Simili là một loại chất liệu giả da phổ biến trên thị trường hiện nay rất thích hợp để ứng dụng trong việc chế tạo các sản phẩm thời trang. Chất liệu vải simili thường được xử lý bề mặt tương đối kĩ càng cùng sự liên kết giữa các đường vân để tạo nên thành phẩm chất lượng nhất. Nếu bạn có nhu cầu muốn tìm hiểu nhiều hơn về chất liệu simili là gì cũng như cách phân biệt chúng thì cùng xem những thông tin trong bài viết dưới đây!

Chất liệu simili

Simili là gì?

Simili là thuật ngữ chung chỉ các chất liệu giả da, ngoài ra còn có một số tên gọi khác với ý nghĩa tương đồng như faux leather, pleather…Thông thường chúng được cấu tạo từ một tấm vải lót và trải qua quá trình dệt kim bằng polyester, sau đó lớp vải sẽ được nhuộm thêm khoảng từ 1 – 2 lớp nhựa PVC để mang đến sự liên kết giữa vải nhựa và tấm lót. Chất liệu này được xem là sự lựa chọn phù hợp cho những ai muốn sở hữu các món đồ có vẻ ngoài thời trang cùng mức giá tiết kiệm. Bởi so với các loại da thật trên thị trường thì simili có giá thành rẻ hơn rất nhiều.

Ưu điểm của chất liệu da simili là dễ dàng vệ sinh và lau chùi, màu sắc đa dạng và phù hợp hơn cùng giá thành khá rẻ. Tuy nhiên nhược điểm là độ bền không cao, tuổi thọ thấp nếu không biết cách bảo quản, đặc biệt không mang đến vẻ ngoài tinh tế và thực sự thời trang như những chất liệu da thật khác.

Da tổng hợp là gì?

Cũng giống như simili giả da, da tổng hợp cũng là một loại chất liệu giả da cao cấp, tuy nhiên chính vì là loại giả da cao cấp nên hình dáng và cách chế tác cũng gần với da thật nhất có thể. Các nguyên liệu chính để làm nên loại da tổng hợp thường từ hóa học nhân tạo thông qua tổ hợp phản ứng như phân tử nhựa, nhựa PVC và polyurethane. Như vậy tổng hợp cần trải qua một số công đoạn gia công cần thiết để có thể tạo nên hình dáng và thành phẩm phù hợp, hoàn chỉnh sao cho giống với da thật nhất.

Xem thêm >> Polyurethane là gì? Có bền không? Cách phân biệt và bảo quản da PU

Chi tiết bề mặt simili

Ưu điểm của loại da tổng hợp là dễ dàng vệ sinh, đặc biệt là với những vết bẩn có thể dễ dàng lau sạch, giá thành hợp kinh tế (chi phí tiết kiệm hơn so với các loại da thật trên thị trường), cùng với đó là có độ mềm và đẹp nhất định. Tất nhiên vì có giá thành rẻ hơn nên chất liệu da tổng hợp có các nhược điểm dễ nhận thấy về mặt chất liệu như dễ bị hư hỏng, nổ da và bong tróc khi để gần nơi có nguồn nhiệt, dễ bong tróc bề mặt sau một thời gian sử dụng hoặc nếu không bảo quản tốt, độ bền chắc chắn sẽ kém hơn so với các loại da thật khác. Thông thường độ bền của các loại da tổng hợp chỉ mang tính thời gian.

Cách nhận biết da simili

Sau khi tìm hiểu đôi nét về khái niệm da simili là gì chắc hẳn các bạn cũng đã có những thông tin cơ bản về loại da công nghiệp này. Vậy cách nhận biết chung đối với vải giả da simili như thế nào chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu nhé!

Lau bề mặt ghế chất liệu simili

Độ sáng bóng

Trên thực tế da Simili thường có độ sáng bóng nhiều hơn so với các loại da thật, đem đến vẻ ngoài nổi bật hơn, đặc biệt độ sáng bóng này chủ yếu được xử lý hoàn toàn qua công nghiệp nên sẽ dễ dàng nhận biết hơn so với da lộn hoặc các loại da khác.

Xem thêm >> Da lộn là gì? Da lộn có bền không? Cách làm sạch da lộn BỀN ĐẸP

Có mùi nhựa PVC

Thêm một yếu tố để bạn dễ dàng nhận biết được chất liệu simili đó là mùi PVC rất đặc trưng và có phần hơi khó chịu, nhất là đối với những món đồ mới mua được làm từ simili các bạn hoàn toàn có thể cảm nhận thấy một cách rõ rệt. Nguyên nhân của mùi nhựa PVC này chính là quá trình dệt kim bằng sợi Polyester và nhuộm 2 lần lớp nhựa PVC để tạo sự liên kết nhất định giữa vải lót và lớp nhựa để định hình sản phẩm.

Nhận biết da simili bằng cách nhúng vào nước

Ngoài những cách nhận biết bằng mắt thường và cảm nhận mùi hay màu sắc các bạn có thể nhận biết da simili bằng cách nhúng vào nước. Vải simili sở hữu đặc tính là chống thấm nước tốt nên bề mặt vải khi nhúng nước sẽ không bị ảnh hường đáng kể, đặc biệt là không bị ngấm nước. Đây cũng là một trong những ưu điểm tốt của loại da simili này.

Nhận biết bằng cách đốt

Tuy nhiên cách này chỉ định dành cho những bạn nào muốn test chất liệu vải simili trên những đồ vật đã không còn sử dụng thôi nhé! Vì sau khi đốt xong thì tất nhiên món đồ của bạn sẽ không còn giữa được trạng thái như ban đầu.

Đốt simili

Khi đốt da simili dưới lửa các bạn sẽ cảm nhận thấy mùi tương tự như đốt nylon hay nhựa và chất liệu nhanh chóng bị vón cục lại trong quá trình đốt. Nguyên nhân là do các chất liệu để tạo thành vải simili chủ yếu là từ các thành phẩm công nghiệp cơ bản như sợi polyester, màu nhuộm công nghiệp và nhựa PVC.

Áp dụng những cách này nếu bạn chưa thực sự có những kinh nghiệm cũng như các phương pháp cụ thể trong việc nhận biết chất liệu simili là gì nhé!

Phân biệt simili với các loại giả da hiện nay

Trên thực tế simili cũng chỉ là một chất liệu giả da mang đến cho bạn sự lựa chọn đa dạng trong việc lựa chọn các chất liệu và công nghệ giả da. Tuy nhiên Simili được xem là sở hữu công nghệ chế tạo và giả da tiên tiến hơn, nhờ thế mà được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Nếu so sánh Simili với da thật thì hẳn nhiều bạn sẽ dễ nhận thấy, tuy nhiên với các chất liệu tương đồng khác thì cần có sự chú ý một chút. Các bạn có thể tham khảo cách phân biệt với từng loại da sau đây.

Phân biệt simili và da PU

Có thể nói hơi khó khăn trong quá trình phân biệt da simili với da PU bởi các đặc điểm tương đồng về chất liệu, màu sắc cũng như đường vân. Tuy nhiên các bạn có thể thông qua một số lưu ý như:

+ So sánh các mảnh vụn của vải simili và da PU mà các bạn có thể thu nhặt được cho thấy da Simili có độ kết dính hơn do có sự liên kết của các sợi Polyster cũng như quá trình nhuộm màu công nghiệp để tăng tính kết dính. Trong khi đó da PU lại dễ bị vụn nhỏ hơn và không có độ kết dính bằng so với chất liệu giả da simili.

Mặt trong của simili

+ Da Simili có độ bóng hơn so với PU: Trên thực tế da simili có độ bóng hơn da PU và cả các chất liệu da thật do được xử lý công nghiệp, bề mặt trơn láng hơn da Pu và có độ bóng nhất định.

+ So sánh các đường vân của da PU và da simili các bạn có thể dễ dàng nhận thấy vân của da PU thô hơn và to hơn, các đường vân có khoảng cách khá xa nhau và đường hằn rõ, trong khi đó, với đường vân của loại da silmili lại có đường vân vụn và gần nhau hơn, tạo nên sự tinh tế và phần nào gần giống với bề mặt vân da thật hơn so với chất liệu giả da PU.

+ So sánh độ dẻo của da simili và da PU các bạn có thể cảm nhận thấy bằng tay và mắt thường đó là da PU có độ dẻo tốt hơn, đặc biệt khi kéo các bạn cũng sẽ thấy cảm giác về khả năng kéo dãn đàn hồi gần như bằng dây thun.

+ Về mùi của chất liệu simili, chúng ta có thể cảm nhận thấy mùi PVC rõ hơn so với chất liệu PU.

+ Bên cạnh đó mặc dù cùng thuộc nhóm chất liệu giả da, tuy nhiên da simili lại có giá thành cao hơn một chút so với da PU

=> Tổng kết lại so sánh và nhận biết chất liệu giả da simili và PU các bạn có thể thấy da simili có chất liệu cao cấp và đường nét cũng có phần tỉ mỉ hơn so với PU.

So sánh chất liệu giả da simili và Microfiber

Trên thị trường hiện nay, chất liệu Microfiber được đánh giá là có chất lượng, hình dáng và độ bền gần với da thật nhất. Đặc biệt là cấu trúc 3D đặc trưng khiến bạn có cảm giác như chất liệu da thật. Tuy nhiên trên thực tế đây cũng là một loại giả da có hình dáng tương đồng với da thật. So sánh giả da Simili và Microfiber các bạn cũng có thể thông qua một số đặc điểm đặc trưng sau đây:

Các miếng vải giả da

+ Nếu như Simili sử dụng công nghệ dệt kim thì chất liệu da Microfiber lại có công nghệ dệt xuyên kim, chính vì vậy mang đến vẻ ngoài tinh tế cùng kết cấu 3D có độ đàn hội tốt hơn hẳn.

+ Chất liệu da Microfiber còn có cấu tạo sợi siêu mảnh hay còn có tên gọi khoa học khác là xơ vi mảnh. Đây cũng là điểm khác biệt mà chất liệu giả da simili không làm được.

+ So sánh giữa đường vân của chất liệu da simili và Microfiber có thể thấy sự khác biệt nhỏ. Trong đó đường vân của Mcrofiber mạng lưới, sắc nét, tương đồng với da thật hơn, trong khi đó đường vân của chất liệu giả da simili mặc dù cũng có độ mảnh nhất định nhưng lại không được sắc nét bằng.

+ Về độ bóng thì chất liệu giả da Simili có độ bóng hơn so với Microfiber, đây cũng là điều dễ nhận thấy. Ngoài ra chất liệu Simili cũng dễ vệ sinh, bảo quản và làm sạch hơn so với Microfiber.

Chất liệu da Simili có tính ứng dụng cao với những ưu điểm đặc trưng như dễ bảo quản, vệ sinh, giá thành rẻ cùng nhiều màu sắc đa dạng. Hy vọng với những gợi ý và cách phân biệt chất liệu da trên đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Xem thêm >> Leather (da thuộc) là gì? 10 loại da thuộc phổ biến nhất hiện nay