Nhắc đến miền Tây, cái tên thân thương gợi nhớ người ta đến một vùng quê sông nước, với những phiên chợ nổi đặc sắc, rộn giã tiếng cười. Đến với miền Tây, bạn sẽ luôn cảm thấy có điều gì thân thuộc, gắn bó với mảnh đất này, với những con người chân chất, thân thiện, luôn mang đến nguồn sống tích cực. Trong bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu kinh nghiệm du lịch miền Tây từ A-Z nhé!
Nội dung
Du lịch miền Tây nên đi tỉnh nào?
Trước hết, mình sẽ giới thiệu với các bạn những thông tin cơ bản nhất về miền Tây. Miền Tây là cách gọi ngắn gọn, dân dã của người dân khi nói đến Tây Nam Bộ, hay còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Mê Kông… Về vị trí địa lý, miền Tây giáp Campuchia về phía Bắc, giáp vịnh Thái Lan về phía Tây Nam và biển Đông về phía Đông Nam.
Miền Tây có bao nhiêu tỉnh thành là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi muốn biết thêm về vùng đất đặc biệt này. Sau nhiều lần thay đổi trong lịch sử thì hiện nay, miền Tây bao gồm 1 thành phố trực thuộc trung ương (Cần Thơ) và 12 tỉnh thành (Long An, Bến Tre Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau).
Nếu bạn còn băn khoăn đi miền Tây nên đi tỉnh nào thì quả là một câu hỏi khó. Bởi vì mỗi tỉnh lại mang một nét đặc sắc riêng. Điều đặc biệt mà miền Tây đem đến cho du khách không phải những ngôi nhà cao tầng, những khu trung tâm thương mại, mua sắm sầm uất. Chính vẻ đẹp thiên nhiên cùng lối sống giản dị, chất phác nhưng luôn ngập tràn niềm vui ở miền Tây đã níu chân du khách khi ghé thăm nơi này.
Thời điểm lý tưởng du lịch miền Tây
Ở miền Tây có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Thời tiết ở miền Tây khá ôn hòa nên du khách có thể tham quan suốt bốn mùa trong năm. Tuy nhiên, mỗi mùa lại mang vẻ đẹp và những điều thú vị riêng, tùy vào sở thích cá nhân hay lịch trình mà bạn có thể lựa chọn thời điểm du lịch miền Tây Nam Bộ.
Theo kinh nghiệm du lịch các tỉnh miền Tây thì thời điểm thích hợp nhất để tham quan miền Tây đó là từ tháng 3 đến tháng 8. Đây là thời điểm trái cây chín rộ ở Tây Nam Bộ, những vườn cây trái nặng trĩu quá chờ ngày thu hoạch. Ghé miền Tây thời điểm này bạn sẽ được tham quan các miệt vườn hay tham gia các phiên chợ nổi độc đáo.
Từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa nước nổi ở miền Tây. Nước lên, hình ảnh những chiếc thuyền nhỏ đi giữa kênh rạch tạo nên một hình ảnh rất đẹp, rất “miền Tây”. Có lẽ người dân nơi đây đã quá quen với hình ảnh những ngôi nhà trên thuyền gắn liền với cuộc sống mưu sinh của họ. Còn những du khách như mình và các bạn, hẳn sẽ ngạc nhiên và thích thú lắm.
Phương tiện di chuyển đến miền Tây
Di chuyển đến miền Tây bằng cách nào thuận tiện nhất. Tùy vào lịch trình của bạn, các tỉnh thành mà bạn muốn đi để chọn lựa phương tiện cho phù hợp. Kinh nghiệm du lịch miền Tây từ Hà Nội cho thấy: Nếu như bạn đi máy bay có thể chọn Cần Thơ là điểm đến đầu tiên. Sau khi xuống sân bay Cần Thơ, bạn tiếp tục sử dụng xe khách hoặc các phương tiện khác để tham quan các địa điểm còn lại.
Xe khách là phương tiện khá phổ biến, nhanh chóng, thuận tiện mà nhiều người lựa chọn. Bạn có thể dễ dàng bắt được những chuyến xe đến các tỉnh miền Tây ở bến xe miền Tây, Sài Gòn. Đây là một trong những bến xe lớn nhất ở TP HCM, phục vụ các tuyến đi Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu bạn không biết bến xe miền Tây ở đâu, câu trả lời là: 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP HCM.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể liên hệ các nhà xe limousine từ Sài Gòn đến các tỉnh miền Tây. Phương tiện này phù hợp với các bạn đi theo nhóm, có thể linh động kế hoạch, di chuyển đến địa điểm mà mình mong muốn. Tuy nhiên, giá thành xe đi miền Tây limousine thường đắt hơn xe khách.
Ngoài ra, có khá nhiều bạn trẻ chọn xe máy là phương tiện du lịch miền Tây tự túc, đúng chuẩn “nhanh – tiện – rẻ”. Bạn sẽ không bị phụ thuộc vào lịch trình của các tuyến xe khách, mất thời gian chờ đợi hay gặp phải các vấn đề khác. Tuy nhiên ở nhiều tỉnh thành thì di chuyển bằng thuyền, bè, cano lại phổ biến và nhanh chóng hơn, bạn nhớ chú ý nhé!
Các địa điểm du lịch ở miền Tây
An Giang
Tỉnh thành đầu tiên trong bản đồ du lịch miền Tây đó là An Giang. Đây là tỉnh có dân số đông nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đến với An Giang là đến với một vùng đất yên bình, mộc mạc, đẹp như bức tranh vẽ với cảnh núi sông.
- Núi Sam:
Đây là địa danh nổi tiếng nhất ở An Giang, với miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam. Du khách thập phương đến An Giang cũng một phần là một ghé thăm, cúng viếng miếu Bà Chúa Xứ, chốn linh thiêng và thanh tịnh. Theo kinh nghiệm du lịch miền Tây, thời điểm du khách đông nhất là vào tháng giêng và tháng 4 âm lịch.
Hội Vía Bà được tổ chức vào ngày 25/4 âm lịch hàng năm. Người dân và du khách thập phương đổ về miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam để cầu mong mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, mang đến những điều tốt đẹp nhất.
- Rừng tràm trà sư:
Miền Tây có gì chơi? Du khách đến với An Giang bởi lẽ yêu thích phong cảnh đẹp cũng như các khu sinh thái nổi tiếng, một trong số đó là rừng Tràm Trà Sư. Rừng tràm trà sư là một khu rừng ngập mặn với hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng, nhiều giống loài quý hiếm. Một trải nghiệm tuyệt vời đó là xuôi mái chèo nhỏ trên những đám bèo xanh ngát, nên thơ.
- Làng văn hóa người Chăm:
Cách thị xã Tân Châu khoảng 7km, bạn hãy ghé thăm làng văn hóa người Chăm để hiểu hơn về một nền văn hóa độc đáo. Tại đây có hơn 2000 hộ gia đình người Chăm sinh sống theo văn hóa Chăm đậm nét. Bạn đừng quên ghé thăm thánh đường Hồi giáo Masjid Jamiul Azhar đẹp như mơ ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Bạc Liêu
- Cánh đồng quạt gió:
Đây là một điểm check in mới nổi “làm mưa làm gió” khi đi du lịch miền Tây những năm gần đây. Địa điểm này thuộc nhà máy điện gió Bạc Liêu, cách trung tâm thành phố khoảng 20km nhưng thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh. 62 cánh quạt gió với cột turbine cao đến 80m tạo thành một khung cảnh vừa hoành tránh vừa thơ mộng.
- Nhà công tử Bạc Liêu:
Cái tên công tử Bạc Liên hẳn không còn xa lạ với nhiều người dân Việt Nam, đôi khi còn trở thành một hình tượng độc đáo trong đời sống. Nhà công tử Bạc Liêu có địa chỉ ở số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu. Đây được coi là ngôi nhà bế thế nhất Nam Kỳ lục tỉnh vào đầu thể kỷ XX.
- Chùa Xiêm Cán:
Đây là một ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc của người Khmer vào thế kỷ 19. Trong một khuôn viên rộng đến 50.000m2, bạn sẽ cảm thấy những nét chạm trổ, điêu khắc rất tinh xảo, khéo léo mang đậm văn hóa Khmer một thời. Đây hẳn sẽ là một điểm tham quan lý tưởng ở Bạc Liêu cho bạn khi du lịch các tỉnh miền Tây.
Bến Tre
- Cồn Phụng:
Cồn Phụng là một cù lao nổi giữa sông Tiền, một trong những khu du lịch sinh thái hấp dẫn nhất Bến Tre. Đến với Cồn Phụng, bạn sẽ được khám phá không gian xanh mướt của sông nước, vườn cây trái, trải nghiệm cuộc sống của người miền Tây. Nếu yêu thích kẹo dừa Bến Tre thơm ngon, bạn cũng đừng bỏ qua nơi này khi đi miền Tây nhé.
- Khu du lịch Lan Vương:
Khu du lịch Lan Vương có địa chỉ tại ấp 2, xã Phú Nhuận, TP Bến Tre, là một trong những khu du lịch sinh thái nổi tiếng nhất ở tỉnh thành. Nếu còn băn khoăn du lịch miền Tây nên đi đâu thì hãy note lại hãy điểm vui chơi giải trí vô cùng hấp dẫn này. Bạn sẽ được trải nghiệm các trò chơi đặc sắc như đi dây qua sông, đạp xe qua cầu khỉ, bắt cá trong mương…
- Miệt vườn Cái Mơn, Chợ Lách:
Miền Tây vốn nổi tiếng với những vườn trái cây rộng lớn, sai trĩu quả. Đặc biệt, nếu đến miền Tây vào mùa hè, nhớ du lịch miệt vườn miền Tây để tận tay thu hoạch hoa quả chín thơm, ngọt lành trên cây. Những vườn chôm chôm, dâu, măng cụt, sầu riêng, bòn bon, quýt, bưởi trĩu quả khiến bạn chỉ muốn thưởng thức ngay và luôn.
Đồng Tháp
- Đồng sen Tháp Mười:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen” chính là câu nói để miêu tả địa danh nổi tiếng này. Khu du lịch sinh thái Đồng Sen Tháp Mười nằm ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Với diện tích 11ha mang khung cảnh đồng quê yên bình, Đồng Sen Tháp Mười thích hợp cho những người thích cuộc sống thôn quê êm ả.
- Khu du lịch Gáo Giồng:
Muốn tận mắt chứng kiến cảnh vật miền Tây, hãy ghé thăm khu du lịch Gáo Giồng ở ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh. Bạn sẽ được trải nghiệm 250ha rừng nguyên sinh cùng những loại động vật độc đáo. Bạn có thể lênh đênh trên những chiếc xuồng nhỏ qua từng kênh rạch, lắng nghe tiếng chim líu lo hót mừng và để tâm hồn thoải mái nhất có thể.
- Chùa Phước Kiển:
Tọa lạc tại xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, chùa Phước Kiển hay còn gọi là chùa Lá Sen nổi tiếng với những chiếc lá sen khổng lồ. Theo kinh nghiệm du lịch miền Tây Nam Bộ, bạn hãy ghé thăm ngôi chùa này để cảm nhận điều độc đáo. Những chiếc lá sen có đường kính từ 1,5 đến 2m, có thể chịu được sức nặng của một người lớn 70kg.
Hậu Giang
- Khu du lịch sinh thái Tây Đô:
Phượt Hậu Giang, đừng quên ghé thăm khu sinh thái Tây Đô ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp. Đây sẽ là một chốn tham quan kết hợp giải trí lý tưởng giúp bạn xóa tan mọi căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống. Khu sinh thái nằm trên diện tích 16ha với nhiều vườn cây sum suê xanh ngát, cầu tre độc đáo hay nhiều trò chơi thân thiện với thiên nhiên.
- Chợ nổi Ngã Bảy:
Nhắc đến mỗi tỉnh lỵ miền Tây hẳn người ta sẽ nghĩ đến những khu chợ nổi nhộn nhịp, đông đúc. Chợ nổi Ngã Bảy nằm ở ngã bảy Phụng Hiệp, nơi trung tâm giao thương buôn bán ở Hậu Giang.
- Công viên giải trí Kitty & Minnied:
Đây là một địa điểm check in mới nổi ở Hậu Giang, được biết đến như là “Học viện Pháp thuật Hogwarts phiên bản Việt Nam”. Để đến đây, bạn hãy tìm đường đến trường Đại học Võ Trường Toản, trong đó có công viên giải trí Kitty & Minnied. Bạn sẽ bất ngờ bởi những tòa nhà chóp nhọn theo kiến trúc châu Âu nguy nga tráng lệ nhưng cũng rất huyền bí.
Kiên Giang
- Đảo Phú Quốc:
Phú Quốc, hòn đảo thiên đường ở Kiên Giang thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Đến với đảo Phú Quốc, bạn sẽ biết thế nào là biển xanh, cát trắng đích thực. Những bãi biển thơ mộng, hấp dẫn như tranh vẽ càng làm cho Phú Quốc trở thành điểm đến tuyệt vời trong kỳ nghỉ nhiệt đới.
- Quần đảo Nam Du:
Theo kinh nghiệm du lịch miền Tây, quần đảo Nam Du mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình khi chưa chịu nhiều ảnh hưởng từ con người. Bởi vậy, đến với Nam Du bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp hùng vỹ, trong xanh nhất từ núi non và biển trời.
- Đảo Hải Tặc:
Do Kiên Giang là một tỉnh ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long nên mảnh đất này cũng được ưu ái nhiều cảnh đẹp biển. Một trong số đó là đảo Hải Tặc, cái tên độc đáo gợi sự tò mò cho người nghe. Quần đảo Hải Tặc gồm 16 hòn đảo nhỏ với phong cách nên thơ và trong lành.
Long An
- Làng nổi Tân Lập:
Bên cạnh những miệt vườn miền Tây nổi tiếng ở Long An, bạn có thể tham quan làng nổi Tân Lập thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa. Du khách sẽ cảm nhận không khí mát mẻ, trong lành, tách xa khói bụi, xô bồ của thành phố. Điểm nhấn ở làng nổi Tân Lập đó là con đường bằng xi măng xuyên qua rừng tràm, đảm bảo sẽ là background cực xịn cho bạn.
- Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười:
Những bạn yêu thích không gian thiên nhiên hay chỉ đơn giản tìm kiếm một nơi chụp hình lý tưởng ở Long An, thì gợi ý sẽ là Đồng Tháp Mười. Tại đây, bạn có thể tham quan rừng tràm, đầm sen hay khám phá hệ thống động vật đa dạng.
Sóc Trăng
- Chợ nổi Ngã Năm: Là chợ nổi tiếng nhất ở Sóc Trăng, nằm tại giao điểm của 5 con sông nên được gọi là chợ Ngã Năm. Đây là nơi giao thương buôn bán chính của nhiều người dân với những phiên chợ nổi đông vui, nhộn nhịp.
- Chùa Dơi: Gọi là chùa Dơi là bởi trong khuôn viên của chùa, bạn sẽ thấy hàng ngàn con dơi đang treo mình trên những cành cây. Chùa Dơi mang kiến trúc Phật giáo Nam tông của đồng bào Khmer.
- Chùa Som Rông: Vẫn với kiến trúc Khmer, bạn có thể bắt gặp lại tại ngôi chùa Som Rông. Tuy nhiên phong cách Khmer kết hợp với kiến trúc hiện đại đã tạo nên nét đặc sắc cho ngôi chùa.
- Chùa Kh’leang: Ngôi chùa có tuổi đời 500 năm được cho là cổ nhất ở Sóc Trăng. Chùa còn là nơi diễn ra các nghi lễ tôn giáo, lễ hội văn hóa của dân tộc Khmer.
- Chùa Chén Kiểu: Hay còn gọi là chùa Sà Lôn ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Bạn có thể nhận thấy ngôi chùa này là sự kết hợp của kiến trúc Kinh, Hoa và Khmer. Có thể nói với kinh nghiệm phượt miền Tây thì Sóc Trăng là một trong những tỉnh đáng tham quan nhất ở vùng đồng bằng này.
Tiền Giang
- Chợ nổi Cái Bè:
Phượt chợ nổi Cái Bè là điều được nhiều du khách yêu thích khi đến Tiền Giang. Chợ nổi nằm trên con sông Tiền, là trung tâm giao thương đông đúc của cả tỉnh. Đến với chợ nổi Cái Bè, bạn sẽ hiểu vì sao cái tên miền Tây lại thân thương với du khách đến thế. Những người dân tuy lao động vất vả nhưng luôn thân thiện, nở nụ cười trên môi.
- Chùa Vĩnh Tràng:
Theo kinh nghiệm du lịch miền Tây tự túc, nếu đến Tiền Giang, bạn đừng quên ghé thăm chùa Vĩnh Tràng, ngôi chùa lớn nhất của toàn tỉnh. Thăm quan chùa, bạn sẽ thấy lối kiến trúc nổi bật với sự kết hợp của phương Đông và phương Tây. Không gian Phật giáo trong lành, xanh mát của chùa cũng là điều thu hút khách thập phương đến tham quan.
Trà Vinh
- Chùa Âng: Nằm trong khu Ao Bà Om, chùa Âng là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Trà Vinh. Đến với chùa Âng nói riêng và các ngôi chùa khác trong tỉnh thành nói chung, bạn sẽ thấy kiến trúc Khmer chiếm chủ đạo chính.
- Chùa Vàm Rây: Là ngôi chùa Phật giáo Nam tông lớn nhất Việt Nam, chùa Vàm Rây nổi bật với màu vàng đặc trưng. Bạn sẽ phải choáng ngợp vì ngôi chùa đẹp không kém cạnh gì những ngôi chùa khác ở Thái Lan hay Campuchia.
- Chùa Cò: Trong chuyến đi chơi miền Tây, hãy ghé thăm chùa Cò, ngôi chùa có cái tên dân dã nhưng để lại nhiều ấn tượng với du khách. Kiến trúc Khmer đặc sắc cùng với những cánh cò trắng bay lả trên bầu trời, hẳn sẽ là hình ảnh khó quên với mỗi người có dịp đến Trà Vinh.
- Nhà thờ Mặt Bắc: Trà Vinh có gì chơi? Bạn có thể khám phá nhà thờ Mặt Bắc, được coi là thánh đường lớn thứ 2 ở Tây Nam Bộ. Nhà thờ Mặt Bắc rộng lớn với những nét chạm trổ tinh tế, khéo léo kết hợp giữa kiến trúc La Mã, Pháp và Việt Nam.
Vĩnh Long
- Chùa Hạnh Phúc Tăng: Miền Tây là nơi chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Khmer cổ, điều đó được thể hiện qua những ngôi chùa nổi bật tại đây. Một trong số đó là chùa Hạnh Phúc Tăng, ngôi chùa có niên đại lâu nhất của người Khmer ở Vĩnh Long.
- Khu du lịch Vĩnh Sang: Cạnh bờ sông Cổ Chiên là khu du lịch sinh thái Vĩnh Sang, nơi nghỉ ngơi, giải trí được nhiều người dân yêu thích. Không chỉ vãn cảnh, nghỉ dưỡng, bạn còn có thể tham gia vào những trò chơi cực kỳ hấp dẫn mà nổi bật nhất là câu cá sấu.
Cần Thơ
- Chợ nổi Cái Răng: Theo cẩm nang du lịch miền Tây, chợ nổi Cái Răng là một trong những chợ nổi lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long, từng được tạp chí Rough Guide bình chọn là 1 trong 10 khu chợ độc đáo nhất thế giới. Đến đây bạn có thể tìm thấy tất cả những món đồ mình cần với đủ các món ngon đặc sản Cần Thơ.
- Bến Ninh Kiều: Bến Ninh Kiều đã xuất hiện trong nhiều câu ca lời hát về miền Tây Nam Bộ. Đến bến Ninh Kiều về đêm, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của con sông Hậu yên ả và thành phố Cần Thơ xinh đẹp sáng đèn rực rỡ.
Cà Mau
Kết thúc hành trình khám phá miền Tây là Cà Mau, tỉnh cực Nam của tổ quốc.
- Chùa Monivongsa Bopharam: Ngôi chùa xinh đẹp này nằm ngay trong trung tâm thành phố Cà Mau nên rất tiện lợi để tham quan. Dấu ấn của văn hóa Khmer cổ đã được tái hiện qua kiến trúc ngôi chùa với chạm khắc tinh xảo và màu sắc sặc sỡ.
- Rừng U Minh Hạ: Một phần rừng U Minh Hạ nằm ở Cà Mau, phần còn lại ở Kiên Giang. Đến rừng U Minh Hạ, bạn sẽ được lênh đênh trên những chiếc thuyền để khám phá hệ thống rừng ngập mặn độc đáo.
- Mũi Cà Mau: Mũi Cà Mau tuy nằm cách xa thành phố Cà Mau nhưng là nơi có vị trị chiến lược vô cùng quan trọng. Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra Biển Đông, cũng là điểm cuối cùng của tổ quốc.
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch miền Tây của mình, chắc chắn sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi: Miền Tây nên đi tỉnh nào đẹp? Dù là tỉnh nào thì cũng có những vẻ đẹp rất riêng, sẽ là trải nghiệm không thể nào quên với mỗi người.
Xem thêm: Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi du lịch từ A-Z. Checklist những vật dụng cần thiết khi đi du lịch