Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách căn chỉnh ba lô vừa vặn với cơ thể, đồng thời giúp bạn nắm rõ hơn về kích thước cơ thể trước khi chọn mua ba lô. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn!

1. Cách đo chiều dài lưng chính xác

Để xác định chính xác thông số này, bạn sẽ cần một người bạn giúp bạn đo và một thước dây linh hoạt.

  1. Ngã đầu về phía trước cho đến khi bạn cảm nhận được độ căng ở phần xương giao giữa vai và cổ của bạn. Vị trí này chính là đốt sống cổ thứ 7 và là đỉnh của chiều dài lưng của bạn.
  2. Đặt hai tay ở vị trí gần đỉnh xương hông (hay còn gọi là đỉnh xương chậu) với các ngón trỏ nằm ở phía trước và ngón cái nằm phía sau. Khoảng cách giữa hai ngón cái này chính là đáy của phép đo.
  3. Đứng thẳng và nhờ bạn của bạn đo khoảng cách từ đốt sống cổ thứ 7 đến đường đáy tạo ra bởi 2 ngón cái. Và khoảng cách đo được chính là chiều dài lưng của bạn.

Sử dụng chiều dài lưng để chọn kích thước ba lô phù hợp

Thông thường trên các trang web sẽ liệt kê các phạm vi chiều dài lưng cho từng kích thước ba lô. Phạm vi chiều dài lưng (torso) thường khác nhau giữa các nhãn hiệu và kiểu ba lô, vì vậy hãy luôn kiểm tra biểu đồ kích thước cho bất kỳ loại ba lô nào bạn đang xem xét. Nếu kích thước của bạn nằm giữa 2 size, hãy đến cửa hàng để thử từng kích thước. Ngoài ra, bạn nên đến thử đeo ba lô để đảm bảo phù hợp nhất.

2. Cách đo kích thước hông chính xác

Mặc dù nó rất hiếm kích thước vòng eo / hông bị lệch nếu kích thước ba lô đúng với chiều dài lưng của bạn, nhưng việc kiểm tra số đo vòng hông của bạn vẫn rất cần thiết. Bạn có thể sẽ chịu hầu hết trọng lượng ba lô lên hông, vì vậy lựa chọn ba lô phù hợp với xương hông tốt là rất quan trọng.

Để đo kích thước hông, hãy quấn thước dây của bạn quanh đỉnh hông, ôm lấy đỉnh xương chậu. Vị trí này sẽ cao hơn một chút so với dây đai thắt lưng của bạn, vì vậy kích thước dây đai này cũng khác so với vòng hông.

Kiểm tra kỹ trên trang web để chắc chắn số đo vòng eo / hông trên kích thước ba lô bạn đã chọn phù hợp với bạn. Nếu không, hãy gọi đến cửa hàng gần nhất của bạn để tìm hiểu xem liệu bạn có thể thay đổi dây đai thắt lưng trên ba lô hay không.

3. Căn chỉnh ba lô phù hợp với chiều dài lưng

Được tìm thấy trên rất nhiều loại ba lô, hệ thống dây đeo có thể điều chỉnh giúp chiếc ba lô phù hợp với phạm vi chiều dài lưng hơn và vừa vặn chính xác hơn với từng người dùng. Các thương hiệu khác nhau sử dụng các hệ thống khác nhau, nhưng hầu hết chúng đều khá trực quan. Nếu bạn mua một ba lô có tính năng này, điều chỉnh sao cho vừa vặn với chiều dài lưng là quan trọng nhất.

Sau khi điều chỉnh ba lô phù hợp với chiều dài lưng, nếu bạn cảm thấy không thoải mái hay vừa ặn, hãy kiểm tra lại và chỉnh lại dây đeo ba lô.

4. Căn chỉnh phù hợp tại nhà

Ba lô mới của bạn có một số dây đai để điều chỉnh trọng lượng cho thoải mái hơn. Vì phần thân dưới của bạn có một số cơ bắp mạnh nhất trong cơ thể, vì vậy mục tiêu là điều chỉnh dây đai của bạn sao cho phần lớn tải trọng nằm trên hông của bạn.

Bạn có bốn dây đai điều chỉnh chính:

  • Dây đai thắt lưng
  • Dây đeo vai
  • Dây đai đỡ trọng lượng
  • Dây đai ở ngực

Bắt đầu với khoảng 7kg trọng lượng trong ba lô để giúp căn chỉnh chính xác hơn. Bạn cũng cần một người bạn hoặc gương để giúp bạn kiểm tra độ vừa vặn sau mỗi bước điều chỉnh. Nới lỏng tất cả các dây đai điều chỉnh một chút trước khi bạn bắt đầu.

Việc căn chỉnh này bao gồm 2 giai đoạn chính:

  • Điều chỉnh dây đeo vai và dây đai thắt lưng
  • Điều chỉnh dây đỡ trọng lương và dây đại ở ngực

Lưu ý, trong quá trình đi phượt, leo núi, bạn nên thường xuyên căn chỉnh ba lô, thay đổi độ căng trong dây đai để giảm các điểm áp lực

Bước 1: chỉnh dây đai thắt lưng

  • Đeo ba lô lên. Di chuyển dây đai thắt lưng cho đến khi phần đệm ôm sát đỉnh xương hông (mào chậu của bạn). Nếu nó nằm quá thấp hoặc quá cao, hãy thắt chặt hoặc nới lỏng dây đai vai để nâng hoặc hạ dây đai lưng.
  • Siết chặt khóa dây đai lưng và thắt chặt nó. Cẩn thận không để quá căng dây đai: nó nên vừa khít và an toàn mà không gây khó chịu cho phần hông của bạn.
  • Kiểm tra các phần có đệm của dây đai để đảm bảo chúng nằm trên đỉnh hông của bạn; nếu không, điều chỉnh lại dây đeo vai và thắt lưng. Hãy thử những độ căng khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy mức căng phù hợp
  • Đệm đai phải mở rộng ra một chút so với vị trí mặt trước của xương hông của bạn. Bạn cũng cần ít nhất khoảng 2,54 cm giữa khoảng cách 2 bên đến khóa thắt lưng. Nếu không đủ, bạn sẽ cần phải thay dây đai ba lô hoặc đổi ba lô.

Bước 2: chỉnh dây đeo vai

  • Kéo phần cuối dây đeo vai để thắt chặt dây lại
  • Dây đeo vai phải quấn chặt quanh vai bạn, nhưng chúng không nên chịu quá nhiều trọng lượng trên vai. Nếu có, bạn sẽ gây căng cơ quá mức cho các cơ vai, cổ và lưng trên.
  • Kiểm tra xem điểm nối giữa dây đeo và thân ba lô trên dây đeo vai của bạn có thấp hơn đỉnh vai từ 1 đến 2 inch không, chúng nên nằm gần bằng đầu xương bả vai của bạn. Nếu không, thì dây đai thắt lưng của bạn đang nằm sai vị trí hoặc ba lô không phù hợp với chiều dài lưng của bạn.
  • Thay đổi dây đeo vai bằng cách thắt chặt và nới lỏng dây đai. Tìm hiểu làm thế nào để điều chỉnh dây đai theo từng bước nhỏ để bạn có thể giảm bất kỳ điểm áp lực hoặc đau nhức trong quá trình đi bộ của bạn.

Bước 3: chỉnh dây đai đỡ trọng lượng

  • Dây đai đỡ trọng lượng kết nối đỉnh của dây đeo vai với một điểm gần đỉnh của miếng đệm phía sau ba lô. Khi căng, chúng nên nghiêng về phía thân ba lô ở góc 45 độ.
  • Đừng cố gắng thắt chặt dây đai đỡ trọng lượng. Gây căng quá mức có thể khiến bạn thấy thoải mái lúc ban đầu nhưng sẽ dẫn đến chèn ép khớp vai và tạo ra sự khó chịu về sau. Cố gắng đạt được mức căng vừa đủ. Nếu bạn cảm nhận được một khoảng trống ở đầu dây đeo vai của bạn, hãy nới lỏng các dây đai đỡ trọng lượng và thử lại.

Bước 4: dây đai ở ngực

  • Di chuyển dây đeo ở ngực cho đến khi nó nằm ở một độ cao thoải mái trên ngực của bạn: khoảng 2,54 cm dưới xương đòn của bạn.
  • Khóa và thắt chặt dây đeo ở ngực để đặt dây đeo vai ở độ rộng cho phép cánh tay của bạn di chuyển tự do.
  • Tránh những sai lầm phổ biến như thắt chặt dây đai ở ngực quá mức. Điều này có thể làm biến dạng sự vừa vặn của dây đai ở ngực, hạn chế cơ ngực và hạn chế hơi thở của bạn.

5. Căn chỉnh ba lô trên đường mòn

Mặc dù chiếc ba lô có thể đã vừa vặn với bạn trước khi bắt đầu hành trình, nhưng bạn vẫn cần chú ý liên tục trên đường mòn vì dây ba lô có thể bị xê dịch khi bạn đi đến những nơi địa hình khó khăn.

  • Nắm vững cách điều chỉnh các loại dây trên ba lô bằng cách thực hiện nhiều lần trước ở nhà
  • Đảm bảo bạn luôn có thể căn chỉnh lại phù hợp với cơ thể của mình bằng cách ghi nhớ những gì bạn đã thực hành tại nhà.
  • Căn chỉnh dây đai khi bạn đi bộ để giảm đau nhức và điểm áp lực. Thử nghiệm nhiều lần sẽ cho bạn biết những gì hoạt động tốt nhất cho ba lô và cơ thể của bạn.
  • Một tip phổ biến để kiểm soát trọng lượng, giảm mệt mỏi là siết chặt dây đeo vai và nới lỏng dây thắt lưng/ Và đảo ngược các bước lại ở lần căn chỉnh tiếp theo.
  • Lưu ý vị trí cơ thể: nghiêng người về phía trước sẽ khiến cho trọng lượng trên vai bạn cân bằng hơn.
  • Đặt ba lô của bạn xuống bất cứ khi nào bạn dừng lại để nghỉ ngơi. Điều đó mang lại cho bạn một ít thời gian để nghỉ ngơi và thở trong khi bạn kéo dãn cơ bắp, tránh đau nhức.

Nguồn: REI

Xem thêm >> Cách lựa chọn ba lô dã ngoại “chuẩn” nhất