Đối với phượt thủ, lều là một trong những thiết bị quan trọng nhất trong các cuộc hành trình, phiêu lưu. Nhưng nếu bạn mang theo một chiếc lều quá nặng và cồng kềnh, chuyến đi của bạn sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Những kinh nghiệm chọn mua lều đi phượt trong bài viết này sẽ giúp bạn tìm được lều phù hợp; đồng thời tiết kiệm trọng lượng và không gian ba lô tối ưu nhất.
Nội dung
Để đơn giản hóa việc chọn lều đi phượt, bạn cần hiểu rõ các yếu tố cũng như tính năng lều trước khi chọn mua:
- Sức chứa: số lượng người có thể ngủ trong một lều.
- Phù hợp với thời tiết nào? Các loại lều thường được thiết kế phù hợp với thời tiết, và được phân loại theo mùa.
- Trọng lượng: trọng lượng càng nhẹ thì giá thành càng mắc và ngược lại.
- Không gian: không gian bên trong lều, cách dựng lều khó hay dễ và nhiều tính năng khác.
>> Bạn có thể xem thêm các sản phẩm Sleeping Bags bán chạy nhất tại Travelgear
1. Sức chứa của lều đi phượt
Lều đi phượt được phân loại theo sức chứa: từ 1 đến 4 người. Hầu hết tên lều sẽ bao gồm luôn sức chứa: ví dụ lều Naturhike Cloud UP 2 Ultralight.
Để tiết kiệm trọng lượng, không gian trong lều sẽ không rộng rãi nhiều. Và các phiên bản siêu nhẹ (ultralight) có khả năng cực kì nhỏ gọn. Nếu cơ thể bạn có kích thước to lớn trung bình hoặc đơn giản là bạn muốn có thêm một chút không gian, bạn nên lựa chọn lều với sức chứa lớn hơn 1 người so với số lượng người trong nhóm. Ví dụ, bạn sẽ đi phượt cùng 2 người bạn, thì bạn nên chọn mua lều 4 người.
Ngoài ra, bạn có thể chọn một chiếc lều rộng hơn một hoặc hai inch hoặc dài hơn bình thường. Một số thương hiệu sẽ có thêm dấu “+” trong tên sản phẩm, biểu thị rằng chiếc lều sẽ rộng hơn hoặc dài hơn so với lều tiêu chuẩn. Tuy nhiên, luôn luôn so sánh kích thước chính xác giữa các lều mà bạn đang cân nhắc.
2. Lều đi phượt theo mùa
Sự lựa chọn chính của bạn là lều 3 mùa và lều 4 mùa. Đại đa số những người thích phượt ba lô, đặc biệt là những người lần đầu đi phượt, sẽ chọn một chiếc lều 3 mùa. Bởi vì các tình huống thời tiết xấu không giống nhau ở mỗi chuyến đi, những người phượt ba lô thường xuyên chọn mua nhiều hơn một chiếc lều.
Lều đi phượt 3 mùa
Những chiếc lều này được thiết kế cân bằng giữa trọng lượng nhẹ với khả năng chống chọi với một loạt các điều kiện thời tiết (mùa xuân, mùa hè và mùa thu). Lều 3 mùa khi được dựng đúng cách có thể chịu được mưa lớn và tuyết nhẹ. Nhưng không nên để lều tiếp xúc lâu dài với những cơn bão khắc nghiệt, gió dữ dội hoặc tuyết lớn. Các tính năng chính:
- Các tấm lưới rộng rãi để tăng cường luồng không khí và xua đuổi côn trùng
- Thành lều thẳng đứng để tạo thêm khoảng không bên trong
- Ít thanh dựng lều hơn và dùng loại vải nhẹ hơn, giúp trọng lượng nhẹ.
Lều đi phượt 3 mùa mở rộng
Những chiếc lều mở rộng này phù hợp nhất để sử dụng vào mùa hè. Nhưng cũng rất tốt để sử dụng cho những chuyến đi vào đầu mùa xuân và cuối mùa thu. Chúng cũng rất tốt cho những chuyến đi đến những nơi cao. Các tính năng chính (so với lều 3 mùa tiêu chuẩn):
- Các tấm vải có thể nén vào phần lưới để tránh tuyết thổi và giữ ấm hơn
- Thanh dựng lều nhiều hơn 1 hoặc 2 thanh (so với lều 3 mùa) để tăng độ bền và sức chống chịu.
Lều đi phượt 4 mùa
Những chiếc lều mùa đông này được thiết kế để chịu được những cơn gió dữ dội và tuyết lớn. Tuy nhiên, chúng ít thông gió hơn và có thể cảm thấy ngột ngạt trong thời tiết ôn hòa. Các tính năng chính (so với lều 3 mùa và 3 mùa mở rộng):
- Nhiều thanh dựng lều hơn và làm từ loại vải nặng hơn
- Thiết kế mái vòm tròn có thể chống gió và tuyết, mưa không bị đọng lại trên mái lều
- Ít tấm lưới hơn; hoặc chúng có thể có các tấm vải bên trong cho phép bạn che các tấm lưới khi cần thiết
- Tấm bạt che mưa dài gần sát mặt đất
Lều 4 mùa cũng có những loại nhẹ có thành lều không thấm nước / thoáng khí và không có tấm bạt che mưa. Trong điều kiện ẩm ướt, độ ẩm có thể tích tụ bên trong, vì vậy một chiếc lều không thấm nước / thoáng khí là tốt nhất cho điều kiện khô, lạnh.
3. Trọng lượng của lều đi phượt
Trọng lượng của lều đi phượt chiếm khá nhiều trong tổng trọng lượng bạn sẽ mang theo trong ba lô. Vì vậy các nhà thiết kế lều luôn cố gắng tìm ra phương pháp để giữ trọng lượng nhẹ nhất có thể. Tuy nhiên, điểm bất lợi là bạn sẽ có ít không gian hơn, ít tính năng hơn và độ bền thấp hơn. Nhưng nếu bạn chọn cẩn thận, bạn vẫn có thể tìm thấy một chiếc lều nhẹ mang lại cảm giác rộng rãi và thoải mái cho bạn.
Trong khi các vật liệu nặng khiến cho chiếc lều bền hơn, những loại lều siêu nhẹ vẫn có thể bền đến mức đáng ngạc nhiên. Nếu bạn muốn một chiếc lều siêu nhẹ cao cấp, bạn sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn cho các vật liệu siêu nhẹ nhưng vẫn bền bỉ.
Những thông số cần chú ý khi chọn lều đi phượt
- Trọng lượng tối thiểu: đây chỉ là trọng lượng của thân lều, tấm bạt che mưa và thanh dựng lều. Bạn có thể sẽ cần đóng gói nhiều thiết bị liên quan đến lều hơn (ví dụ: cọc, tấm bạt lót dưới lều), nhưng đây là thông số tốt nhất để so sánh các lều với nhau.
- Trọng lượng đóng gói: đây là trọng lượng của tất cả các bộ phận khi bạn mua: thân lều, tấm bạt che mưa, thanh dựng lều, cọc, túi đựng lều, túi đựng thanh dựng lều, hướng dẫn, v.v. Trọng lượng mà bạn sẽ mang theo trên đường mòn sẽ nằm giữa thông số này và trọng lượng tối thiểu.
- Kích thước đóng gói: lượng không gian mà lều chiếm trong ba lô cũng liên quan đến việc lều dễ mang theo hay không. Bạn có thể giảm không gian này bằng cách tách các thành phần, ví dụ như bạn sẽ mang thân lều, bạn bè của bạn sẽ mang thanh dựng lều và tấm bạt che mưa. Bạn cũng có thể tiết kiệm thêm trọng lượng khi để túi đựng lều ở nhà.
Các kiểu lều tối giản khác
Hầu hết các loại lều đi phượt đều có thiết kế thành đôi bao gồm thân lều (còn được gọi là mái lều) cộng với một tấm bat che mưa bên ngoài. Nếu bạn là một người leo núi tập trung vào việc tiết kiệm trọng lượng nhiều nhất có thể, bạn có các lựa chọn tối giản sau:
Lều tối giản: đây là loại lều cực kì đơn giản, chỉ có tấm bạt lót dưới sàn, thanh dựng lều, cọc và tấm bạt che mưa.
Bạt che/ lều không sàn: loại lều này bao gồm những tấm bạt siêu nhẹ che chắn bạn khỏi mưa và tuyết, nhưng không bảo vệ bạn khỏi bọ hay mặt đất ẩm ướt.
Lều võng: là một loại võng nhưng được thiết kế thêm bạt che mưa và lưới chống côn trùng.
Lều bivy: là một loại lều dạng túi, có kích thước vừa đủ để chứa túi ngủ. Có thêm lớp chống thấm nước, thoáng khí bên ngoài.
Màn chống côn trùng: hầu hết các màn chống côn trùng bao gồm lưới và một số thanh dựng lều, nhưng không có sàn. Các mô hình phức tạp hơn là những loại lều mà thân lều đều được làm bằng lưới chống côn trùng.
4. Không gian lều đi phượt
Không gian của lều đi phượt sẽ làm cho thời gian bạn ở trong lều trở nên thú vị hơn. Một chiếc lều rộng rãi sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. Lều đi phượt tiêu chuẩn được thiết kế với thành lều dốc đứng, không gian sàn tối thiểu và hầu như không có khoảng trống. Điều này giúp giữ trọng lượng thấp, nhưng bù lại bạn sẽ không thấy thoải mái nhiều. Nhờ những tiến bộ trong vật liệu và thiết kế, lều đi phượt ngày nay rộng rãi và hấp dẫn hơn nhiều.
Thử lều: khi ghé một cửa hàng, bạn nên yêu cầu thử dựng lều để bạn có thể nhảy vào bên trong và xem không gian có thoải mái đối với bạn không. Sau đó, suy nghĩ xem bạn sẽ chọn loại lều nào nếu bạn phải vượt qua cơn bão hàng giờ liền.
Để dễ dàng đánh không gian lều, bạn cũng có thể xem các thông số sản phẩm sau:
Kích thước sàn: chiều dài và chiều rộng của sàn sẽ giúp bạn dễ tưởng tượng kích thước của lều hơn. Nhiều lều không có sàn hình chữ nhật, vì vậy bạn có thể thấy các kích thước như 85” x 51”/43” (chiều dài x chiều rộng của phần đầu/chân). Một sàn lều thon gọn cung cấp không gian vừa đủ cho vai và cánh tay, đồng thời tiết kiệm trọng lượng bằng cách thu hẹp phần chân.
Diện tích sàn: con số này cho biết tổng diện tích của không gian lều. Mặc dù thông số này hữu ích để so sánh giữa các lều, nhưng con số này không cho bạn biết không gian được bố trí hiệu quả như thế nào.
Chiều cao tối đa: không ai thích phải gập đầu khi ngồi dậy. Mặc dù vậy, chiều cao tối đa chỉ được đo tại một điểm duy nhất, vì vậy không nên dựa vào thông số này để đánh giá tổng thể. Việc thử lều là cách tốt hơn để đánh giá điều đó.
Hình dạng thành lều: khi thành lều càng thẳng đứng, không gian bên trong lều sẽ càng mở rộng. Nếu bạn không thể đến cửa hàng để kiểm tra lều, thì hãy nghiên cứu độ cao của thành lều trong hình ảnh trên wen. Nếu chúng nghiêng thẳng về phía mái lều, đó là một chiếc lều tập trung vào tối ưu trọng lượng, nên không gian lều sẽ không rộng rãi
Các tính năng bổ sung giúp cải thiện không gian lều đi phượt
Màu sắc của tấm bạt che mưa: loại bạt có màu sắc sáng truyền nhiều ánh sáng bên trong, làm cho không gian trông sáng sủa hơn. Điều đó sẽ làm cho một cái lều trông rộng rãi hơn và làm cho nó trở thành một nơi dễ chịu hơn nếu một cơn bão khiến bạn phải ở bên trong thời gian dài.
Cửa ra vào: các nhà thiết kế lều tập trung vào hình dạng cửa, khóa kéo và các điều chỉnh khác, nhưng câu hỏi quan trọng nhất là: có bao nhiêu cửa ra vào? Việc di chuyển bên trong lều khi mọi người đang ngủ sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chọn một lều với một cánh cửa duy nhất sẽ giảm trọng lượng và chi phí.
Mái hiên: cung cấp nơi che chắn cho giày và các thiết bị khác. Một diện tích sàn lớn sẽ cung cấp lợi thế tương tự, nhưng nó cũng khiến trọng lượng lều nặng hơn. Hầu hết các lều đều có mái hiên và kích thước của chúng được bao gồm trong thông số kỹ thuật. Rộng rãi là điều tốt, nhưng mái hiên lớn có thể thêm trọng lượng và chi phí.
Thông gió: bạn sẽ thở ra hơi ẩm khi bạn ngủ và một chiếc lều cần có thiết kế để đối phó với điều đó. Đó là lý do tại sao các tính năng như cửa sổ lưới và lỗ thông gió rất quan trọng. Chúng cho phép bạn tăng luồng không khí để ngăn chặn sự tích tụ bên trong. Bạn có thể cuộn cánh cửa hoặc tấm chắn mưa lên để tăng cường sự thông gió. Bên cạnh đó, nó cũng cho phép bạn mở rộng tầm nhìn để ngắm sao hoặc chứng kiến mặt trời mọc.
Dựng lều đi phượt
Bạn nên dựng lều một hoặc hai lần tại nhà trước khi bắt đầu hành trình. Bất kể bạn đặt nó ở đâu, các tính năng sau có thể giúp dựng lều dễ dàng hơn:
Thiết kế tự đứng: có nghĩa là lều có thể đứng mà không cần sử dụng cọc, giúp tăng tốc độ dựng lều và giúp lều dễ dàng di chuyển – chỉ cần nâng và di chuyển đến một vị trí mới. Hầu hết các lều đều tự đứng để phục vụ cho mục đích này, mặc dù các lều không tự đứng có thể nhẹ hơn vì cấu trúc thanh dựng lều không cần phải cứng cáp
Kẹp thanh lều: thanh lều được kết nối với mái lều thông qua kẹp. Khi thanh lều được dựng căng sẽ cung cấp một lực kéo mạnh, nhưng để luồn dây bên trong thanh khung lều có thể là một thách thức. Kẹp thanh lều sẽ nhẹ hơn và dễ dàng hơn. Chúng cũng cho phép nhiều luồng không khí bên dưới tấm bạt che mưa, làm giảm sự ngưng tụ.
Màu sắc trên thanh dựng lều: giúp bạn nhanh chóng định hướng từng đầu thanh khung lều đến góc lều chính xác và giúp bạn tìm xem kẹp nào đi với phần thanh khung lều nào.
Chất liệu của lều đi phượt
Thanh dựng lều: lều đi phượt sử dụng thanh dựng lều bằng nhôm cao cấp với trọng lượng thấp. Bạn sẽ thường thấy DAC (Dongah Aluminium Corp) trong thông số sản phẩm bởi vì công ty này là nhà sản xuất thanh dựng lều nổi tiếng.
Vải lều và chỉ số denier: nylon và polyester là loại vải chuyên dụng được sử dụng trong lều đi phượt. Một thông số mà bạn thỉnh thoảng nhìn thấy là denier (D), là sợi vải có trọng lượng (tính bằng gam) dựa trên chiều dài 9.000 mét của sợi. Các loại vải gồ ghề hơn có chỉ số denier cao hơn, và các loại vải có trọng lượng nhẹ hơn và độ bền kém hơn sẽ có chỉ số denier thấp. Mặc dù vậy, không nên so sánh chỉ số denier trừ khi các loại vải giống hệt nhau, bởi vì tính chất của vải có ảnh hưởng lớn đến độ bền so với chỉ số denier.
Sức mạnh lều: lều mạnh nhất có thanh khung lều và vải bền bỉ, và có thiết kế chắc chắn. Tuy nhiên, thông số duy nhất liên quan đến sức mạnh là theo mùa, một chiếc lều 4 mùa sẽ mạnh hơn một chiếc lều 3 mùa.
Nguồn: REI
Xem thêm >> Hướng dẫn cách lựa chọn lều cắm trại