Cho dù đây là bạn lần đầu tiên du lịch hay thành lập một cửa hàng online, học cách thương lượng và mặc cả là điều khá quan trọng.
Nội dung
- 1. Đổi tiền
- 2. Xem xung quanh
- 3. Quan sát cách người dân địa phương trả
- 4. Xác định sản phẩm nào đáng để mua
- 5. Ngôn ngữ
- 6. Tránh thể hiện sự nhiệt tình/ hào hứng đối với sản phẩm
- 7. Không hỏi giá ngay
- 8. Nói với họ rằng bạn sẽ đi xem xung quanh trước
- 9. Mua sắm một cách thông minh
- 10. Yêu cầu ưu đãi đi kèm
- 11. Không nên để lộ tiền trong ví của bạn
- 12. Tuân thủ luật mặc cả
Ở một số quốc gia, mặc cả thường không phải là một phần của văn hóa đất nước. Nhưng khi du lịch bụi ở những nơi như Ấn Độ, nếu bạn không biết cách mặc cả, bạn sẽ thấy mình phải trả gấp mười lần so với bình thường.
Vì vậy, nếu bạn rất muốn học cách đi du lịch vòng quanh thế giới, thì mặc cả chính là một trong những bí quyết giúp bạn tiết kiệm chi phí. Ở hầu hết các quốc gia, thường sẽ có 2 mức giá : mức giá cho dân địa phương và cho người nước ngoài. Và ở một số quốc gia, như Ấn Độ, điều này đã ăn sâu vào văn hóa địa phương rằng họ có quyền thách giá cao ngất ngưỡng đối với người nước ngoài.
Biết cách mặc cả ngày càng trở nên quan trọng khi bạn đang cố gắng mua một thứ gì đó như quà lưu niệm, tour du lịch hoặc phòng qua đêm. Và nếu bạn không biết bạn nên trả giá bao nhiêu, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên chung về cách mặc cả công bằng và hiệu quả.
1. Đổi tiền
Hãy chắc chắn rằng bạn có loại tiền phù hợp trước khi bắt đầu trả giá. Người dân địa phương sẽ không bao giờ cung cấp cho bạn tỷ giá trao đổi ngoại tệ tốt vì đây là cách đơn giản để họ kiếm được nhiều tiền hơn từ bạn. Việc mang theo bên mình cả tiền địa phương và tiền đô là rất hữu ích, đôi khi bạn có thể nhận được tỷ giá đô la tốt hơn so với tiền địa phương. Hãy chắc chắn rằng bạn có một sự hiểu biết tốt về giá trị của đồng tiền nội địa.
2. Xem xung quanh
Khi bạn cảm thấy muốn mua một sản phẩm nào đó, hãy kiểm tra các cửa hàng khác. Các mặt hàng có thể khác nhau về chất lượng, kiểu dáng và mức giá mà người bán nghĩ rằng chúng có giá trị. Thường có rất nhiều sản phẩm giống hệt được bán với giá đắt nhất tại các quầy hàng có vị trí tốt nhất, đi sâu vào trong khu chợ/ mua sắm thường có ít khách hàng hơn và mức giá tốt hơn. Hãy chắc chắn kiểm tra sản phẩm bạn đã chọn một cách cẩn thận, nếu bạn tìm thấy sai sót và đưa ra cho người bán xem, điều này thường có thể giúp hạ giá thành. Nếu bạn có thể mua sắm ở nơi mà người dân địa phương hay lui tới, bạn cũng có thể mua được giá tốt hơn.
3. Quan sát cách người dân địa phương trả
Khách du lịch hầu như luôn trả nhiều tiền hơn người dân địa phương cho cùng một loại hàng hóa và dịch vụ. Các người bán hàng luôn nghĩ rằng khách du lịch là những người giàu có hơn sao với dân địa phương, cho dù điều đó đúng hay không. Bạn có thể lựa chọn cách quan sát người dân địa phương mua sản phẩm với mức giá bao nhiêu. Sau đó dùng mức giá đó thể thương lượng với người bán. Như vậy bạn sẽ có được mức giá tốt hơn nhiều so với việc bị chém giá.
4. Xác định sản phẩm nào đáng để mua
Giá ghi trên hàng hóa có thể bóp méo ý tưởng của bạn về giá trị thực của một mặt hàng. Thực tế, họ đang chơi một trò chơi tâm lý với bạn. Nhiều khách du lịch nghĩ rằng nếu họ có thể giảm giá 50% nghĩa là họ đã trả giá thành công. Vì vậy, người bán thường tăng gấp 4 lần giá trị gốc của sản phẩm. Khi đó họ chỉ cần giảm 50% cho khách du lịch và vẫn nhận được lợi nhuận gấp đôi. Cách tốt nhất để đối phó với trường hợp này là bỏ qua chúng. Trước khi bạn mặc cả, hãy xác định giá trị của món hàng, xem xét những rắc rối liên quan đến việc đóng gói hoặc vận chuyển về nhà.
5. Ngôn ngữ
Đừng tức giận mà hãy quyết đoán. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng người bán đang cố tình hét giá, bạn vẫn không nên tức giận. Học một vài cụm từ và một số con số bằng ngôn ngữ địa phương có thể cực kỳ hữu ích và sẽ giúp bạn có được một thỏa thuận tốt hơn. Đặc biệt là nếu bạn có thể nói những câu như “mức giá này quá cao”. Ngoài ra, thay vì nói những câu như “mức giá X có ok không?”, hãy sử dụng các câu như “tôi sẽ trả cho món đồ này với giá tiền X”
6. Tránh thể hiện sự nhiệt tình/ hào hứng đối với sản phẩm
Ngay cả khi bạn cảm thấy bạn cực kì thích và muốn có món hàng đó, đừng thể hiện cho người bán biết. Hãy cố gắng quan sát và chỉ ra những sai sót trên sản phẩm, đề cập đến lý do tại sao mặt hàng đó không phù hợp với mức giá họ đưa ra. Cố gắng giữ một khuôn mặt điềm tĩnh và đừng vội chấp nhận lời đề nghị giá đầu tiên.
7. Không hỏi giá ngay
Giả sử bạn đang đi xem các mặt hàng và không hỏi giá, sau một lúc ngắm các sản phẩm, người bán sẽ nói những câu như “giá sản phẩm ở đây rất tốt”. Khi đó bạn có thể hỏi giá của nó là bao nhiêu mà không thể hiện sự quan tâm đặc biệt nào.
8. Nói với họ rằng bạn sẽ đi xem xung quanh trước
Nếu bạn không hài lòng với mức giá mà người bán đã đưa ra, hãy nói với người bán rằng bạn muốn đi xem xung quanh trước khi đưa ra quyết định. Khi người bán hàng nghĩ rằng bạn là khách hàng tiềm năng, họ sẽ đột nhiên giảm giá xuống để không mất khách.
9. Mua sắm một cách thông minh
Khả năng cao các mặt hàng như đồ trang sức hoặc đồ cổ bán tại các sạp chợ hoặc khu mua sắm là giả. Vì vậy, cách tốt nhất là nên tránh mua những mặt hàng này. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng các mặt hàng bạn mua được hải quan chấp thuận (ví dụ như mặt hàng từ động vật thường bị cấm không cho mang lên máy bay)
10. Yêu cầu ưu đãi đi kèm
Nếu bạn cảm thấy việc thương lượng giá cả đang bế tắc, hãy hỏi thêm các sản phẩm ưu đãi đi kèm (miễn phí). Nếu bạn đang có ý định mua số lượng lớn, hãy yêu cầu họ giảm giá thêm.
11. Không nên để lộ tiền trong ví của bạn
Việc khoe một chiếc ví nhồi đầy tiền mặt không bao giờ là một ý tưởng hay, bạn nên sử dụng một túi nhỏ để thể dễ dàng lấy tiền khi mua hàng có giá trị quá cao. Nếu bạn cần lấy thêm tiền từ ví của mình, hãy quay lưng lại với người bán, điều này sẽ không coi là thô lỗ.
12. Tuân thủ luật mặc cả
Đừng vội vàng. Bí quyết mặc cả thành công là không vội vã. Hãy chắc chắn rằng bạn đang giao dịch với một người có quyền giảm giá xuống. Trả giá nhưng vẫn tôn trọng người bán. Nếu người bán chấp nhận giá của bạn (hoặc ngược lại), bạn phải mua hàng.
Nếu giá quá cao, hãy rời đi. Không bao giờ lo lắng về việc bạn đã làm mất quá nhiều thời gian của người bán. Những người bán hàng cũng là những doanh nhân giàu kinh nghiệm, họ biết rằng không phải lúc nào họ cũng thành công trong mọi giao dịch. Vì vậy, bạn luôn có quyền chọn không mua khi bạn cảm thấy việc mặc cả không thành công.
Nguồn: REI