Giày hiking thường được thiết kế dành riêng cho những con đường mòn lầy lội. Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa là bạn có thể dùng xong rồi ném “những người bạn đồng hành này” vào tủ đựng giày, mặc kệ rồi quên chúng đi. Để giữ chất lượng giày vẫn như mới cho chuyến đồng hành trong nhiều năm sau, hãy dốc sức làm sạch chúng một cách kỹ lưỡng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh giày hiking đúng cách và chi tiết nhất.
Nội dung
Bạn có thể tránh làm hư giày trong quá trình vệ sinh giày theo một số cách sau :
- Mỗi khi đôi giày của bạn bị bám bụi, cát hoặc bị len cát vào sâu trong da và vải giày, hãy dùng giấy nhám để mài đi lớp bám đó.
- Bùn sẽ hút độ ẩm từ da giày khi nó khô, khiến cho lớp da của đôi giày kém mềm mại hơn và đẩy nhanh quá trình hư mòn của giày leo núi. Vì vậy, bạn nên vệ sinh càng sớm càng tốt nếu giày bị dính bùn.
Vật dụng cần thiết để vệ sinh giày leo núi :
- Bàn chải chuyên dụng, bàn chải rửa rau củ hoặc bàn chải đánh răng cũ
- Dung dịch về sinh giày chuyên dụng, xà phòng dành cho giày hoặc dung dịch được pha chế từ nước rửa chén và nước
1. Cách vệ sinh phần thân trên của giày hiking
Tháo dây buộc giày trước khi làm sạch. Sử dụng bàn chải để nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn. Để làm sạch kỹ lưỡng hơn, hãy thêm nước và bất kỳ dung dịch vệ sinh nào vào vị trí cần được làm sạch.
Một số mẹo vệ sinh giày hiking sạch
- Mặc dù hầu hết các dung dịch vệ sinh giày có thể được sử dụng trên nhiều chất liệu vải, nhưng bạn vẫn nên kiểm tra kỹ để đảm bảo rằng dung dịch vệ sinh này phù hợp với phần vải trên giày của bạn. Hãy chắc chắn bạn đã đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng trên dung dịch vệ sinh giày.
- Không sử dụng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa mạnh vì chúng chứa các chất phụ gia có thể gây hại cho lớp vải bên ngoài của giày hoặc lớp chống thấm thước
- Để làm sạch nấm mốc, hãy sử dụng hỗn hợp nước và giấm: pha nước (80%) và giấm (20%).
- Luôn rửa sạch giày bằng nước sạch sau mỗi lần vệ sinh (không được dùng nước ấm hoặc nóng)
- Không bao giờ giặt giày hiking bằng máy giặt vì phương pháp này có thể làm hỏng chúng.
- Nếu bạn có ý định phủ thêm lớp chống thấm nước cho giày, hãy làm điều đó trong khi chúng vẫn còn ẩm ướt. Hầu hết các loại giày đều được phủ lớp chống thấm nước khi bạn mua chúng lần đầu tiên, vì vậy bạn không cần phải bận tâm đến điều này cho đến khi bạn bắt đầu thấy những giọt nước không còn nổi lên trên bề mặt giày, mà thay vào đó là thấm vào bên trong.
2. Cách vệ sinh phần đế ngoài của giày hiking
Mặc dù bùn đất không làm hỏng đôi giày của bạn, loại bỏ chúng sẽ giúp khôi phục lại khả năng bám trên mọi địa hình của đôi giày. Ngoài ra, khi phần đế được sạch sẽ sẽ giúp bạn tránh làm bẩn khi di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác (ví dụ như đi từ nơi có bùn đất vào trong nhà).
Hãy chà mạnh phần đế ngoài của giày và gỡ các viên sỏi bị mắc kẹt ở phần rãnh. Đối với bụi bẩn cứng đầu, ngâm phần đế khoảng 10-15 phút trong dung dịch vệ sinh trước rồi sử dụng vòi để rửa sạch lại.
Cách làm khô và bảo quản giày hiking
- Tháo đế giày và để chúng khô tự nhiên.
- Để giày khô tự nhiên ở nơi có nhiệt độ bình thường và độ ẩm thấp. (tránh phơi ngoài nắng)
- Không sử dụng nhiệt để làm khô giày (lò sưởi, lửa trại, bếp củi, bộ tản nhiệt, v.v.). Vì nhiệt độ cao sẽ làm giảm hiệu quả của chất kết dính và phần thân trên của giày sẽ mau bị mòn hơn.
- Có thể sử dụng quạt để giúp giày khô nhanh hơn.
- Bạn cũng có thể nhét giấy báo vào giày để tăng tốc độ làm khô; bạn nên thay giấy thường xuyên, đặc biệt là khi giấy đã ngấm nước
- Bảo quản giày ở nơi có nhiệt độ ổn định và bình thường. Không để giày leo núi trên gác mái, nhà để xe, cốp xe hoặc bất kỳ nơi nào dễ ẩm ướt, nóng hoặc không đảm bảo vệ sinh.
3. Bảo dưỡng giày hiking
Sử dụng sản phẩm bảo dưỡng giày khi phần vải trên đôi giày bắt đầu bị khô hoặc bị nứt. Các loại da khác như da lộn và da thật không cần sử dụng chất bảo dưỡng. Chất bảo dưỡng cũng có thể được sử dụng để tăng tốc giai đoạn “break in” cho những đôi giày mới (giúp giày mau mềm và tránh làm chân bạn bị sưng phồng rộp khi mang giày mới).
Sử dụng sản phẩm bảo dưỡng một cách thận trọng. Phần trên của giày hoạt động tốt nhất khi được dưỡng ẩm. Tuy nhiên, lạm dụng chất bảo dưỡng sẽ làm cho giày quá mềm, có thể làm giảm các tính năng của giày.
Không sử dụng dầu chồn (mink oil) hoặc các loại dầu tương tự chuyên dùng cho các đôi ủng công nghiệp. Nó làm các loại vải được sử dụng trong giày leo núi bị mềm quá mức.
Xem thêm >> Cách chăm sóc giày leo núi vải da đúng cách