Trước đây, thiết bị thắp sáng cho những khu lều trại vào ban đêm chủ yếu thường là đèn lồng chạy bằng ga với mặt kính bao quanh đầu đốt (mồi lửa). Mặc dù khá cồng kềnh và lượng nhiệt tỏa ra cao làm nóng mặt kính (chạm vào sẽ bị nóng và dễ bị bỏng), tuy nhiên ánh sáng phát ra của nó rất mạnh, ấm áp, và khó tắt. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những điều cơ bản về các tiêu chí trong cách lựa chọn đèn lồng cắm trại, đèn xách tay chi tiết nhất.

Ngày nay, nếu muốn thì bạn vẫn có thể tìm và sở hữu được những chiếc đèn lồng cắm trại như vậy, nhưng liệu ngoại trừ mục đích sưu tầm thì việc có và sử dụng chúng có thực sự hiệu quả và an toàn không? Với những tiến bộ vượt trội gần đây trong công nghệ chiếu sáng LED, chế tạo và thiết kế kiểu dáng đèn, bạn có hằng hà sa số những chiếc đèn lồng cực kỳ hiện đại, nhẹ, sáng mạnh, và đủ nhỏ gọn cho việc lưu trữ trở nên tiện và dễ dàng hơn.

1. Các loại đèn lồng

Đèn điện

Hầu như tất cả các đèn lồng cắm trại chạy bằng pin ngày nay đều sử dụng công nghệ chiếu sáng LED (đi-ốt phát sáng) nhờ những lợi ích mà nó mang lại:

  • Tuổi thọ cao.
  • Năng lượng chiếu sáng rất tốt.
  • Có thể sử dụng được trong điều kiện khắc nghiệt.
  • Không bị nhiễu xạ ánh sáng hay phát thải CO2.
  • An toàn khi chạm phải (không tỏa nhiệt).

Nhược điểm duy nhất của chúng nằm ở việc sử dụng pin và xử lý rác thải (những bóng đèn đã hư).

Nếu bạn đang thắc mắc về sản phẩm này hay chưa biết đèn pin siêu sáng gồm những loại nào thì bạn có thể tham khảo trên website của TravelGear.

Đèn chạy bằng nhiên liệu

Những loại đèn xách tay sử dụng ga ngày xưa sử dụng một số nguồn nhiên liệu như:

  • Nhiên liệu lỏng (ga nguyên chất và ga LPG): bình chứa có thể bơm lại, tiết kiệm nhiên liệu
  • Khí Prô-pan: bình chứa có thể bơm lại, tiết kiệm nhiên liệu.
  • Khí Bu-tan: bình dùng một lần, gọn nhẹ, dễ sử dụng.

Ưu điểm chính và chủ yếu của loại đèn lồng này chính là cường độ ánh sáng cực mạnh của nó. Có thể nói rằng khi bạn cần thắp sáng toàn bộ khu cắm trại, không chiếc đèn lồng cắm trại nào có thể sánh bằng nó.

Nhược điểm:

  • Cần một không gian đủ rộng (không sử dụng ở nơi nhỏ và kín).
  • Tỏa nhiệt cao (nguy hiểm khi có trẻ em xung quanh hoặc những vật dễ cháy).
  • Tương đối dễ bị nhiễu xạ ánh sáng.
  • Tương đối nặng và cồng kềnh.

Đèn nến

Những loại đèn này sử dụng 1 hoặc nhiều cây nến để cung cấp ánh sáng tự nhiên và mềm. Bạn cũng có thể sử dụng thêm tấm hắt sáng để tối đa hóa cường độ ánh sáng.

Ưu điểm:

  • Ánh sáng mềm và không bị nhiễu xạ ánh sáng, tạo bầu không khí dễ chịu.
  • Thích hợp cho những việc gần đèn.

Nhược điểm:

  • Cường độ ánh sáng chỉ ở mức tối thiểu.
  • Phải để xa các vật dễ cháy.
  • Tỏa nhiệt khá cao (nóng khi chạm).

2. So sánh hiệu suất của đèn lồng

Dưới đây là các tiêu chí để xem xét và đánh giá hiệu suất của các loại đèn lồng cắm trại. Bạn có thể tìm thấy những thông tin này trong phần “Thông số kỹ thuật” của bất kỳ chiếc đèn nào.

Cường độ ánh sáng tối đa

Công suất phát quang của đèn lồng dã ngoại càng cao thì cường độ ánh sáng (hoặc độ sáng) của nó càng lớn. Hãy nhớ rằng công suất cao hơn thường dẫn đến hiệu quả năng lượng thấp hơn, có nghĩa là thời gian cháy ngắn hơn hoặc thời lượng pin ngắn hơn.

Thời gian sáng

Điều này được thể hiện bằng thời gian cháy (đối với đèn dùng ga) hoặc thời gian chạy trung bình (đối với đèn chạy bằng pin). Nó cho bạn biết thời gian ước tính một chiếc đèn lồng sẽ cung cấp ánh sáng với một bình nhiên liệu (đối với loại đèn lồng cắm trại sử dụng nhiên liệu) hoặc một bộ pin (đối với đèn điện). Thường thì thông số này sẽ được chính xác nhất bởi các nhà sản xuất cung cấp.

Hầu hết những mẫu đèn xách tay này thiết lập “thấp” và “cao” để được tính linh hoạt trong điều chỉnh ánh sáng tốt hơn. Do đó thời gian sáng của chúng thay đổi đáng kể khi sử dụng những thiết lập này. Chính vì vậy, khi sử dụng bạn nên tránh việc sử dụng cường độ ánh sáng tối đa để có thể có được thời gian sáng tốt nhất.

3. Tiêu chí khác khi chọn đèn lồng

Pin

Với đèn xách tay điện hay bất kỳ loại đèn nào chạy bằng pin, tuyệt đối không thử dùng các loại pin lithium hay pin lithium-ion. Bạn chỉ nên dùng chúng khi có sự khuyến nghị hay hướng dẫn của các nhà sản xuất về loại đèn nào được thiết kế để có thể hoạt động với chúng. Những loại pin đó có nguy cơ làm hư hỏng đèn.

Các loại pin kiềm (alkaline) mất năng lượng nhanh chóng ở nhiệt độ dưới 20oF hay – 6.67oC (các loại pin lithium thì mất năng lượng ít hơn). Để kéo dài tuổi thọ cho pin kiềm vào những ngày giá lạnh, hãy giấu chúng trong quần áo vào ban ngày và trong túi ngủ vào ban đêm.

Lớp đèn lồng

Các loại đèn sử dụng nhiên liệu thường phụ thuộc vào lớp đèn lồng bọc quanh ngọn đèn để cung cấp ánh sáng. Khi bị đốt thì lớp này phực cháy và tỏa nhiệt độ cao, do đó cần phải sử dụng loại đèn này thật cẩn thận. Hãy mang theo vài bọc đèn lồng cắm trại sơ cua trong bất kỳ chuyến đi nào để dự trù cho việc phải thay thế.

Kích thước và khối lượng

Đối với những chuyến phượt “xe” hay dã ngoại ngoài trời, kích thước và khối lượng của pin thường không phải là mối quan tâm. Ngược lại, đối với phượt ba-lô thì chúng lại khá là quan trọng đấy. Để có thể thắp sáng cả khu lều trại hoặc không gian bên trong lều thì đèn lồng dã ngoại sử dụng nến từ xưa đã là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên việc này khá rủi ro khi mang theo một ‘mồi lửa’ vào bên trong lều của mình, cho dù nó đã được bao bọc bên ngoài.

Do đó, các loại đèn lồng LED thế hệ mới nhỏ, gọn, an toàn dần dần trở nên được ưa chọn hơn và trở thành lựa chọn tốt nhất ngày nay. Ngay cả một chiếc đèn pha LED đeo đầu cũng đã cho đủ lượng ánh sáng mà bất cứ dân phượt ba-lô nào cần.

Nguồn: REI

Xem thêm >> Hướng dẫn cách chọn đèn pin đội đầu