Trang phục dành riêng cho xe đạp giúp bạn có một chuyến đi xe đạp tuyệt vời hơn dù bạn đang đi trên đường nhựa, đường mòn hay đi làm. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn một số mẹo lựa chọn trang phục khi đi đạp xe dã ngoại phù hợp và thoải mái nhất!

1. Quần áo khi đi xe đạp

Áo khi đi xe đạp

Một chiếc áo đạp xe làm bằng vải thun (hoặc những chất liệu vải khác) có thiết kế ôm người sẽ giúp giảm lực cản khi bạn đi xe đạp. Ngoài ra, một số loại áo còn có thể thoát mồ hôi nhanh và nhanh khô khi ướt.

Các đặc tính chính:

  • Cổ áo đứng để che nắng cho cổ của bạn vào mùa hè.
  • Khóa kéo nằm ở phía trước để thoáng khí khi nhiệt độ cơ thể cao.
  • Phần vai áo rộng hơn để thoải mái cho các động tác đạp xe.
  • Phần tay áo có thiết kế đặc biệt để phù hợp với các tư thế lẫn động tác đạp xe.
  • Nhiều túi nhỏ tiện dụng.
  • Phần lưng áo kéo dài hơn để che phủ lưng tốt hơn.
  • Có những họa tiết để phản quang để an toàn khi đi đêm.

Một số đặc tính khác khi đi xe đạp vào mùa lạnh:

  • Phần tay áo dài hơn để giữ ấm cho cơ thể và che tay tốt hơn.
  • Vải dày và nặng hơn cùng với một lớp lót ở trong để cách nhiệt.

Quần short khi đi xe đạp

Những chiếc quần short này khác những chiếc quần short thông thường chủ yếu vì 2 lý do sau

  • Chúng giúp chân bạn di chuyển thoải mái và hoàn toàn tự do
  • Chúng có một lớp lót có đệm nằm ở đáy quần để giảm ma sát và thoát mồ hôi.

Các đặc tính chính:

Cấu trúc của lớp đệm dưới đáy quần: trước đây, cấu trúc lớp đệm thường khá nhiều (thường là 6 hoặc 8) để làm tăng sự vừa vặn và thoải mái. Mặc dù cấu trúc này vẫn còn được sử dụng, nhưng công nghệ vải đã phát triển đến mức số lượng đệm không nhất thiết là phải “nhiều hơn thì tốt hơn” cho mọi người.

Lớp lót có đệm: một miếng đệm mềm mại làm bằng vật liệu tổng hợp để giảm thiểu ma sát, thấm ẩm, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và giúp không gây ngứa, khó chịu. Đây là phần phức tạp nhất của quần short xe đạp. Có vô số kiểu dáng, độ dày và vật liệu giữa các thương hiệu, cũng như độ phù hợp với giới tính. Dưới đây là một số mẹo lựa chọn quần short đi xe đạp :

  • Lớp lót xốp dày, mềm mại mang lại hiệu suất cao và thoải mái cho những chuyến đi dài.
  • Lớp lót gel / mút có cấu trúc mở (open-cell) cung cấp thêm độ đệm để bạn sử dụng xe đạp giải trí hoặc xe đạp leo núi thoải mái hơn nhưng ít thoáng khí hơn đối với những chuyến đi dài, nóng.
  • Lớp lót bằng mút có cấu trúc đóng (closed-cell) cung cấp hiệu suất tốt với chi phí thấp hơn

Ống quần short: ống quần và gấu quần thoải mái giúp ngăn chặn sự ma sát và giữ quần short không xê dịch, di chuyển nhiều khi hoạt động.

Thắt lưng: đa số những chiếc quần short thường có cơ chế co giãn ở eo nhưng bạn không thể tự do điều chỉnh độ vừa vặn của quần được. Những cơ chế nịt bụng khác thì bạn có thể điều chỉnh mức độ vừa vặn của quần.

Các kiểu quần short khi đi xe đạp khác:

  • Quần short khi đi xe đạp leo núi: đôi khi được gọi là quần baggy, ngắn, và có lớp lót chamois ở bên trong. Thắt lưng có thể được buộc lại bằng nút bấm hoặc miếng dán. Ngoài ra, trên quần có rất nhiều túi nhỏ tiện dụng để bạn cất đồ. Khi lựa chọn những chiếc quần này, hãy lưu ý đến đặc tính, chất lượng vải, độ thoải mái, mức độ linh hoạt và vừa vặn, v.v.
  • Quần yếm short (bib short): là lựa chọn khả phổ biến với những người đam mê đi xe đạp, thoải mái, và thoáng khí.
  • Quần váy thể thao (skort): đối với phái nữ, đây là một lựa chọn thay thế cho những chiếc váy hoặc quần short thông thường. Ngoài ra, chiếc quần “lai” váy này còn có thể được diện khi đi tản bộ, đi dạo, leo núi, hoặc bất cứ đâu (nếu không bị cấm).

Quần đạp xe, quần bó thể thao, và vớ ống chân khi đi xe đạp

Ở khu vực có thời tiết mát mẻ, bạn có thể mặc những chiếc quần bó thể thao khi đi xe đạp hoặc những chiếc quần đạp xe. Giống như quần short, những chiếc quần kể trên thường có lớp lót chamois và nên được chọn sao cho vừa vặn mà vẫn thoải mái để không bị ma sát quá nhiều. Quần bó thể thao thường có khả năng kháng nước và phản quang để đi vào buổi tối.

Nếu bạn mặc quần áo thành từng lớp, một số loại quần bó và quần đạp xe sẽ không có lớp lót chamois để chúng có thể mặc vừa vặn chung với một chiếc quần short khi đi xe đạp. Ngoài ra, vớ ống chân cũng là một phụ kiện tiện dụng rất đáng được sử dụng để biến một chiếc quần short thành một chiếc quần dài như quần bó thể thao hoặc quần đạp xe.

2. Áo khoác khi đi xe đạp

Hai điểm chính cần lưu ý để chọn áo khoác khi đi xe đạp đó chính là khả năng giữ ấm và khả năng giữ khô người của chiếc áo khoác đó. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ đến:

Mức độ ấm mà bạn muốn? Chiếc áo khoác mà bạn chọn để đi xe đạp vào mùa đông sẽ khác hoàn toàn với chiếc áo khoác mà bạn chọn để đi xe đạp vào mùa hè (chưa kể đến trường hợp là hai nơi cùng một mùa nhưng thời tiết tại hai nơi đó lại khác nhau). Ở yếu tố này, hãy nhớ rằng càng về lâu dài thì cơ thể bạn sẽ tỏa ra nhiệt và ấm dần lên khi bạn đi xe đạp.

Dự báo thời tiết có mưa hay không? Nếu có, hãy chọn những loại áo khoác chống nước. Phần lưng của những loại áo khoác này thường có phần lưng và tay áo kéo dài có thể xoắn tay áo lên được. Một số loại khác thì có phần mũ trùm đầu khá lớn để có thể vừa vặn với đầu kể cả khi bạn đội mũ bảo hiểm. Đa số các loại áo khoác đều có khả năng cách nhiệt ở mức tối thiểu (có thể khắc phục bằng cách mặc nhiều lớp quần áo) và ít thoáng khí hơn so với những loại áo khoác thông thường.

Nếu bạn không chắc chắn về thời tiết: đối với những ngày ôn hòa vào mùa đông, hãy chọn những chiếc áo khoác có khả năng chống nước và thoáng khí hay chỉ đơn thuần là kháng nước. Những chiếc áo khoác này cũng khá nhẹ và có thể chống gió.

3. Phối các lớp quần áo khác nhau

Việc này giúp bạn giữ nhiệt độ cơ thể tốt hơn khi bạn đi xe đạp. Cơ thể quá nóng hay quá lạnh đều khiến cơ thể bạn bị lãng phí năng lượng vì phải cố gắng đẩy mạnh các quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể để điều chỉnh nhiệt độ.

Ba lớp quần áo thường thấy đó là:

  • Lớp lót trong cùng (ví dụ như đồ lót dài) giúp thoát mồ hôi nhanh.
  • Lớp cách nhiệt nằm ở giữa.
  • Lớp chống nước hoặc chống gió ở ngoài cùng.

4. Giày và tất chân khi đi xe đạp

Giày khi đi xe đạp

Nếu xe đạp của bạn sử dụng bàn đạp clipless pedal (tạm dịch: bạn đạp có sử dụng can) – một loại bàn đạp có chốt gắn vào giày, hãy sử dụng những đôi giày có phần cleat (tạm dịch: can) – một miếng chêm được gắn ở mặt dưới của giày. Ngoài ra, đôi giày đó tất nhiên còn phải phù hợp với phong cách đạp xe của bạn.

  • Những người đi xe đạp đường trường nên chọn những đôi giày nhẹ, có thiết kế hỗ trợ bàn chân, và có phần đế trơn.
  • Những người đi xe đạp leo núi nên chọn những đôi giày có phần đế cứng với phần rãnh giày sâu và rộng để bám đường tốt hơn.
  • Những người đi xe đạp để đi làm hoặc cho những việc thường ngày có thể chọn những đôi giày thể thao vừa có thể sử dụng để đạp xe đạp vừa trông giống như một đôi giày thường ngày.

Vào mùa mưa hoặc khi di chuyển ở những nơi ẩm ướt, bọc ngón chân hay bọc giày sẽ giúp chân của bạn có luôn được khô ráo và thơm tho. Cả hai món đồ này đều giúp cách nhiệt cho chân và chống gió ở mức tương đối (một số loại bọc giày còn có thể chống nước).

Những loại giày phù hợp để đi xe đạp

Bảng so sánh nhanh các loại giày khi đi xe đạp

  Giày đi xe đạp đường trường Giày đi xe đạp leo núi, giày đi xe đạp thường ngày
Đế ngoài Trơn Không trơn
Đế giày Rất cứng Cứng
Can giày Nhô ra từ đế giày Lõm vào đế giày

Giày đi xe đạp đường trường

Hầu như tất cả các loại giày đi xe đạp đường trường đều nhẹ, đế ngoài trơn, và thoáng khí. Ngoài ra, đế của loại giày này cũng khá cứng để bạn đạp xe được tốt hơn. Loại giày này không được thiết kế cho việc đi bộ quá lâu vì độ bám và đàn hồi của giày không thật sự tốt. Ở những đôi giày cao cấp có giá mắc hơn, những chất liệu như sợi carbon thường được sử dụng để giảm trọng lượng giày cũng như tăng độ cứng của đế giày và một hệ thống buộc giày để căn chỉnh độ vừa vặn.

Khả năng tương thích với bàn đạp: các đôi giày đi xe đạp đường trường phù hợp với bàn đạp clipless pedal sử dụng một hế thống can giày hai hoặc ba lỗ (bàn đạp xe đạp của bạn cũng phải có thiết kế này thì mới có thể tương thích với nhau). Lưu ý là những đôi giày này không thể sử dụng cho các loại bàn đạp khác không có phần can (non-clipless pedal).

Giày đi xe đạp leo núi

Loại giày này có phần đế giày khả cứng để đạp xe được hiệu quả mà vẫn có độ đàn hồi vừa phải giúp bàn chân được thoải mái cùng với phần đế ngoài bằng cao su để bạn có thể di chuyển trên những con đường trơn hoặc gồ ghề (bằng chân). Phần can giày trên những đôi giày này thường được thiết kế nằm lõm vào trong đế giày để bạn đi bộ dễ dàng hơn. Vì lí do này, những đôi giày đi xe đạp leo núi là một sự lựa chọn phổ biến cho những chuyến đi xe đạp thường ngày, đi theo tour, hoặc đi dạo bằng xe đạp. Ngoài ra, một số đôi giày thuộc loại này còn có hệ thống buộc giày để bạn điều chỉnh mức độ vừa vặn của giày. Đối với những đôi giày có giá thành cao hơn, các đặc tính thường có là phần đế cứng hơn, trọng lượng giày nhẹ hơn, bảo vệ chân hoặc mắt cá chân (hoặc cả hai) tốt hơn, có lớp chống thấm nước, v.v.

Khả năng tương thích với bàn đạp: những đôi giày đi xe đạp leo núi phù hợp với bàn đạp clipless pedal sử dụng một hế thống can giày hai lỗ (bàn đạp xe đạp của bạn cũng phải có thiết kế này thì mới có thể tương thích với nhau). Những đôi giày đi xe đạp leo núi có phần đế phẳng thì không tương thích với bàn đạp clipless pedal mà được sử dụng chủ yếu cho bàn đạp platform pedal – một loại bàn đạp mỏng, bản to, và thường có gắn nhiều ốc tán để tạo độ bám cho giày.

Giày đi xe đạp thường ngày

Loại giày này thường được sử dụng cho những chuyến đi lanh quanh trong thành thị, gần nhà, hoặc là đi dạo bằng xe đạp. Là một phiên bản kết hợp giữa giày đi xe đạp và giày thường ngày nên loạị giày này có thể thương thích với bàn đạp clipless pedal với phần đế ngoài làm bằng cao su và can giày được thiết kế lõm vào bên trong đế giày để người sử dụng có thể đi lại dễ dàng hơn (bằng chân).

Tất chân khi đi xe đạp

Bàn chân của người đi xe đạp có thể tiết ra nhiều mồ hôi khi đạp xe nhanh và mạnh. Vào mùa đông, điều này sẽ khiến cho bàn chân bị lạnh và về lâu thì cơ thể sẽ bị hạ nhiệt. Vào mùa hè thì mồ hôi quá nhiều sẽ dẫn đến việc chân bị phồng rộp do ma sát nhiều trừ khi bạn mang những loại tất chân được làm bằng sợi tổng hợp giúp thoát mồ hôi nhanh (không sử dụng vải cotton).

Một sự lựa chọn thay thể khá phổ biến đó chính là vải len merino và có thể được sử dụng cho cả mùa hè lẫn mùa đông. Loại vải này không chỉ có tác dụng giúp thoát mồ hôi và nhanh khô mà nó còn có thể cách nhiệt ngay cả khi đã bị ướt. Vì lí do này, tất chân làm bằng chất liệu này là lựa chọn hoàn hảo cho những chuyến đi băng qua suối hoặc khi phòng hờ có mưa bão bất ngờ trên chuyến đi.

5. Phụ kiện khi đi xe đạp

Mũ lưỡi trai: giúp bạn giữ ấm cho cơ thể (hay cụ thể hơn là đầu của bạn) trong thời tiết mát mẻ hoặc lạnh. Trong khi đó thì một chiếc băng đô hoặc một chiếc mũ bảo hiểm xe đạp mỏng hơn sẽ giúp thoát mồ hôi và ít bị đổ mồ hôi hơn vào mùa hè.

Găng tay: vào mùa hè thì những loại găng tay xỏ ngón là lựa chọn phổ biến nhất. Phần lớn các loại găng tay có phần lòng bàn tay thường được làm bằng sợi tổng hợp cùng với các nốt sần để tăng ma sát và độ bám khi cầm tay lái. Một số loại khác thì có phần lòng bàn tay được làm bằng vải thun vảy cá giúp thoát mồ hôi nhanh. Vào mùa lạnh, một đôi găng tay kín ngón, thoáng khí, và nhanh khô là lựa chọn tốt nhất chưa kể hầu hết chúng đều có khả năng chống gió. Để có thể giữ ấm cho tay tốt nhất, hãy sử dụng thêm một lớp lót mỏng ở bên trong găng tay.

Vớ ống chân và găng tay ống: được làm bằng nỉ lông cừu hoặc vải len và có tác dụng như một lớp lót trong cùng giúp tăng khả năng giữ ấm cho cơ thể của người sử dụng. Ngoài ra, vì chúng che chắn phần da bị lộ ra ngoài nên chúng cũng được sử dụng như một giải pháp để chống nắng cho chân và tay.

Nguồn: REI

Xem thêm >> Kinh nghiệm dã ngoại bằng xe đạp cùng gia đình