Cao su thiên nhiên là chất liệu được lấy từ mủ tự nhiên của cây cao su – một loại chất lỏng màu trắng đục ở dưới vỏ cây. Vật liêụ từ cao su thiên nhiên có tính đàn hồi cao và được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng Travelgear đi tìm hiểu thêm thông tin cao su thiên nhiên là gì trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Cao su thiên nhiên là gì?
Cao su thiên nhiên là chất liệu được sản xuất trực tiếp từ mủ cây cao su thuộc nhóm Polyterpene. Cao su thiên nhiên có công thức phân tử là (C5H8)n. Cao su thiên nhiên được trải qua quá trình lịch sử hình thành lâu dài và phát triển.
Bắt đầu từ thế kỷ 16 tại Nam Mỹ, người ta đã bắt đầu gieo trồng cây và bắt đầu chế tạo công thức biến mủ cao su từ dạng lỏng sang dạng khối và tận dụng những tính năng vốn có để độ đàn hồi cao hơn trong các thành phẩm sử dụng.
Quy trình sản xuất cao su tự nhiên tương đối tỉ mỉ và trải qua nhiều công đoạn khác nhau nếu bạn chưa biết cao su là gì thì dưới đây là các công đoạn phổ biến nhất:
+ Tiếp nhận và xử lý nguyên liệu: Đánh giá chất lượng mủ cao và sau đó tiến hành thu hoạch, chọn lựa rồi đưa vào kho lưu trữ sau đó tiến hành để nơi khô thoáng. Sau đó mủ cao su sẽ được phân loại để bắt đầu chuyển tiếp sang công đoạn khác.
+ Gia công cơ học: Đây là một trong những bước quan trọng bằng cách đưa mủ cao su lên băng tải và di chuyển cơ học qua máy cán để có thể dễ dàng thu nhỏ kích thước của khối mủ, sau đó phân chia những khối mủ và tách bỏ tạp chất.
Lớp mủ sẽ được bỏ vào máy băm liên hợp để chuyển hóa và được xé nhỏ thành dạng tơi xốp thay vì khối nguyên bản cỡ lớn so với thông thường.
+ Gia công nhiệt: Hạt mủ cao su sẽ được sắp xếp vào các thùng sấy để được gia tăng áp lực tạo nhiệt và giúp tăng độ xốp cũng như khối lượng của cao su thiên nhiên. Quy trình gia công nhiệt được phân loại và làm nguội một cách kỹ càng trước khi cho vào lò ép.
Người ta thường sử dụng các công thức cao su thiên nhiên cố định trong quá trình gia công nhiệt để đảm bảo độ bền của thành phẩm được làm ra.
+ Cân ép cho nguyên liệu vào bao và bảo quản: Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất cao su thiên nhiên để tạo ra thành phẩm cao su thiên nhiên. Các cân mủ sẽ được tiến hành đưa vào máy ép sau đó cho vào các túi PE để bảo quản.
Ưu điểm và nhược điểm của cao su thiên nhiên nhiên là gì?
Cao su thiên nhiên là chất liệu từ tự nhiên và có trải qua các quá trình gia công, chế tạo và xử lý nhiệt để tạo nên các thành phẩm hoàn chỉnh. Các bạn có thể tham khảo thêm những ưu/nhược điểm của loại chất liệu này qua phần tiếp theo của bài viết để có cách bảo quản đồ dùng bằng cao su tốt nhất.
Ưu điểm
+ Có khả năng đàn hồi vượt trội: Đây là một trong những ưu điểm dễ nhận thấy của cao su thiên nhiên, đồng thời nhờ ưu điểm này mà chúng cũng được mang tính ứng dụng cao.
Trong đó cao su non thiên nhiên có khả năng đàn hồi cao gấp 9 lần và sau khi được kéo dãn, chúng vẫn nhanh chóng được trở về hình dạng ban đầu.
Để có được ưu điểm này là thuộc về mặt cấu tạo và cấu trúc của cao su, bởi các phân tử cao su luôn luôn được chuyển động, co kéo lẫn nhau tạo thành các chuối phân tử và khi không kéo dãn hoặc có lực tác động nào chúng sẽ mau chóng trở lại được hình dạng ban đầu.
Nhờ ưu điểm đàn hồi vượt trội mà những sản phẩm từ chất liệu cao su vẫn luôn đảm bảo độ bền cao theo thời gian.
+ An toàn và thân thiện với môi trường: Với chất liệu từ tự nhiên nên tính năng an toàn của cao su thiên nhiên cũng được đảm bảo.
Các vật dụng có chất liệu từ cao su thiên nhiên đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
Vì vậy độ an toàn được đánh giá là tốt hơn hẳn so với những chất liệu nhân tạo khác. Các thành phần chính của cao su thiên nhiên được chiết xuất từ mủ cao su trên cây và không chứa các hóa chất hoặc những chất phụ gia độc hại.
Các sản phẩm được làm từ cao su thiên nhiên được sử dụng trực tiếp với da hay hệ hô hấp vì thế rất được ưa chuộng vì độ an toàn và lành tính. Tính chất của cao su thiên nhiên vì thế được ưa chuộng.
+ Độ bền sử dụng cao: Như các bạn đã biết khi tìm hiểu về ưu điểm của cao su thiên nhiên là gì đó chính là độ bền sử dụng cao, đặc tính đàn hồi và có khả năng trở về trạng thái ban đầu, không dễ bị biến dạng trong quá trình sử dụng.
Hầu hết các sản phẩm được chế tạo từ cao su thiên nhiên đều có độ bền lên tới hàng chục năm, điều này đã được kiểm chứng qua những trải nghiệm thực tể của người sử dụng.
Nếu bạn đang có nhu cầu muốn tìm kiếm các dòng sản phẩm, chất liệu có độ bền cao thì chắc chắn cao su non thiên nhiên được xem là sự lựa chọn phù hợp.
+ Có khả năng kháng khuẩn: Một ưu điểm ít được biết đến của chất liệu cao su non thiên nhiên chính là khả năng kháng khuẩn.
Ưu điểm này vốn thuộc về mặt bản chất của mủ cao su non tự nhiên và trải qua quy trình sản xuất gia công nhiệt cùng nhiều công đoạn khác nhau, tính năng kháng khuẩn của các dòng cao su non thiên nhiên lại được nâng cao và phát huy trong quá trình sử dụng.
Đặc biệt ưu điểm kháng khuẩn của cao su non thiên nhiên rất được ưa chuộng trong quy trình sản xuất các dòng sản phẩm dành cho bé, những sản phẩm và đồ dùng liên quan trực tiếp đến làn da và hệ hô hấp của trẻ.
Sử dụng chất liệu khoáng khuẩn từ cao su non thiên nhiên cũng được xem là một trong những giảu pháp hữu hiệu giúp hạn chế sự tấn công của virus hay vi khuẩn bên ngoài làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm dễ nhận thấy như khả năng đàn hồi tốt, độ bền sử dụng cao, khả năng kháng khuẩn tốt khi chế tạo các thành phẩm sử dụng hàng ngày thì cao su thiên nhiên vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về nhược điểm của cao su thiên nhiên là gì để có cách lựa chọn và bảo quản chất liệu cho phù hợp hơn.
+ Giá thành cao hơn so với cao su nhân tạo: So với các sản phẩm có chất liệu từ cao su nhân tạo hay cao su non thì cao su thiên nhiên có giá thành cao hơn.
Một phần do sản lượng mủ cao su tự nhiên ngày nay dần trở nên khan hiếm hơn, công đoạn khai thác và thu hoạch cũng mất nhiều thời gian công sức hơn. Chính vì vậy chất liệu cao su tự nhiên có giá thành cao hơn cũng là quy luật tất yếu.
Nếu bạn muốn mua các sản phẩm từ cao su với giá thành phải chăng hơn thì có thể tham khảo các dòng cao su nhân tạo hoặc cao su non cũng tương đối phù hợp và là lựa chọn thay thế có phần chất lượng và gần như tương đồng về mặt ưu điểm và tính năng.
+ Quy trình sản xuất chưa triệt để: Xét về quy trỉnh sản xuất cao su non thiên nhiên vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, bởi nhiều nhà máy sản xuất trong quá trình sản xuất cao su có thể gây ô nhiễm môi trưởng, làm ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính.
Bên cạnh đó quy trình sản xuất cao su tự nhiên hiện nay vẫn chưa đạt đến mức triệt để, đặc biệt là quy trình xử lý chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất các thành phẩm từ cao su non.
+ Có mùi cao su đặc trưng: So với các dòng cao su non hay cao su nhân tạo thì cao su thiên nhiên khi mới mua sẽ có mùi cao su rất đặc trưng, mùi này có thể gây khó chịu đối với một số người nhạy cảm.
Mặc dù cao su thiên nhiên cũng được trải qua quá trình sản xuất và xử lý mùi tuy nhiên nhược điểm về mùi vẫn không hoàn toàn được khắc phục.
Tuy nhiên với các sản phẩm từ cao su thiên nhiên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm đó là sau khi trải qua một thời gian ngắn sử dụng, mùi mủ cao su đặc trưng sẽ gần như biến mất.
+ Khó phân biệt: Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thật khó để các bạn có thể phân biệt giữa cao su thiên nhiên và cao su non, cao su nhân tạo. Chính vì vậy trong quá trình chọn mua sẽ hơi khó khăn đôi chút trong việc lựa chọn và phân biệt.
Đặc biệt là những sản phẩm được giới thiệu là gối hay đệm từ chất liệu cao su thiên nhiên. Ngoài việc trang bị các kiến thức phân biệt. Các bạn cũng cần lưu ý hơn trong việc lựa chọn các địa chỉ mua uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như chất liệu mà mình đang sử dụng nhé!
+ Dễ bị oxy hóa: Đây cũng là một trong những nhược điểm tất yếu với bất kì các sản phẩm, chất liệu không dùng tới sự tác động của chất bảo quản. Đặc biệt cao su thiên nhiên dễ bị xxoy hóa ở môi trường không lý tưởng như có độ ẩm hoặc nhiệt độ cao.
Điều này dễ lảm cho bề mặt cao su có các lỗ thủng hoặc lõm, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của các sản phẩm sử dụng.
Phân biệt cao su thiên nhiên và cao su non
2 chất liệu cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp (cao su non) gây nhầm lẫn cho nhiều người vì tưởng chúng là một do có nhiều điểm tương đồng về mặt hình thức và tính chất.
Để không gặp khó khăn trong việc chọn mua các sản phẩm từ cao su thiên nhiên cũng như biết thêm về sự khác biệt sữa cao su thiên nhiên và cao su non là gì các bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu nhận biết đơn giản sau đây.
Cao su thiên nhiên
Đặc điểm: Là loại là chất liệu được sản xuất trực tiếp từ mủ cây cao su thuộc nhóm Polyterpene. Có cấu trúc dạng bọt hở
Thành phần: mủ cây cao su nguyên chất dạng bọt và không chứa các chất phụ gia nào khác.
Dấu hiệu nhận biết: Có mùi rất đặc trưng của mủ cao su tự nhiên, đặc biệt là lúc mới mua, khả năng đàn hồi và trở về hình dáng ban đầu nhanh chóng chỉ trong 5 – 10 giây. Cấu trúc phân tử lỗ hổng rõ rệt trên bề mặt và được phân bố dày hơn. Khối lượng riêng của cao su nhẹ.
Cao su non
Đặc điểm: Là vật liệu được chế tạo và phát triển từ Polyurethane và là dạng cao su tổng hợp không chứa nhiều hoạt chất. Có cấu trúc bọt khí hở.
Thành phần: Các hợp chất Polyurethane (các bạn có thể tìm hiểu thêm về Polyurethane là gì để hiểu thêm về thành phần này).
Dấu hiệu nhận biết: Do là loại cao su non nhân tạo nên công đoạn xử lý mùi triệt để hơn, gần như các bạn sẽ không thầy mùi cao su, bề mặt cao su non cũng có độ bóng hơn so với cao su thiên nhiên (độ bóng nhẹ), khả năng đàn hồi tốt nhưng trở về hình dáng chậm hơn so với cao su thiên nhiên.
Các loại cao su tổng hợp này có cấu trúc lỗ hổng trên bề mặt ít hơn so với cao su thiên nhiên, do đó độ thoáng khí không bằng. Khối lượng riêng cao su non nặng hơn.
Các loại cao su non có tính ứng dụng phổ biến trong công nghệ sản xuất gối đệm, đặc biệt là các dòng gối ngủ, gối kê cổ, gối chữ u.
Nếu bạn có nhu cầu muốn tìm mua các dòng sản phẩm có khả năng nâng đỡ tốt cho cơ thể, êm ái nhưng e ngại giá thành cao thì có thể tham khảo các sản phẩm từ cao su non hoặc cao su nhân tạo.
Như vậy với những đặc điểm phân biệt cơ bản trên đây, các bạn đã có thể phần nào có những lưu ý trong việc chọn lựa các sản phẩm từ cao su thiên nhiên.
Ứng dụng của cao su thiên nhiên
Tìm hiểu ứng dụng cao su thiên nhiên là gì các bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây để có những lựa chọn phù hợp trong việc tìm mua các sản phẩm tốt, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Sản xuất nệm cao su thiên nhiên cao cấp
Là một trong những sản phẩm cao su điển hình. Đệm cao su thiên nhiên vẫn luôn được ưa chuộng nhờ sự êm ái, mềm mại, thoáng khí đa chiều giúp mang đến những giấc ngủ ngon và thoải mái cho người sử dụng.
Các thương hiệu sản xuất đệm nổi tiếng đã rất thành công trong việc áp dụng chế tạo chất liệu cao su non vào trong các sản phẩm của mình.
Bên cạnh đó đệm cao su thiên nhiên còn có độ bền cao, trung bình lên đến hàng chục năm. Được xem là sự lựa chọn và đầu tư lâu dài nhưng chất lượng.
Cũng giống như ứng dụng của cao su tổng hợp. tuy nhiên các dòng đệm cao su thiên nhiên được nhiều người tin dùng và ưa chuộng hơn vì độ bền cao và nguyên liệu sản xuất 100% từ thiên nhiên.
Sản xuất gối cao su thiên nhiên
Chắc chắn gối kê cổ cũng là một trong những ứng dụng phổ biến và quen thuộc thường thấy của chất liệu cao su thiên nhiên:
+ Làm gối chữ U cho bà bầu: Một số dòng gối chữ U thiên nhiên cho mẹ bầu được xem là lựa chọn an toàn và lành tính đặc biệt giúp nâng đỡ tốt cơ thể cho mẹ bầu ở những tháng nhạy cảm thai kì, hạn chế tình trạng nhức mỏi, nặng nề khi nghỉ ngơi ở các tư thế khác nhau.
+ Gối chống trảo ngược cho bé: Với chất liệu an toàn có khả năng kháng khuẩn, chất liệu cao su thiên nhiên được ứng dụng sản xuất làm gối chống trảo ngược cho trẻ sơ sinh, gối chữ U cho bé, giúp bé ngủ ngon, sâu giấc, đem lại hiệu quả tốt cho hệ hô hấp của trẻ.
+ Gối ngủ, gối kê cổ: Ngoài ra cao su thiên nhiên là chất liệu phổ biến có mặt ở hầu hết các dòng gối kê cổ nhờ sự mềm mại, khả năng đàn hồi tốt giúp tốt cho quá trình tuần hoàn máu não, đáp ứng tốt nhu cầu thư giãn và nghỉ ngơi.
Bên cạnh một số sản phẩm gối cao su thiên nhiên thì gối cao su non cũng được ưa chuộng nhờ những ưu điểm tương đồng và giá thành rẻ hơn.
Các bạn có thể tham khảo thêm nếu muốn lựa chọn các sản phẩm có giá thành tiết kiệm chi phí hơn nhé!
Lĩnh vực y tế
Vật liệu cao su thiên nhiên được đánh giá là loại chất liệu an toàn và thân thiện với môi trường cũng như sức khỏe của người sử dụng. Chính vì vậy mà cao su thiên nhiên có tính ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế như làm dụng cụ mổ, găng tay, nút cao su và một số vật dụng chuyên dùng các trong phòng thí nghiệm và phòng phẫu thuật.
Đặc biệt cao su thiên nhiên có tính đàn hồi và cũng dễ dàng tiêu hủy, là tiêu chí cần thiết trong các chất liệu chuyên dụng thuộc về y tế.
Với những thông tin về cao su thiên nhiên là gì trong bài viết này hy vọng sẽ là gợi ý hữu ích để bạn có thể tham khảo và tìm mua các sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình.
Xem thêm >> Foam là gì? Phân loại và ứng dụng của chất liệu Foam trong đời sống