Một chuyến xe đạp leo núi sẽ trông rất khác so với những chuyến đạp xe thông thường, vì vậy việc lựa chọn trang phục đạp xe leo núi phù hợp là rất cần thiết. Bài viết này sẽ bao gồm một số điều cần lưu ý khi trang bị tủ quần áo xe đạp leo núi của bạn.
Nội dung
Không có nguyên tắc nào bắt buộc bạn phải mặc quần đạp xe chuyên dụng, bạn vẫn có thể mặc những chiếc quần short rộng khi đạp xe. Nhưng bạn sẽ tận hưởng thời gian trên chiếc xe đạp leo núi của mình nhiều hơn nữa nếu bạn có quần áo và đồ bảo hộ phù hợp với nơi bạn sẽ đi.
Bảo vệ bản thân là nguyên tắc an toàn đầu tiên. Cho dù cách đạp xe của bạn là thận trọng hay táo bạo, bạn sẽ muốn có mức độ bảo hiểm rộng để bảo vệ bạn khỏi các mối nguy hiểm từ bụi cây, cành cây, rễ và đá.
1. Quần short đạp xe leo núi và lớp đệm lót
Như những loại quần short đạp xe đường bộ, các loại quần short đạp xe leo núi có độ co giãn tốt để hỗ trợ cho các động tác di chuyển của chân cùng với một lớp lót ở đáy quần để giảm ma sát và hút ẩm.
Với phần lớn những kiểu đạp xe leo núi thì khí động học không phải là một vấn đề quá bận tâm nên các loại quần short rộng và không ôm có thể được sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn đua xe đạp hoặc sử dụng xe đạp địa hình thì quần short ôm cơ thể với thiết kế hỗ trợ khí động học sẽ phù hợp hơn. Một vài tay đua thích sử dụng quần short ôm đơn giản chỉ vì chúng hỗ trợ cơ bắp tốt hơn.
Hầu hết những loại quần short đạp xe leo núi đều được làm từ vải tốt với đường chỉ chắc chắn và nhiều túi. Trọng lượng của vải và chiều dài của quần càng tăng thì khả năng bảo vệ da khỏi ma sát càng tốt. Ví dụ như những loại quần short dành cho việc đi xuống dốc cần phải dày hơn và dài hơn những loại quần short của những kiểu đi xe đạp khác.
Lớp lót: lớp lót tích hợp bên trong quần short đạp xe leo núi có thể mỏng hơn đôi chút so với quần short đạp xe đường bộ vì tư thế ngồi của bạn sẽ thẳng hơn và sẽ thay đổi liên tục giữa ngồi và đứng.
Phần lớn những lớp lót này có thể tháo rời để bạn có thể tùy ý lựa chọn các loại quần lót đạp xe của bạn. Cho dù là lựa chọn nào đi chăng nữa, bạn không nên sử dụng chung với nhau những loại quần lót không dành cho việc đạp xe với lớp lót bên trong quần short của bạn vì chúng chúng sẽ tạo ra sự ma sát rất lớn.
2. Áo đạp xe leo núi
Nhìn chung thì những loại áo đạp xe leo núi không có nhiều khác biệt so với những loại áo dành cho việc đạp xe đường bộ. Để khả năng thấm hút mồ hôi đạt hiệu quả tốt nhất, áo phải vừa vừa với cơ thể nhưng không quá chật (có thể lỏng hơn một chút so với các loại áo đạp xe đường bộ). Đối với những người đạp xe có khuynh hướng trợ lực hơn thì áo sẽ lỏng hơn. Phần tay áo dài thì sẽ bảo vệ tay khỏi bụi cây và cành cây tốt hơn.
Nếu bạn dự định mang theo một chiếc ba lô thì những chiếc túi quần nằm phía sau sẽ trở nên không cần thiết. Ngược lại, nếu không sử dụng ba lô thì những chiếc túi ở trên quần lại rất tiện dụng để cất giữ chìa khóa, thức ăn, bộ dụng cụ sửa lốp, điện thoại, và một ít tiền mặt.
Nếu áo có một chiếc khóa kéo thông gió nằm phía trước thì sẽ rất tốt khi bạn đang tăng tốc hoặc leo dốc mạnh vì nó giúp thoáng khí ở bên trong áo cũng như tăng khả năng thấm hút mồ hôi ra bên ngoài.
3. Găng tay đạp xe leo núi
Hai đặc tính để phân biệt giữa găng tay đạp xe leo núi với găng tay đạp xe đường bộ chính là lớp đệm lót và khả năng bảo vệ ngón tay.
Vì tay cầm được tích hợp cố định trên xe đạp nên lớp đệm lót của găng tay là một đặc tính không hẳn là cần thiết. Đối với những chuyến đi kéo dài từ vài giờ trở lên thì bạn có thể cần những chiếc găng tay tích hợp lớp đệm lót vì chúng sẽ tăng sự thoải mái cho tay. Những loại găng tay không có lớp đệm thì sẽ nhẹ hơn, mát hơn, và giúp bạn duy trì thăng bằng tốt hơn (nhất là khi bạn đạp xe xuống dốc, nhanh, hay khi bạn phô diễn các kỹ thuật đi xe).
Bạn sẽ thấy có rất ít người sử dụng những loại găng tay cụt ngón khi đạp xe leo núi vì ngón tay người sử dụng ít được bảo vệ trước những thứ có thể gây hại cho ngón tay hơn.
4. Quần áo đạp xe leo núi dành cho thời tiết lạnh
Đồ dùng dành cho thời tiết lạnh thường được sử dụng trong mùa xuân và mùa thu. Lớp phủ chống mưa hoặc gió là một sự bổ sung rất tốt cho chiếc ba lô của bạn. Hãy bổ sung cho bản thân thêm một lớp cách nhiệt là bạn đã sẵn sàng để đương đầu với cái lạnh rồi.
Mẹo: trước khi bắt đầu đạp xe leo núi một quãng đường dài thì hãy cởi bỏ một vài lớp quần áo cho đến khi bạn bắt đầu cảm thấy hơi lạnh. Nếu bạn khởi đầu với quá nhiều lớp quần áo thì bạn sẽ dần cảm thấy cực kỳ nóng bức trong suốt hầu hết chuyến đi.
Áo khoác đạp xe leo núi
Có rất ít loại áo khoác được thiết kế dành riêng cho việc đạp xe leo núi và sự khác biệt chính giữa chúng với những loại áo khoác thông thường đó chính là chất liệu vải bền hơn. Nếu bạn vẫn muốn một loại áo khoác dành cho việc đạp xe thì hãy chọn những loại áo khoác có khả năng chống gió ở phía trước và vừa vặn để vai vừa được thoải mái và vừa được bảo vệ mỗi khi bạn chúi người về phía trước khi ngồi trên xe. Ngoài ra, áo khoác cũng nên có phần mũ trùm có thể phủ lên mũ bảo hiểm xe đạp.
Để bảo vệ cơ thể tốt nhất thì bạn sẽ cần một chiếc áo khoác chống thấm nước và thoáng khí. Đối với các chuyến đi ngắn và thời tiết bình thường thì một chiếc áo khoác nhẹ và vừa đủ nhỏ để cất vào trong chiếc túi của áo đạp xe là thích hợp nhất.
Quần ôm và quần dài đạp xe leo núi
Những loại quần ôm thường có lớp lót đệm có thể dùng thay thế cho lớp lót bên trong của quần short vào những ngày lạnh. Tương tự như áo khoác đạp xe leo núi, nếu bạn có ý định đạp xe khi thời tiết ẩm ướt thì bạn không thể thiếu một chiếc quần chống thấm nước và thoáng khí.
Lớp cách nhiệt
Để cách nhiệt cho phần thân trên thì bạn có thể mặc những chiếc áo lót dài hoặc những chiếc áo khoác nỉ lông cừu nhẹ. Tuy nhiên thì bạn cần phải tránh sử dụng những loại vải cotton và hãy chọn vải len, vải polypropylene, và vải nylon.
Ống tay, ống chân, và mũ
Ống tay, ống chân, và mũ lưỡi trai (hoặc băng đô) là những lựa chọn đa năng vì chúng rất dễ tháo ra hay đeo vào lại tùy theo điệu kiện thời tiết trong suốt chuyến đi của bạn.
5. Giày đạp xe leo núi
Khả năng tương thích với bàn đạp
Điều bạn cần xem xét đầu tiên là khả năng tương thích của giày với loại bàn đạp trên chiếc xe đạp của bạn. Bạn có thể chọn giày tương thích với bàn đạp đế phẳng và chọn một đôi giày khác có gắn can để tương thích với bàn đạp không gá giữ (hoặc nếu được thì bạn có thể tự gắn can vào đôi giày hiện có của bạn).
Khả năng đi bộ
Vấn đề tiếp theo bạn nên xem xét là quãng đường mà bạn sẽ đi bộ. Giày có đế ngoài làm bằng cao su và có nhiều gai sẽ giúp bạn đi bộ dễ dàng hơn trên những con đường mòn hoặc khi bước lên các chướng ngại vật trên đường. Ngoài ra, nếu chiếc xe đạp của bạn gặp phải vấn đề nào đó khiến nó trở nên không thể sử dụng được thì bạn sẽ phải dành phần lớn thời gian của chuyến đi để đi bộ.
Mức độ hiệu quả khi đạp xe
Các đôi giày địa hình thường cứng cáp và được thiết kế để đạt độ hiệu quả cao nhất khi đạp xe nhưng lại rất khó để đi bộ. Loại giày này còn thông thoáng hơn so với những đôi giày thông thường.
Khả năng chống thấm nước
Đây là điều không thể thiếu ở giày khi đi vào những dịp ẩm ướt, mưa, thời tiết lạnh, v.v. Lựa chọn khác cho bạn là mua bọc giày đi mưa.
6. Mũ bảo hiểm đạp xe leo núi
Khi lựa chọn mũ bảo hiểm thì phong cách đạp xe của bạn là điều cần cân nhắc nhất. Những phong cách đạp xe đòi hỏi nhiều kỹ năng lái xe và đoạn đường dốc hơn thì cần nhiều sự bảo vệ hơn bình thường.
Đạp xe địa hình (cross-country riding)
Những đoạn lên và xuống dốc không thật sự quá nguy hiểm nên bạn chỉ cần tìm những chiếc mũ bảo hiểm có độ che phủ tương tự như mũ bảo hiểm đạp xe đường bộ và thông thoáng là đủ.
Đạp xe đường mòn (trail riding)
Thường gặp nhiều địa hình khó khăn hơn những người đạp xe địa hình. Do đó, bạn cần chọn những loại mũ có khả năng bảo vệ và độ che phủ nhiều hơn (dài hơn ở phía sau và hai bên mũ) so với mũ bảo hiểm của những người đạp xe địa hình.
Đạp xe leo núi (all-mountain/enduro)
Thường đi qua những con dốc cao, địa hình phức tạp, hình dạng địa hình thay đổi liên tục, vừa có thể leo dốc, và vừa có thể xuống dốc. Vì vậy, bạn chắc chắn phải dùng những loại mũ bảo hiểm bảo vệ tốt hơn so với hai loại trước đó. Một đặc tính đáng xem xét đó là thanh cằm có thể tháo rời ở một số loại mũ bảo hiểm. Phần lớn thời gian trong chuyến đi thì bạn có thể không cần sử dụng nó (tháo ra), nhưng bạn chắc chắn sẽ muốn gắn nó vào khi chuẩn bị băng qua các địa hình hiểm trở.
Đạp xe đổ đèo (downhill/park)
Đây là phong cách đạp xe cần nhiều sự bảo vệ nhất có thể. Điều này có nghĩa là bạn cần sử dụng một chiếc mũ bảo hiểm trùm kín đầu (full-face) và bạn nên sử dụng thêm một cặp kính bảo hộ hơn là kính râm.
7. Bó gối và giáp bảo hộ đạp xe leo núi
Tương tự như khi lựa chọn mũ bảo hiểm, khi lựa chọn bó gối và giáp bảo hộ thì phong cách đạp xe càng nguy hiểm bao nhiêu thì bạn cần nhiều sự bảo vệ bấy nhiêu.
Những người đạp xe địa hình và đường mòn: chỉ cần sử dụng các loại bó gối nhẹ là đủ. Những người đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đạp xe có thể chì cần mang bó gối bảo vệ chân, trong khi đó người mới bắt đầu thì nên mang theo cả loại bó gối bảo vệ khuỷu tay. Để giữ cho cơ thể mát mẻ, nếu bạn đã đạp xe nhiều thì bạn có thể không cần phải sử dụng bó gối cho đến khi bạn di chuyển đến những đoạn địa hình nguy hiểm.
Những người đạp xe leo núi: sẽ cần phải sử dụng những loại bó gối dày và dài hơn.
Những người đạp xe đổ đèo: cũng sẽ cần những loại dày và dài nhưng thường sử dụng thêm một cặp bó gối bảo vệ ống chân để che phủ hoàn toàn cơ thể.
8. Ba lô đạp xe leo núi
Trừ khi bạn đua xe đạp hay chuyến đi của bạn cực kỳ ngắn, hãy sử dụng một chiếc ba lô để có thể mang theo tất cả mọi đồ dùng mà bạn cần. Hầu hết mọi người đều chọn những loại ba lô có tích hợp túi đựng nước hoặc loại ba lô có thể gắn túi đựng nước.
Nguồn: REI
Xem thêm >> Hướng dẫn lựa chọn giày đi xe đạp phù hợp