu muốn tìm mua địa chỉ bán vải linen Hà Nội hay tphcm các bạn có thể tham khảo.

Vải linen nhiều màu sắc

Shopee

Thế giối mua sắm tại shopee với ti tỉ các món hàng và nếu bạn chưa tìm được địa chỉ thực sự phù hợp thì có thể sử dụng ứng dụng shopee để mua sắm cũng như khảo giá các loại vải linen phổ biến có mặt trên thị trường hiện nay tại các gian hàng online này. Tại shopee cũng đưa ra rất nhiều mức giá để bạn có thể tiện so sánh. Các bạn có thể mua vải linen Nhật, Hàn hoặc các mẫu nhập khẩu tại đây.

khovaithoitrang.com

Thêm một gợi ý khác cho những ai muốn tìm kiếm các địa chỉ  cửa hàng bán vải linen giá rẻ. Tại khovaithoitrang.com có nhiều loại vải lanh để bạn có thể lựa chọn. Shop có các bảng giá riêng phù hợp cho từng loại vải cũng như các đối tượng khách mua lẻ và mua sỉ. 

Hy vọng với những thông tin về vải linen được nhắc tới trong bài viết này sẽ là kiến thức hữu ích nếu bạn đang có nhu cầu muốn tìm hiểu cũng như chọn mua các sản phẩm có liên quan tới loại chất liệu này.

Xem thêm >> Vải Spandex là gì? Đặc điểm, tính chất và cách giặt quần áo vải Spandex