Những con đường mòn thường có bề mặt khô cằn và gồ ghề, cho nên khi đi thường gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, ngay cả những đôi giày da chắc chắn nhất cũng sẽ trông hơi tơi tả sau khi hoàn thành chuyến đi. Ngoài vấn đề về các vết trầy xước, vải da cũng dễ bị khô và nứt. Vì vậy, để giúp đôi giày của bạn bền lâu hơn và hoạt động tốt hơn, bạn cần biết cách chăm sóc giày leo núi vải da đúng cách

Nếu đôi giày của bạn có một vết trầy xước nghiêm trọng (như một vết dài), thì cách tốt nhất là bạn nên đưa chúng đến một thợ sửa giày chuyên nghiệp. Một số người sử dụng keo dán vá giày dạng gel Shoe Goo hoặc Super Glue để lấp các vết trầy xước trên giày, nhưng nó chỉ mang tính tạm thời và còn có thể làm giảm chất liệu da theo thời gian. Nếu bạn ngại các khoảng chi phí, lựa chọn tốt hơn để bạn thoải mái tâm lý hơn đó là sau khi mang giày bạn hãy làm sạch và bảo dưỡng giày da cẩn thận hoặc có thể phủ thêm một lớp chống thấm, và hãy cứ xem các vết trầy xước như những huy hiệu chứng minh cho sự chính chủ và trải nghiệm của mình.

Các bước chính để bảo dưỡng đôi giày leo núi vải da:

  • Chọn chất vệ sinh và bảo dưỡng giày thích hợp
  • Làm sạch giày
  • Bảo dưỡng giày
  • Sấy khô giày

1. Chọn chất vệ sinh và bảo dưỡng giày leo núi vải da thích hợp

  • Các sản phẩm giày leo núi vải da thường sử dụng da tự nhiên nguyên tấm (full-grain) hoặc da thô như da lộn ( hay còn gọi là da nubuck). Vì vậy, phải đọc mô tả sản phẩm cẩn thận trước khi mua và sử dụng chất vệ sinh, bảo dưỡng hoặc chống thấm phù hợp với chất liệu giày. Lưu ý rằng các bộ bảo dưỡng giày dành cho da nguyên tấm cũng sẽ làm mới lại lớp phủ chống thấm nước (DWR), phục hồi hiệu suất chống thấm nước. Đối với da lộn hoặc da thô, bạn chỉ cần làm sạch và phủ lớp lại lớp chống thấm (khôi phục DWR) là đủ.
  • Một biện pháp từng là chuẩn mực của chống thấm nước nhưng ngày nay lại ít phổ biến hơn, đó là chống thấm nước bằng sáp. Lí do cho việc càng ít được sử dụng là vì dư lượng sáp trên đôi giày có thể cản trở khả năng liên kết của một chất kết dính mới với một chiếc đế giày mới. Vì vậy, bạn nên cân nhắc cẩn thận khi có ý định sử dụng sáp.
  • Nếu giày của bạn có lớp màng chống thấm Gore-Tex® hoặc các màng chống thấm/thoáng khí tương tự thì bạn không cần phải bảo dưỡng ở những vị trí đó, chỉ cần vệ sinh sạch phần vải ở đó là được. Bạn cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm bảo dưỡng được thiết kế để sử dụng trên giày da/vải.

2. Cách làm sạch giày leo núi vải da

Các sản phẩm bảo dưỡng và chống thấm hoạt động tốt nhất trên những đôi giày đã được rửa sạch sẽ và ngấm nước (ẩm). Vì bụi bẩn sẽ làm ảnh hưởng đến độ che phủ và thẩm thấu của các sản phẩm chăm sóc giày, và độ ẩm ở lớp ngoài của giày giúp lớp chống thấm thẩm thấu hoàn toàn vào bên trong giày.

Để làm sạch giày leo núi vải da đúng cách, bạn cần làm theo những bước sau:

  • Bước 1 : tháo dây buộc giày trước khi làm sạch.
  • Bước 2 : sử dụng bàn chải mềm để nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn.
  • Bước 3 : để làm sạch kỹ lưỡng hơn, hãy thêm nước và bất kỳ chất vệ sinh giày nào bạn đã chọn mua

3. Thoa sản phẩm chống thấm hoặc bảo dưỡng lên trên giày leo núi vải da

  • Hãy chắc chắn nước đã ngấm toàn vào da giày. Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy phủ lớp bảo dưỡng hoặc chống thấm nước ngay sau khi làm sạch giày.
  • Nếu giày leo núi của bạn bị khô hoặc không đủ độ ngấm nước (độ ẩm) sau khi làm sạch, hãy quấn một chiếc khăn ướt xung quanh chúng và đặt chúng trong bồn rửa vài giờ.
  • Khi nước đã ngấm hoàn toàn vào bên trong giày, hãy thoa sản phẩm bảo dưỡng hoặc chống thấm lên giày. Đọc kỹ và cẩn thận làm theo các hướng dẫn sử dụng của các sản phẩm chăm sóc giày.

4. Làm khô và bảo quản giày leo núi vải da

  • Để giày khô tự nhiên ở nơi có nhiệt độ bình thường và độ ẩm thấp.
  • Không sử dụng nhiệt để làm khô giày, ví dụ như máy sấy, lò sưởi, bếp củi, bộ tản nhiệt, v.v.
  • Có thể sử dụng quạt để sấy khô nhanh hơn.
  • Bạn cũng có thể nhét giấy báo vào giày để tăng tốc độ làm khô; nhớ thay giấy thường xuyên khi giấy đã ngấm nước.
  • Bảo quản giày ở nơi có nhiệt độ ổn định và bình thường. Không lưu trữ giày trong gác mái, nhà để xe, cốp xe hoặc bất kỳ nơi nào dễ ẩm ướt, nóng hoặc không đảm bảo vệ sinh.

Xem thêm >> Hướng dẫn cách làm mềm giày leo núi đúng cách