Khi chọn dụng cụ nấu nướng khi đi cắm trại thì điều quan trọng bạn cần lưu ý đó là hình thức cắm trại của bạn. So với việc nấu ăn trong nhà thì nấu ăn ở ngoài trời gặp nhiều thách thức với nhiều điều kiện thời tiết như mưa và gió hơn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tổng quan về các cách chọn những loại dụng cụ này.
Nội dung
Không như những dụng cụ nấu nướng trong bếp, những phiên bản nồi, chảo, và đĩa cho việc cắm trại, leo núi, hay chèo thuyền kayak và các môn thể thao mạo hiểm khác được thiết kế ngày càng nhiều để dành riêng cho những hoạt động ngoài trời. Chúng thường được làm từ vật liệu nhẹ và các bộ phận đa chức năng, một số loại có thêm tay cầm cách nhiệt và có thể gập lại hoặc tháo rời. Với tính chất nhỏ gọn, dễ mang theo, sạch sẽ, và đủ cứng cáp để chống chọi với thời tiết, phục vụ cho những chuyến đi cắm trại, phượt ba lô, và cho những phương pháp làm sạch không truyền thống.
Đối với những người phượt bằng xe thì khối lượng của dụng cụ nấu ăn không phải là một mối bận tâm lớn, nhưng đối với dân phượt ba lô và giới thám hiểm thì nó là một trong những yếu tố quan trọng vì hành trang duy nhất họ mang theo chính là chiếc ba lô. Nếu mang theo những dụng cụ nặng và cồng kềnh thì bạn sẽ phải bỏ lại một số dụng cụ quan trọng khác, hoặc thực phẩm dự phòng, nhiên liệu, hoặc phải cắt giảm một ngày trong chuyến đi.
1. Nên mua dụng cụ nấu ăn theo bộ hay riêng lẻ?
Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào sở thích và ngân sách của bạn.
Bộ dụng cụ nấu ăn (cookset) gồm nồi, chảo, và nắp (một số còn có cốc, ly, hoặc đĩa nằm bên trong nồi) được thiết kế đồng bộ để đi liền với nhau, một số bộ được thiết kế để có thể đính vào hoặc chồng lên nhau nhằm tối giản diện tích.
Việc mua riêng lẻ từng dụng cụ nấu ăn cho phép bạn tự do xây dựng một bộ dụng cụ cho riêng bản thân, chính xác theo cách bạn muốn. Việc này thể không lý tưởng nếu bạn đang muốn tối giản trọng lượng cho ba lô, nhưng đây lại là một cách tuyệt vời để xây dựng linh hoạt bộ sưu tập dụng cụ nấu ăn của bạn.
2. Nên mua dụng cụ nấu ăn làm bằng vật liệu gì ?
Nhôm
- Ưu điểm: nhẹ, giá cả phải chăng, dẫn nhiệt tốt. Dễ dàng đun sôi đồ ăn mà không cần quá nóng.
- Nhược điểm: dễ bị lỏm, trầy xước, và dễ hư khi nấu với đồ ăn có tính axit.
Hợp kim nhôm oxi hóa cứng (hard anodized)
- Ưu điểm: bền, chống trầy xước và mài mòn.
- Không có nhược điểm.
Thép không gỉ
- Ưu điểm: cứng cáp hơn, chống trầy xước tốt hơn so với nhôm.
- Nhược điểm: nặng hơn nhôm, không dẫn nhiệt đều (làm cháy đồ ăn ở một số điểm quá nóng).
Titan
- Ưu điểm: siêu nhẹ, cứng cáp, chống mòn, nóng nhanh, hoạt động tốt mà không cần quá nóng.
- Nhược điểm: giá đắt hơn những vật liệu khác, dẫn nhiệt kém đều hơn cả thép không gỉ.
Gang
- Ưu điểm: khá cứng cáp và lý tưởng để nướng hoặc nấu ăn.
- Nhược điểm: rất nặng, không phù hợp cho dân phượt ba lô, cần bảo quản tốt
Lớp phủ chống dính (có sẵn trên một số dụng cụ kim loại)
- Ưu điểm: dễ lau chùi, làm sạch.
- Nhược điểm: ít bền hơn bề mặt bình thường, dễ trầy xước khi tiếp xúc với các dụng cụ kim loại.
Nhựa
- Ưu điểm: nhẹ, rẻ, không bị mòn. Là vật liệu lý tưởng cho dao, muỗng, nĩa, hộp dựng kín khí, v.v.
- Nhược điểm: không bền, chịu nhiệt kém, dễ bám mùi.
3. Cần cân nhắc vấn đề an toàn nào khi mua dụng cụ nấu nướng ?
Nhôm: dựa trên các báo các từ Viện y tế quốc gia (the National Institutes of Health), Cục quản lý thực – dược phẩm (the Food and Drug Administration), và Hiệp hội Alzheimer trụ sở London (the London-based Alzheimer’s Society) thì không hề có bằng chứng y – khoa học nào chứng minh có rủi ro sức khỏe khi sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng nhôm. Tuy nhiên không ảnh hưởng sức khỏe, bạn không nên chế biến rau xanh và súp lơ bằng dụng cụ bằng nhôm vì nó có thể ảnh hưởng đến mùi vị và vẻ bề ngoài của món ăn.
Mặc dù không phải là vấn đề sức khỏe, nhưng nấu rau xanh hoặc súp lơ trong dụng cụ nấu bằng nhôm không được khuyến khích vì nó có thể ảnh hưởng đến hương vị và vẻ ngoài.
Lớp phủ không dính: những dụng cụ nấu ăn có lớp phủ bằng nhựa tổng hợp fluoropolymer PTFE nếu bị nấu quá nóng có thể phát ra khói độc. Hít phải lớp khói này có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm ở người, lớp khói này còn có thể giết chết động vật. Vì vậy cần phải thận trọng khi nấu ăn với những dụng cụ có lớp chống dính (ví dụ như không nên dùng để nướng đồ ăn) hoặc sử dụng những loại không có lớp này.
Chất BPA: bisphenol A là một hợp chất tổng hợp thường được sử dụng để làm cứng nhựa. Hợp chất này đã được khẳng định là có nguy cơ cao gây ảnh hưởng sức khỏe đối với những dụng cụ, sản phẩm cũ khi tiếp xúc với đồăn và chất lỏng.
4. Bạn cần quan tâm đến tiêu chí nào khác khi chọn mua dụng cụ nấu nướng không ?
Kích thước nồi: chiếc nồi lớn nhất trong bộ dụng cụ nấu ăn nên có dung tích khoảng 0.5L cho mỗi người trong đoàn.
Số lượng nồi: phụ thuộc vào món ăn bạn dự định làm và số lượng người trong đoàn. Nếu bạn muốn nấu đồ ăn khô cho 2 người thì 1 nồi là đủ. Các món phức tạp hơn và các đoàn nhiều người hơn yêu cầu thêm nồi và chảo.
Nắp đậy: giúp giảm thời gian nấu, tiết kiệm nhiên liệu, và giảm tình trạng văng dầu/ nước. Một số bộ dụng cụ nấu ăn có nắp cho mỗi chiếc nồi, một số khác chỉ có một chiếc nắp duy nhất nhưng có thể sử dụng được trên nồi có kích thước khác nhau. Một số loại có kích thước gấp đôi một chiếc chảo. Chúng còn còn có thể dùng để thay thể đĩa ăn, giúp giảm tải trọng cho ba lô.
Dụng cụ nhấc/kẹp nồi chống nóng tay: bạn nên đem theo ít nhất một dụng cụ này, trừ khi bạn đã có một số cách để lấy nồi và chảo một cách an toàn, không bị nóng hoặc bỏng tay. Hầu hết các bộ dụng cụ nấu ăn đều sẽ bao gồm 1 kẹp nồi cho tất cả các nồi.
Đồ dùng đi kèm: một số bộ dụng cụ có thêm cốc, muỗng, đũa, dao, nĩa , đĩa, và thậm chí cả khăn lau. Những thứ này rất thuận tiện nhưng đó là khi bạn chưa có sẵn những dụng cụ trên.
5. Các loại dụng cụ ăn cần mang theo khi đi cắm trại
Trong khi những người phượt “xe” có thể tùy ý sử dụng các dụng cụ bếp truyền thống, giới phượt ba lô luôn phải tìm cách tối giản không gian và giảm tải nhất có thể. Vì vậy, các sản phẩm kết hợp chúng thường rất được ưa chuộng (spork – muỗng nĩa, spife – muỗng dao, knork – dao nĩa, slayd – dao muỗng nĩa, v.v.) nhờ sự tiện dụng và linh hoạt của chúng. Ngoài ra, còn có một số loại có thể gập lại được (foon) và những loại có phần thân được thiết kế khéo léo giúp cầm nắm để khuấy nồi (tele-foon). Nếu cần thiết bạn nên đem theo xẻng lật, muỗng đo lường, và cây đánh trứng.
Ngoài những vật dụng trên, bạn nên mang theo hộp đựng gia vị, chai đựng (loại phải bóp ra), và các dụng cụ làm sạch.
Nguồn: REI
Xem thêm >> Hướng dẫn cách dựng lửa trại