Foam là tên gọi chung của các loại mút xốp, bọt biển với đặc điểm đặc trưng là trọng lượng siêu nhẹ. Chất liệu này được tạo ra chủ yếu nhờ thành phần bọt khí và các chất lỏng hoặc chất rắn được tạo ra bởi bọt gas. Để giúp bạn tìm hiểu nhiều hơn về chất liệu foam là gì cũng như phân loại và tính ứng dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày có thể tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.
Foam là gì?
Foam là loại chất liệu dưới dạng bọt xốp hoặc mút với trọng lượng siêu nhẹ, mềm và có tính đàn hồi mềm dẻo nhất định. Các thành phần chủ yếu để làm nên chất liệu này chủ yếu là các loại chất rắn hoặc chất lỏng được thoát ra từ bọt khí hay khí gas. Bên cạnh đó bọt khí cũng thu được nhiều chất lỏng hơn. Chính vì vậy mà thành phần của Foam cũng có chất liệu H20 bên trong. Một số thành phần chủ yếu để cấu tạo nên chất liệu Foam có thể kể đến như : các hóa chất, polyol, polyisocyanate và nước…
Quá trình phản ứng hóa học để tạo nên chất liệu foam Polyisocyanate và polyol khi được kết hợp với H2o (nước) sẽ tạo ra phản ứng hóa học và tỏa nhiệt để tạo thành polyurethane. Cùng với đó là Diphenylethene Diisocyanate (MDI) và Toluene Diisocyanate (TDI) với nguồn gốc hóa dầu và được tạo nên nhờ các phản ứng và quy trình hóa học tương đối phức tạp. Nhờ những đặc tính của thành phần hóa học tạo thành nên Foam cũng sở hữu những đặc trưng dễ nhận thấy độ dẻo dai, đàn hồi, có tính mềm mại cùng hình dáng cố định và thu hồi hình dáng trở về trạng thái ban đầu. Cũng nhờ những đặc điểm này mà chúng có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày.
Ưu điểm của chất liệu Foam
Cùng tìm hiểu thêm về một số ưu điểm của chất liệu Foam là gì thông qua những thông tin dưới đây:
Độ đàn hồi cao
Đây cũng là những ưu điểm dễ nhận thấy của các dòng chất liệu Foam hay cao su, độ đàn hồi cao và điểm này có thể dễ dàng nhận thấy khi bạn sử dụng tay để nhấn lên phần bề mặt và thấy chúng mau chóng trở về trạng thái ban đầu. Với cấu tạo mút xốp cũng mang lại tính đàn hồi nhẹ nhàng và không bị thô cứng.
Khả năng nâng đỡ trọn vẹn
Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy các loại chất liệu được làm từ Foam đều có khả năng nâng đỡ cơ thể tốt, mang đến sự đàn hồi cũng như giải phóng cơ thể tốt. Nhờ đó những chất liệu Foam có tính ứng dụng rất phổ biến trong công nghệ chế tạo gối chữ U, đệm… Từ đó nâng đỡ cơ thể một cách trọn vẹn giúp giảm thiểu tối đa các áp lực mỗi khi nằm ngủ.
Giúp lưu thông không khí
Các chất liệu đệm, gối chữ u, mút các dạng phân tử liên kết nên có khả năng luồng khí. Đặc biệt với các dạng gối và đệm giúp hạn chế tối đa các lực và tác động khi nằm ngủ, thúc đẩy tốt hơn quá trình tuần hoàn máu.
Độ bền cao
Thêm ưu điểm dễ nhận thấy của chất liệu Foam là độ bền cao. Các bạn khi chọn mua những sản phẩm từ Foam có thể yên tâm về tuổi thọ sử dụng với mức giá thành. Trải qua thời gian dài sử dụng những chất liệu Foam không bị biến dạng hay bẹp, lún theo thời gian, đồng thời khả năng giữa hình dáng được nguyên vẹn như ban đầu. Thông thường đối với chất liệu Foam thường có chế độ bảo hành với thời gian khá lâu.
Siêu nhẹ
Một số những ưu điểm khác của chất liệu Foam có thể kể đến như siêu nhẹ cùng kích thước và trọng lượng tối ưu, nhờ đó dễ dàng vận chuyển và sử dụng cũng như gấp gọn chúng lại một cách tiện lợi.
Có khả năng cách âm tốt
Chất liệu Foam cũng có khả năng cách âm tương đối tốt. Một số loại Foam được ứng dụng phổ biến để làm vật liệu xây dựng. Cũng nhờ ưu điểm khả năng cách âm tốt nên chúng được sử dụng phổ biến để làm lót sàn, lót trần hay vách tường giúp gia cố khả năng cách âm ở phòng riêng, nhà ở hay hội trường và các nhà hàng , quán karaoke…
Nhược điểm của chất liệu Foam
Ngoài những ưu điểm nhất định như khả năng cách âm tốt, trọng lượng siêu nhẹ hay độ bền cao, giúp lưu thông không khí và khả năng nâng đỡ trọn vẹn thì chất liệu Foam cũng sở hữu những nhược điểm nhất định. Cùng tìm hiểu những nhược điểm của chất liệu Foam là gì qua những thông tin dưới đây.
Chất liệu không mát mẻ
Chắc chắn Foam sẽ không phải là lựa chọn phù hợp cho những ai ưa thích sự mát mẻ khi việc lựa chọn chất liệu. Đặc biệt với các dòng đệm cao su mặc dù có độ thoáng khí tốt nhưng không hoàn toàn mát mẻ. Để khắc phục tình trạng này các bạn có thể sử dụng đệm khí theo công nghệ để mang đến cảm giác dễ chịu và thoải mái khi sử dụng trong mùa hè.
Hạn chế tiếp xúc với nước
Với một số đồ dùng được làm từ chất liệu Foam cần có sự hạn chế nhất định khi tiếp xúc với nước để đảm bảo độ bền. Chất liệu Foam lâu khô hơn sau khi tiếp xúc với nước.
Phân loại các chất liệu Foam
Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến chất liệu foam là gì. Trong đó chất liệu Foam sở hữu nhiều biến thể khác nhau . Cùng tìm hiểu về các chất liệu Foam trong phần tiếp theo cuả bài viết dưới đây.
Memory Foam
Memory Foam là gì? Là loại mút hoạt tính từ cao su non thiên nhiên. Cũng là chất liệu được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Memory Foam có thành phần cấu tạo chủ yếu từ Polyurethane. Với đặc tính đàn hồi tốt, khả năng cố định hình dáng, mềm mại và nâng đỡ tốt cho cơ thể người cùng đồ bền đẹp cao và khả năng giảm áp suất vượt trội, có thể chịu lực tốt. Chúng được ứng dụng khá phổ biến trong việc chế tạo và sản xuất các loại đệm cao cấp, gối cao su non (đặc biệt là các loại gối chữ u kê cổ, gối chữ U cho bà bầu…), nệm, ghế xe hơi, lót đệm Sofa.
Memory Foam là tên tiếng anh của cao su non. Các bạn có thể tham khảo thêm về chất liệu cao su non là gì để có thông tin đầy đủ hơn.
Một trong những đặc điểm và dấu hiệu nhận biết khi chọn chất liệu Memory Foam đó chính là khi bạn sử dụng bàn tay để ấn lên phần bề mặt sẽ thấy hình dạng của bàn tay được lưu giữ bên bề mặt, tuy nhiên chỉ trong khoảng 10 giây sau là bạn đã thấy nó trở về trạng thái cùng hình dạng ban đầu và dấu ấn của bàn tay trên bề mặt chất liệu cũng hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên khi sử dụng các chất liệu Memory Foam các bạn cũng cần chú ý trong việc bảo quản và vệ sinh, tránh để chúng tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với nước.
Pu Foam
Pu Foam là gì? Pu Foam là chất liệu Foam được tổng hợp từ 2 chất polyol and diisocyanate nhưng vẫn có thành phần cấu tạo chủ yếu từ Polyurethane. Ngoài ra chất liệu này cũng được kết hợp thêm với một số chất phụ gia và các loại hóa học khác để tăng độ bền đẹp cũng như tính đàn hồi cho chất liệu cùng với đó là độ dẻo dai và đàn hồi nhất định.
Cũng giống như chất liệu Memory Foam. Pu Foam cũng được đánh giá cao nhờ khả năng nâng đỡ tốt cho cơ thể người, giúp giải phóng và thư giãn cơ thể tốt đồng thời có khả năng đàn hồi và nâng đỡ trọng lượng. Bên cạnh mút xốp PU Foam cứng cũng được đánh giá là một trong những loại vật liệu có khả năng cách nhiệt tốt hiện nay.
* polyurethane foam là gì? polyurethane foam là tên đầy đủ của PU Foam.
Nếu bạn chưa biết về những ưu điểm của chất liệu Foam cách nhiệt là gì có thể tham khảo PU Foam. Cũng nhờ những ưu điểm nổi trội về tính đàn hồi cao, độ dẻo dai tốt cùng khả năng cách nhiệt vượt trội mà chúng được ứng dụng không chỉ trong công nghệ sản xuất gối đệm thế hệ mới mà còn trong vật liệu xây dựng làm vách, trần cách âm cao cấp tiện lợi trong các hội trường, quán bar, nhà hàng, quán karaoke…
Một số loại Foam cao cấp mà nhiều người vẫn thường nhắc đến như Foam chống cháy hoặc Foam chữa cháy và có giá thành tương đối phải chăng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên khi lựa chọn các loại chất liệu Foam chống cháy hoặc cách nhiệt để đảm bảo hiệu quả bạn cần lựa chọn những cơ sở uy tín và giúp phát huy hiệu quả sử dụng nhất định.
PVC Foam
PVC Foam là gì? PVC Foam là loại chất liệu được cấu thành từ nhựa PVC (các bạn có thể tìm hiểu thêm về thông tin nhựa PVC là gì), bột gỗ, Foam và một số các chất liệu phụ gia nhất định như chất có khả năng chống cháy, chất tạo bọt và được chế tạo với một tỷ lệ cân bằng để phát huy những ưu điểm và đặc tính trong quá trình sử dụng.
Thông thường chất liệu PFC Foam được ép dưới dạng tấm hoặc bề mặt phẳng. Chất liệu Foam này cung có tính ứng dụng cao và được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. PVC Foam có độ bền cơ học cao nhưng giá thành rẻ hơn so với các chất liệu Foam hay các chất liệu gỗ, nhôm khác đồng thời PVC Foam cũng có khả năng cách nhiệt và chống cháy tương đối tốt. Tuy nhiên về tính mềm mại, đàn hồi và khả năng của chất liệu này không được đánh giá cao. Một số ứng dụng phổ biến của PVC Foam có thể kể đến như: làm ốp tủ lạnh, biển quảng cáo và vách cách âm phía trong và phía ngoài, biển quảng cáo, lót mặt sàn và một số ứng dụng phổ biến khác trong các ngành nội thất…
PE Foam
PE Foam là gì? PE Foam là loại nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ và khi kết hợp cùng với Polyurethane nhờ đó có độ mềm dẻo và độ dai nhất định. Trong đó thành phần chủ yếu của chất liệu này là loại nhựa nguyên sinh LDPE. Tên gọi khác của PE Foam là Polyethylene (Protective) Foam. 2 Đặc trưng nổi bật nhất của chất liệu PE Foam chính là có độ bền và độ dai. Tùy vào các mục đích sử dụng khác nhau mà người ta có thể điều chỉnh hình dáng cũng như độ dày, mỏng khác nhau sao cho phù hợp.
Ngoài ra PE Foam cũng có dưới nhiều dạng khác nhau như xốp tráng bạc PE Foam cách nhiệt, mút xốp bạc PE Foam định hình. Bên cạnh đó một số những ưu điểm nhất định dễ nhận thấy như: tái chế dễ dàng, tính linh hoạt cao, độ bền, không mùi, trọng lượng nhẹ và không dễ dính bụi, không mài mòn, cách âm tốt, cấu trúc đồng đều và có khả năng chống rung chống sóc tốt. Ngoài ra PE Foam cũng được sử dụng phổ biến trong công nghiệp. PE Foam cũng có giá thành rẻ.
Eva Foam
Eva Foam là gì? Eva Foam hay còn gọi là xốp Eva với sự kết hợp của 2 hợp chất Ethylene và Acetate. Tùy vào nhu cầu sử dụng và chế tạo Eva Foam mà người ta sẽ thêm bớt các thành phần phụ gia nhằm nên tạo nên các tính vật lý vượt trội (thông thường sẽ trong khoảng từ 60% – 70%).
Chất liệu này có tính đàn hồi rõ rệt gần giống với các loại cao su. Mút xốp Eva có mopotj số những đặc điểm nổi bật như: có độ đàn hồi và bóng đẹp hơn hẳn với chất liệu caio su cùng khả năng chống thấm hiệu quả đồng thời chịu tác động của thời tiết như mưa nắng… Điều này đồng nghĩa với việc chúng có khả năng chống lại sự phá hủy của một số loại hóa chất , khả năng chịu lực rất tốt, khối lượng nhẹ, cách âm tốt. Một số ứng dụng phổ biến của loại xốp Eva Foam như làm thảm tập võ, thảm xốp trải sàn, giấy foam..
Ứng dụng của chất liệu Foam trong đời sống hàng ngày
Được xem là một trong những loại chất liệu được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Không khó để tìm mua những món đồ được làm từ Foam. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà các bạn có thể lựa chọn cho mình các chất liệu Foam phù hợp.
Trong ứng dụng công nghệ sản xuất gối đệm
Một số dòng đệm được làm từ Memory Foam (cao su non) rất được ưa chuộng nhờ khả năng đàn hồi tốt có độ bền cao và mang đến sự thoải mái trong quá trình sử dụng. Được sản xuất dưới dạng mút xốp, các foam bọt biển mềm nên có độ lún nhất định.
Ưu điểm của nệm Foam là gì?
Các loại đệm được làm từ chất liệu này thường có khả năng nâng đỡ tốt cho cơ thể, tuần hoàn tốt cùng độ thông thoáng nhất định. Bên cạnh đó nệm giúp giảm thiểu tình trạng thức mỏi đồng thời giúp duy trì trạng thái ổn định và cân bằng cho cơ thể bạn.
Gối kê cổ chất liệu Foam
Chất liệu Foam cũng có tính ứng dụng rất phổ biến trong gối kê cổ, gối chữ u tựa cổ để bạn có thể sử dụng hàng ngày. Một số ứng dụng phổ biến của chất liệu Foam với các dòng gối kê cổ có thể kể đến như:
Gối ngủ: Các dòng gối ngủ từ Memory Foam (cao su non) mang đến sự thoải mái, dễ chịu giúp bạn ngủ ngon hơn đồng thời tăng tuần hoàn máu não và khả năng lưu thông máu huyết tốt.
Gối chữ u cho bà bầu: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sử dụng gối chữ u sẽ giúp cho sức khỏe của mẹ bầu tốt hơn đồng thời tăng cường khả năng lưu thông máu, hạn chế tình trạng bị chuột rứt hay đau, nhức mỏi cơ trong những tháng nhạy cảm của thai kì.
Gối chữ u văn phòng: Việc sử dụng gối kê cổ có khả năng nâng đỡ tốt cho cơ thể của bạn giúp giảm thiểu tình trạng nhức mỏi vai gáy thường thấy ở dân văn phòng, công sở. Đặc biệt là với các dòng gối cao su non (memory Foam) có chất liệu mềm mại. Bên cạnh đó các bạn cũng có thể dùng chúng trong khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn tại văn phòng hay làm việc…
Gối chữ u du lịch: Nhờ chất liệu có tính đàn hồi tốt, trọng lượng nhẹ nên gối chữ u cao su non giúp dễ dàng gấp gọn và mang theo trong những chuyến du lịch của mỗi người.
Nhờ những ưu điểm nhất định nên chất liệu Foam có tính ứng dụng cao với công nghệ sản xuất gối đệm phổ biến và mang đến những lợi ích tốt cho sức khỏe của người dùng.
Sản xuất quần áo
Ngoài tính ứng dụng phổ biến trong công nghệ sản xuất chăn, ga gối đệm thì chất liệu Foam cũng được sử dụng trong lĩnh vực thời trang hay sản xuất quần áo. Ưu điểm của thành phần Polyurethane có trong chất liệu Foam là có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Nhờ đó chúng được sử dụng để may các tấm lót trong quần áo, thể thao phụ kiện cùng các trang phục có độ co giãn cao.
Các chất liệu quần áo từ Foam được đánh giá bền và giá thành hợp lý cho người tiêu dùng có khả năng chống bụi bẩn, không dễ bị bay màu và có khả năng chịu tác động từ môi trường tốt, giá thành tương đối rẻ so với các chất liệu khác.
Vật liệu xây dựng
Foam có khả năng cách âm cách nhiệt tốt nên là loại vật liệu xây dựng được nhiều người tin dùng. Bên cạnh đó loại chất liệu này cũng có trọng lượng nhẹ, độ bền cao và giá thành phải chăng.
Trong lĩnh vực xây dựng, sử dụng chất liệu Foam để tạo điều kiện bám dính tốt cho bề mặt của những công trình cao tầng hay làm lót cách âm…
Hy vọng với một số thông tin về chất liệu Foam là gì trên đây giúp bạn có những cân nhắc phù hợp trong việc lựa chọn đồ dùng sản phẩm hàng ngày đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Xem thêm >> Polyurethane là gì? Có bền không? Cách phân biệt và bảo quản da PU