Mũ bảo hiểm leo núi được thiết kế với mục đích để bảo vệ bạn trước những tình huống nguy hiểm phổ biến khi leo núi như khi đá hoặc đồ vật rơi trên đầu bạn, bạn bị trượt tay và đập vào tường, bạn bị đập đầu phần tường hoặc đá nhô ra. Biết cách lựa chọn mũ bảo hiểm leo núi sẽ giúp đảm bỏa an toàn cho đầu của bạn tối đa.

Việc chọn một chiếc mũ bảo hiểm phù hợp gồm ba điều cần cân nhắc:

  1. Loại mũ bảo hiểm
  2. Loại hình leo núi
  3. Mức độ vừa vặn

1. Loại mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm leo núi gồm có hai loại chính. Vì các nhà sản xuất mũ bảo hiểm khác nhau thường sử dụng các thuật ngữ khác nhau cho từng loại mũ bảo hiểm của họ nên bạn chỉ cần quan tâm đến đặc tính của mũ như độ cứng của vỏ, độ dày của mút xốp, và số lượng lỗ thông hơi.

Mũ bảo hiểm loại cứng

Loại mũ này có phần vỏ nón thường được làm từ nhựa ABS có độ bền cao và cực kỳ cứng cùng với hệ thống dây đeo để cố định đầu với mũ và một lớp mút xốp mỏng. Loại mũ này có hai ưu điểm chính là:

  • Giá thành thấp
  • Tuổi thọ cao

Mũ bảo hiểm loại mềm

Loại mũ này thường nhẹ và có một lớp polystyrene dày để hấp thụ lực va chạm hoặc một lớp mút xốp polypropylene được bảo vệ bởi một lớp vỏ polycarbonate mỏng. Nhờ vào cấu tạo của mình, khi xuất hiện một lực tác động lên mũ thì lực này ngay lập tức bị hấp thu và tiêu tan. Loại mũ này có hai ưu điểm chính là:

  • Trọng lượng nhẹ
  • Siêu thoáng khí

2. Chọn mũ bảo hiểm dựa vào loại hình leo núi

Leo núi địa hình và leo núi truyền thống: khi bạn phải di chuyển nhiều thiết bị và phải đội mũ bảo hiểm trong thời gian dài thì những chiếc mũ nhẹ và thông thoáng tốt là quan trọng nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn mũ có tông màu sáng khi leo núi để người khác có thể nhìn thấy bạn dễ hơn.

Leo núi đá/ tuyết: vì có khả năng cao là bạn sẽ bị thương bởi các mảnh vụn rơi từ trên xuống nên hãy bạn hãy chọn những loại mũ có diện tích thông khí càng ít càng tốt cũng với phần vỏ nón vừa đủ cứng để bảo vệ đầu của bạn. Bạn không cần một chiếc mũ quá thông thoáng và mát mẻ mà khiến cho phần đầu của bạn dễ bị ướt do nước từ băng tan hoặc nước mưa thấm qua các lỗ thoáng khí.

Leo núi thể thao thời tiết nóng: trong lúc này thì bạn sẽ cần phải chọn những loại mũ càng thông thoáng càng tốt để đầu không đổ mồ hôi quá nhiều.

Leo núi thể thao thời tiết lạnh: vì thời tiết mát mẻ và bạn không cần phải di chuyển nhiều thiết bị nên bạn có thể tháo mũ bảo hiểm ra trong lúc chờ đợi. Do đó, bạn có thể sử dụng những chiếc mũ có vỏ cứng và độ bền cao.

Khi hạ người xuống: bạn sẽ cần phải bảo vệ đầu khỏi những vật có thể rơi xuống đầu của mình như sỏi đá hay chính các dụng cụ leo núi của bạn. Mặc dù bạn có thể đội bất kể loại mũ nào nhưng tốt nhất bạn vẫn nên sử dụng những chiếc mũ có vỏ cứng để chắc chắn hơn.

Leo núi trong nhà: các quy tắc trong phòng gym sẽ ảnh hưởng đến quyết định liệu bạn có cần sử dụng mũ bảo hiểm hay không. Bời vì bạn sẽ không cần phải bận tâm về những vật có thể rơi xuống đầu mình nên bạn có thể sử dụng những loại mũ bảo hiểm có phần vỏ nhẹ và thoáng khí.

3. Những yếu tố cần cân nhắc khi mua mũ bảo hiểm

Hầu như tất cả các loại mũ bảo hiểm đều có giá gắn đèn nên yếu tố này thường không cần phải quá bận tâm đến như những yếu tố trên. Nếu bạn dự định leo núi dài và sẽ bắt đầu hoặc kết thúc sau khi mặt trời lặn thì những phần giá này là rất cần thiết khi trời bắt đầu chập tối.

4. Mức độ vừa vặn của mũ bảo hiểm

Ngay cả khi bạn bè hoặc những người sử dụng khác đánh giá hoặc khuyên ban nên sử dụng một chiếc mũ bảo hiểm nào đó thì chưa chắc là chiếc mũ đó sẽ phù hợp với bạn ở mức độ vừa vặn. Và tất nhiên là cho dù chiếc mũ bảo hiểm đó có tốt như thế nào hay có áp dụng bất kỳ công nghệ đặc biệt nào đi chăng nữa, nếu nó không vừa vặn với đầu của bạn thì bạn cần đổi chiếc mũ khác ngay. Cách tốt nhất là hãy thử nhiều loại mũ bảo hiểm khác nhau trong một cửa hàng chuyên về leo núi.

Kiểm tra độ vừa vặn chắc chắn: đặt mũ lên đầu của bạn với vành trước của mũ nằm thẳng theo hướng của trán. Sau khi cảm thấy mũ đã nằm vừa vặn trên đần và trước khi bạn khoá dây đeo ở cằm, hãy thử lắc đầu từ bên này sang bên khác và hơi nghiên đầu về phía sau để đảm bảo là chiếc mũ vẫn nằm khít trên đầu.

Kiểm tra và điều chỉnh dây đeo cằm: sau khi thắt dây đeo mũ thì dây không được bị lỏng và dây phải tạo thành hình chữ Y ở gần vùng tai của bạn.

Kiểm tra mức độ dễ điều chỉnh: thử điều chỉnh dây đeo để kiểm tra mức độ dễ sử dụng của chúng. Mức độ dễ điều chỉnh là yếu tố rất quan trọng khi leo trong thời tiết lạnh vì bạn sẽ cần phải điều chỉnh lại mũ cho vừa vặn với đầu hơn.

5. Độ bền của mũ bảo hiểm

Dừng sử dụng và bỏ ngay lập tức những chiếc mũ bảo hiểm có vết rách, vết nứt, hay bị hư hỏng bất kỳ bộ phận nào (kể cả phần dây đai): ngay cả trong trường hợp bạn không tìm thấy bất cứ hư hại nào thì bạn vẫn nên dừng sử dụng vả thay mới chiếc mũ bạn đang có nếu có bất kỳ sự cố nào khiến bạn nghĩ bạn sẽ gặp nguy hiểm nếu không sử dụng mũ.

Thực hiện các bước kiểm tra sau đây trước mỗi chuyến đi:

  • Phần vỏ ngoài có bất kỳ hư hại nào đáng kể hay không? Những vết trầy xước là không đáng kể, còn nếu có vết nứt (cho dù là nhỏ nhất) thì bạn phải thay mũ ngay.
  • Móc cài khoá và các phụ kiện khác của mũ có hoạt động tốt và chắc chắn hay không?
  • Dây đai có còn sử dụng được và chắc chắn hay không (không dễ bị rách)?
  • Phần mút xốp có nằm chắc chắn bên trong mũ hay không?

Nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào là không thì bạn cần thay mũ mới ngay. Ngoài ra, bạn nên để mũ bảo hiểm của mình bên trong một chiếc ba lô leo núi để giữ nó tránh bị va đập vào các bề mặt cứng khiến nó bị hư hại.

Cho dù mũ có bị hư hại hay không thì bạn vẫn nên thay mũ sau mỗi 10 năm: vì các tia tử ngoại mặt trời dần dần sẽ làm giảm chất lượng của các vật liệu của mũ (nếu bạn thường xuyên sử dụng mũ ở ngoài trời thì bạn thời giant hay mũ mới sẽ ngắn hơn rất nhiều).

Giữ an toàn cho bản thân chính là trách nhiệm của bạn. Không có bài viết hoặc video có thể thay thế hướng dẫn và kinh nghiệm thích hợp. Hãy chắc chắn rằng bạn thực hành các kỹ thuật phù hợp và hướng dẫn an toàn trước khi bạn leo lên.

Nguồn: REI

Xem thêm >> Trad climbing là gì? Kinh nghiệm Trad cho người mới bắt đầu