Giày hiking chống thấm nước là một trong những vật dụng cần thiết cho chuyến đi hiking, phượt, dã ngoại. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài, lớp chống thấm nước sẽ mất tác dụng và nước bắt đầu thấm vào bên trong giày. Và đó chính là lúc bạn cần học cách phủ lớp chống thấm nước mới cho đôi giày của mình.
Nội dung
Tại sao nên phủ chống thấm nước lại cho giày Hiking?
Hầu hết tất cả các loại giày đi bộ đường dài đều được xử lý tại với lớp hoàn thiện chống nước (DWR) trước khi được đem ra thị trường, nên những đôi giày mới hiếm khi cần thoa/ phủ thêm lớp chống thấm nước.
Nhưng lớp phủ đó cuối cùng sẽ mòn đi và mất tác dụng. Đặc biệt là khi bạn nhận ra nước đang bắt đầu len lỏi vào bên trong đôi giày, và không còn lăn ra trên bề mặt đôi giày nữa.
Có tổng cộng 4 bước chính để chống thấm giày đi bộ đường dài của bạn là:
- Lựa chọn phương pháp/ chất xử lý chống thấm phù hợp.
- Làm sạch giày hiking của bạn
- Áp dụng lớp chống thấm nước mới lên giày
- Làm khô giày của bạn
Lựa chọn chất xử lý chống thấm cho giày Hiking
- Thông thường, các phương pháp xử lý chống thấm được sản xuất để sử dụng trên da nguyên miếng hoặc da thô như da lộn hoặc nubuck. Hãy chắc chắn bạn đã đọc kĩ các mô tả sản phẩm và hướng dẫn sử dụng sản phẩm một cách cẩn thận trước khi bạn mua và sử dụng lên giày hiking của mình
- Các chất điều trị chống thấm da bằng sáp hiện nay đã ít phổ biến hơn trước. Và nếu bạn muốn thay gót đôi giày, hãy tránh sử dụng sáp vì lượng sáp dư thừa sẽ làm suy yếu khả năng kết dính của giày với một chiếc đế mới.
- Nếu giày đi bộ đường dài của bạn có lớp lót Gore-Tex® hoặc một loại màng chống thấm / thoáng khí khác, bạn không cần phủ lớp chống thấm trên những khu vực đó. Bạn chỉ cần làm sạch vải ở những khu vực đó là ổn.
Làm sạch giày Hiking trước khi chống thấm
Sản phẩm chống thấm hoạt động tốt nhất trên giày hoặc bốt sạch, ẩm. Bạn không muốn bụi bẩn hoặc đất đá làm ảnh hưởng đến độ che phủ và hiệu quả của lớp chống thấm mới. Và bạn cũng cần làm ướt bên trong lớp ngoài của đôi giày để giúp chất xử lý chống thấm hoạt động toàn diện hơn.
Để làm sạch giày hiking của bạn, bạn cần làm theo 3 bước sau:
- Tháo dây buộc giày trước khi làm sạch.
- Sử dụng bàn chải mềm (ví dụ: bàn chải đánh răng cũ) để nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn.
- Để làm sạch phần đế giày kỹ lưỡng hơn, hòa tan chất tẩy rửa vào nước sau đó ngâm phần đế khoảng 10-15 phút trong dung dịch trước rồi sử dụng vòi để rửa sạch lại.
Cách phủ lớp chống thấm mới lên giày Hiking
- Bắt đầu bằng cách đảm bảo rằng nước được ngâm hoàn toàn vào bên trong và ngoài của giày. Nếu bạn vừa hoàn thành việc làm sạch chúng, đây chính là lúc lý tưởng để phủ lớp chống thấm.
- Nên ngâm da giày trong nước ít nhất 10-15 phút để đảm bảo da giày ẩm ướt hoàn toàn.
- Nếu giày của bạn khô hoặc không đủ ẩm ướt sau khi làm sạch, hãy quấn một chiếc khăn rất ướt xung quanh chúng và để chúng nằm trong bồn rửa tay trong vài giờ.
- Khi nước đã ngấm hoàn toàn vào ủng, hãy áp dụng chất xử lý chống thấm. Các bước áp dụng sẽ khác nhau, vì vậy hãy đọc và cẩn thận làm theo hướng dẫn sử dụng cho sản phẩm của bạn.
Mẹo làm khô và bảo quản giày Hiking sau khi chống thấm nước
- Để giày khô ở nhiệt độ bình thường, ở nơi có độ ẩm thấp.
- Không sử dụng nhiệt để làm khô (lò sưởi, lửa trại, bếp củi, bộ tản nhiệt, v.v.). Vì nhiệt độ cao sẽ làm giảm hiệu quả của chất kết dính và phần thân trên của giày sẽ mau bị mòn hơn.
- Nếu bạn muốn làm khô nhanh hơn, bạn có thể sử dụng quạt.
- Bạn cũng có thể nhồi những tờ báo vào bên trong giày để tăng tốc độ làm khô. Và luôn thay đổi giấy thường xuyên (bất cứ khi nào giấy bắt đầu ẩm ướt).
- Bảo quản giày hiking ở nơi nhiệt độ ổn định và bình thường. Không cất/ để giày trên gác mái, nhà để xe, cốp xe hoặc bất kỳ nơi ẩm ướt, nóng hoặc không đảm bảo vệ sinh.
Nguồn: REI