Nhiều người thường e ngại quá trình vệ sinh và giặt giũ với ruột gối có thể khiến cho độ bền bị giảm đi theo thời gian. Đừng vội lo lắng! Trong bài viết dưới đây Travelgear sẽ gợi ý cho các bạn cách giặt ruột gối bằng tay và bằng máy giặt hiệu quả những vẫn đảm bảo độ bền nhất định. Đừng bỏ qua nhé!
Nội dung
Cách giặt ruột gối bằng tay
Đối với một số loại gối, khi mua sẽ được chỉ định giặt bằng tay để đảm bảo độ bền sử dụng. Bên cạnh đó phương pháp giặt tay cũng có ưu điểm là giúp bạn kiểm soát lực vò trên bề mặt gối để tránh bị bung hay ra rách. Dưới đây là một số cách giặt ruột gối bằng tay:
Cách giặt ruột gối bằng tay với thuốc tẩy trắng vải và bột hàn the
Các dụng cụ cần chuẩn bị:
+ Nước sạch với nhiệt độ trong khoảng 50 độ C (không dùng nước quá nóng)
+ 1 túi bột giặt
+ Nước rửa chén và loại thuốc tẩy trắng vải
+ Một chút bột hàn the.
Các bước giặt ruột gối bằng tay như sau:
+ Bước 1: Trước tiên các bạn cần kiểm tra hiện trạng phần ruột gối của bạn xem có thể thực hiện phương pháp làm sạch bằng cách giặt tay được không. Với các dòng gối chất liệu Foam mút mềm nếu đã qua thời gian dài sử dụng các bạn cũng cần cân nhắc, đặc biệt là đối với một số dòng gối chữ U nếu đã xuất hiện những vết mủn trên bề mặt ruột cũng không nển giặt.
Cách kiếm tra tốt nhất là bạn nên dùng tay ấn nhẹ trên bề mặt gối để đảm bảo chúng có tính đàn hồi tốt hay không và tiến hành áp dụng các phương pháp giặt sao cho phù hợp nhất.
+ Bước 2: Tiến hành pha nước để giặt. Với cách giặt ruột gối bằng tay công đoạn cũng có phần cầu kì hơn đôi chút. Các bạn pha nước với tỉ lệ nước nóng chiếm phần nhiều trong lượng nước dùng để giặt. Đặc biệt nước nóng bao giờ cũng giúp cho phần ruột có tính giãn nở cao, đồng thời hạn chế tình trạng ruột gối bị sun và khó giặt sạch theo mong muốn.
+ Bước 3: Với các chất tẩy đã chuẩn bị sẵn như bột giặt, nước rửa chén và thuốc tẩy trắng vải và bột hàn the các bạn pha chung lại với nhau. Dùng tay để khuấy đều các chất tẩy đã pha sao cho chúng hòa tan lại với nhau.
+ Bước 4: Không giặt chung với ruột với vỏ gối mà các ban cần tháo vỏ gối bên ngoài và tiến hành giặt riêng phần ruột bên trong. Để không lãng phí nước giặt vừa pha các bạn có thể tiến hành giặt từ 2 -3 ruột gối trong 1 lần, tùy thuộc vào diện tích chậu giặt của bạn.
+ Bước 5: Trong quá trình giặt các bạn cần lật ngược phần ruột gối để đảm bảo chúng không ảnh hưởng tới bề mặt và cấu trúc lỗ thoáng khí bên trên của bề mặt gối. Đồng thời bạn vẫn nên để cả 2 mặt của ruột gối được tiếp xúc với nước nóng để tăng cường sự giãn nở và giúp bụi bẩn bên trong gối nhanh chóng được làm sạch và thoát ra bên ngoài.
+ Bước 6: Chú ý thao tác giặt bằng tay, sử dụng tay để nhấn nhẹ nhàng lên bề mặt gối và tránh sử dụng các thao tác vò hay chà xát quá mạnh. Thông thường các chất liệu ruột gối được làm từ mút Foam hay cao su non nên có độ mềm dẻo nhất định (các bạn có thể xem thêm đặc tính của chất liệu foam là gì để có lựa chọn phương pháp giặt phù hợp) nếu chà xát quá mạnh có thể gây ảnh hưởng đến độ bền của gối, có thể làm mủn hay mụn gối trong quá trình giặt nếu sử dụng lực tay quá mạnh.
+ Bước 7: Sau khi đã giặt bằng tay xong, tối thiểu chỉ nên giặt tay trong khoảng thời gian là 5 phút,, sau đó các bạn có thể để trên chậu giặt khô để bớt nước thay vì sử dụng tay để vò hay vắt như giặt quần áo.
+ Bước 8: Bước cuối cùng để hoàn tất công đoạn giặt tay đó là bạn có thể mang đi phơi ơt nơi khô ráo và có nắng, tuy nhiên cần có mái hiên để lớp ruột tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng, điều này có thể khiến lớp vỏ gối dễ bị giòn hơn ảnh hưởng tới độ bền sử dụng. Các bạn cũng có thể kết hợp sử dụng máy sấy, tuy nhiên với một số dòng gối chữ u cao su non cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ máy sấy nhỏ.
Cách giặt ruột gối bằng bakingsoda
Bakingsoda cũng được biết tới như một loại chất liệu tẩy trắng lành tính có thể sử dụng cho răng. Các bạn cũng hoàn toàn có thể tận dụng nguyên liệu này để tiến hành giặt ruột gối và mang lại những hiệu quả nhất định trong việc làm sạch gối của mình. Đây cũng là cách giặt ruột gối bị ố vàng được nhiều người áp dụng.
Cách giặt ruột gối với baking soda cũng giúp cho bạn tiết kiệm được lượng bột giặt thông thường cần pha. Cùng áp dụng những thao tác đơn giản sau đây:
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
+ Khoảng 100g – 200g bakingsoda, tùy thuộc vào bề mặt diện tích gối cũng như số lượng vỏ gối mà bạn cần giặt.
+ 500ml nước ấm trong khoảng từ 50 độ C (lưu ý sử dụng nước ấm vừa để thuận tiện hơn cho các thao tác giặt tay đồng thời đảm bảo độ bền của gối khi được giặt ở nhiệt độ vừa).
+ 1 nắp nước giặt không chứa clo
+ 1 trái chanh và khoảng 150ml giấm
Cách giặt ruột gối bằng baking soda như sau:
+ Bước 1: Các bạn tiến hành pha các hỗn hợp đã được chuẩn bị sẵn trong 1 chậu giặt. Bap gồm nước ấm, sau đó cho baking soda, 1 nắp nước giặt, cắt đôi quả chanh để lấy nước và sau đó cho thêm 150ml nước giấm. Trong đó tỉ lệ lớn nhất được pha trong nước giặt đồ chính là phần nước ấm.
+ Bước 2: Lột vỏ gối và lấy ruột gối ngâm trong hỗn hợp giặt baking soda vừa pha trong khoảng từ 15 – 10 phút. Chú ý không để ngâm lâu hơn thời gian quy định vì các chất axit trong chanh hay giấm và baking soda nếu để lêu cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền ruột gối của bạn.
+ Bước 3: Trong quá trình chờ ngâm ruột gối với dung dịch giặt trong khoảng 15 – 20 phút các bạn có thể tiến hành chuẩn bị một chậu nước ấm để sau khi khi ngâm cùng với dung dịch vừa pha có thể giặt sạch ngay với nước ấm vừa được chuẩn bị.
+ Bước 4: Quá trình giặt sạch bằng tay với nước ấm giống như công đoạn tráng qua dung dịch giặt mà bạn vừa ngâm. Lưu ý thao tác giặt, các bạn chỉ nên lấy tay bóp nhẹ phần bề mặt gối. Giặt nhiều hơn ở mặt sau của gối, các bạn cũng chủ yếu nên lật mặt sau của gối để giặt giúp phần nào đảm bảo độ bền cho chất liệu ruột gối. Tránh sử dụng tay để vò hoặc chà xát quá mạnh.
(lưu ý: Sử dụng nước máy, nước sạch không chứa phèn hoặc không sử dụng nước giếng để làm sạch phần ruột gối bởi có thể làm giảm hiệu quả làm trắng khi sử dụng baking soda. Bên cạnh đó nước giếng cũng có thể khiến cho phần vỏ gối bị vàng hơn.)
+ Bước 5: Sau khi tiến hành giặt tay với nước ấm trong khoảng thời gian vừa đủ để dụng dịch bột giặt và các chất làm sạch khác được trôi đi trên bề mặt gối, các bạn tiến hành để dóc bớt nước và đem đi phơi khô ở nơi có nắng ấm, khô ráo.
Ngoài ra để tránh tình trạng bị ẩm mốc các bạn cũng nên để sử dụng loại kẹp phơi mảnh để cố định giúp cho vỏ gối được đảm bảo khô trên bề mặt một cách nhanh chóng và toàn vẹn nhất. Bên cạnh đó nếu phơi vào những ngày ẩm mốc thì các bạn cũng có thể kết hợp sử dụng máy sấy được điều chỉnh ở nhiệt độ vừa để hong cho khô.
Một số lưu ý khi giặt ruột gối bằng tay:
+ Lựa chọn thời điểm phù hợp để giặt ruột gối cũng là một trong những lưu ý quan trọng. Nhất là nhược điểm khi giặt bằng tay là bạn không thể dễ dàng vắt khô như sử dụng với máy giặt. Giặt ruột gối vào những ngày khô ráo hoặc có nắng có thể giúp bạn tránh được tình trạng nấm hoặc mốc xuất hiện trên bề mặt gối của bạn.
+ Đối với một số dòng gối chữ U có kết cấu dạng vòm khác biệt hơn so với gối kê cổ hay gối ngủ chữ nhật các bạn nên áp dụng thao tác giặt bằng cách dựng ngược gối chữ U lên để làm sạch và giặt tay sẽ giúp cho ruột gối được sạch từ trong ra ngoài, đồng thời chú ý lật ngược mặt gối để thao tác giặt sạch được hiệu quả hơn.
+ Khi giặt ruột gối bằng tay, điều quan trọng là bạn không nên phơi khi lớp ruột vẫn còn đang bị thấm đẫm nước, thay vào đó bạn nên để bớt nước rồi mới treo hoặc mắc chúng lên dàn phơi để đạt hiệu quả hơn trong việc giặt khô gối.
+ Tham khảo chất liệu xem tương ứng với loại gối bạn sử dụng có phù hợp với hình thức giặt tay hay không. Đặc biệt là với gối cao su non. Nếu chưa biết gối cao su non có giặt được không thì các bạn có thể tìm hiểu thêm về đặc tính của chất liệu này qua bài viết cao su non là gì.
Cách giặt ruột gối bằng máy giặt
Sử dụng máy giặt có ưu điểm là rất tiện lợi, nhanh chóng, ruột mau khô để bạn có thể nhanh chong sử dụng. Tuy nhiên nếu không biết cách thì việc giặt máy cũng khiến cho vỏ gối của bạn bị giảm độ bền và xuống cấp rất nhanh. Đó là lý do để bạn nên tham khảo phương pháp giặt ruột gối đúng cách sau đây nhé!
+ Bước 1: Kiểm tra chất lượng ruột gối của bạn xem có đủ độ đàn hồi và sức bền để chịu lực của máy giặt hay không. Bên cạnh đó đối bạn cũng nên kiểm tra phần tag của vỏ gối và xem hướng dẫn giặt sạch xem có thể áp dụng phương pháp giặt máy không. Đây là bước đầu kiểm tra tương đối quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.
Bên cạnh đó việc sử dụng loại máy giặt cũng tương đối quan trọng. Một số loại thích hợp giặt máy giặt cửa trước (các bạn có thể tham khảo cách giặt ruột gối bằng máy giặt cửa trước với việc sử dụng loại bột giặt có tính kiềm cao). Một số lại phù hợp hơn để giặt máy giặt cửa trên. Tuy nhiên gối thích hợp giặt theo phương ngang nên chọn máy giặt cửa trên sẽ là lựa chọn phổ biến trong việc chọn giặt máy với ruột gối.
+ Bước 2: Các bạn tiến hành lột bỏ phần vỏ bên ngoài và nên trải phẳng ruột gối, có thể dấp một chút nước ấm lên bề mặt để làm mềm hơn ruột gối được sử dụng trong thời gian dài dễ bị khô cứng và khó hấp thụ bột giặt.
+ Bước 3: Các bạn đổ lượng bột giặt vừa đủ vào ngăn giặt và sau đó bật nút để xả nước vào lồng giặt.
+ Bước 4: Bạn xếp ruột gối vào bên trong lồng giặt máy theo đúng chiều trục máy quay (phụ thuộc vào loại máy giặt cửa trên và cửa trước. Ngoài ra các bạn cũng nên chú ý không nên giặt gối chung với những đồ khác như quần áo, chỉ nên giặt riêng hoặc giặt cùng với một số loại ruột gối khác.
+ Bước 5: Khi xếp ruột gối vào bên trong lồng giặt đặt ruột gối theo đúng phương lồng giặt, đặc biệt chú ý không nhồi nhét quá nhiều các ruột gối bên trong.
+ Bước 6: Các bạn lưu ý trong việc giặt ruột gối bằng máy, các bạn hãy chọn chế độ giặt nhẹ và các thời gian giặt dài để ruột được giặt sạch một cách hiệu quả mà không ảnh hưởng đến độ bền của gối. Cách giặt này cũng giúp cho máy giặt của bạn không cần phải đánh quá mạnh và tránh bị hại máy.
+ Bước 7: Đến với bước xả cuối cùng trong quá trình giặt đồ, các bạn có thể cho thêm một chút nước xả thơm vào trong ngăn giặt. Tuy nhiên các bạn chỉ nên sử dụng loại nước giặt làm thơm, tránh sử dụng loại nước giặt làm mềm vải có thể làm ảnh hưởng đến độ bền của ruột gối bên trong.
+ Bước 8: Đến chế độ vắt cũng là công đoạn cuối cùng trong quy trình giặt máy, các bạn cũng không nên chọn chế độ vắt quá mạnh, điều này có thể gây sự chà xát với phần ruột gối và làm ảnh hưởng đến độ bền của lớp ruột bên trong.
Chế độ vắt mạnh có thể khiến chi lớp bông hoặc lớp mút bên trong bị vặn hoặc xoắn lại. Cách tốt nhất là bạn nên vắt nhẹ ở trong máy sau đó bỏ ra và phơi ruột gối ở nơi thoáng mát, có nắng nhưng tránh tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với ánh nắng.
(lưu ý: Sau khi giặt xong với máy các bạn không nên để trong lồng giặt quá lâu có thể khiến cho bông bên trong bị dão, nên phơi ngay lên dàn phơi sau khi giặt máy xong.)
Một số lưu ý khi giặt ruột gối bằng máy
Cũng giống như phương pháp giặt tay, khi giặt máy các bạn cũng cần chú ý một số điều sau để đảm bảo độ bền sử dụng của ruột gối.
+ Trước khi áp dụng phương pháp giặt máy, các bạn cũng nên tham khảo các hướng dẫn trên phần tag mác để đảm bảo độ bền theo thời gian và tránh giặt sai cách. Một số loại gối thích hợp để giặt máy nhưng một số khác được chỉ định phù hợp để giặt tay.
+ Khi giặt máy đến công đoạn xả vải bạn chỉ nên sử dụng các loại nước xả để làm thơm thay vì các loại nước xả làm mềm vải. Những loại nước xả làm mểm vải có thể khiến cho chất liệu ruột gối của bạn mất đi tính đàn hồi.
+ Khi giặt máy các bạn không nên kết hợp sử dụng với các dung dịch như baking soda, chanh hay dấm vì có thể làm hại máy giặt.
+ Trên thực tế nếu lựa chọn hình thức giặt máy với các dòng máy giặt cửa trước có lực giặt theo phương ngang sẽ giúp cho chất liệu bông hoặc mút trong gối của bạn không bị xổ hay làm giảm độ bền.
Cách giặt ruột gối chữ U
Không giống như các dòng gối ngủ có bề mặt vuông, hỉnh chữ nhật, với kiểu dáng chữ U đặc trưng các bạn có thể tham khảo một số lưu ý khi giặt ruột như sau:
+ Không nên giặt chung ruột và vỏ gối, nên tháo rời vỏ để giặt ruột riêng. Đối với một số dòng gối kê cổ chữ U không tháo rời được lớp vỏ bên ngoài các bạn nên lựa chọn hình thức giặt hơi.
+ Khi giặt ruột gối chữ U nên lật úp phần mặt vòm xuống bên dưới để giúp ruột được làm sạch một cách toàn diện nhất đồng thời tránh nước bị ngấm quá nhiều vào lớp mút gây ảnh hưởng đến độ bền.
+ Với thiết kế gối chữ U, bạn nên đập gối trước khi đem phơi để tránh gối tích nước bên trong ruột khiến ruột gối khó khô.
+ Lưu ý trong cách giặt gối cao su non chữ U. Không nên dùng hình thức giặt tay hay giặt máy vì có thể ảnh hưởng đến độ bền. ưu tiên sử dụng hình thức giặt hơi với ruột gối được làm từ cao su non.
+ Với cách giặt gối hơi chữ U: Ruột gối hơi hầu hết thích hợp với hình thức giặt tay để đảm bảo độ bền cũng như không mất đi khả năng giữ hơi của chất liệu. Với những chiếc gối hơi có thể tháo rời vỏ ngoài, các bạn chỉ cần làm sạch vỏ gối, phần ruột gối chỉ cần dùng khăn lau và để khô tự nhiên.
Hy vọng với những gợi ý trong cách giặt ruột gối đúng cách trong bài viết này sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp trong việc bảo quản đồ dùng của mình.
Xem thêm