Lai Châu luôn là vùng đất nổi tiếng với không gian xanh, với những ngọn núi hoang sơ, hùng vĩ. Vì thế mà nơi đây luôn thu hút rất nhiều khách du lịch thích khám phá, đặc biệt là núi Pusilung Lai Châu. Hãy cùng mình chinh phục đỉnh núi nóc nhà biên giới này xem nhé.
Pusilung ở đâu?
Nội dung
Núi Pusilung tọa lạc tại xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tà, tỉnh Lai Châu, với độ cao 3.078m. Là ngọn núi nằm ở biên cương Tây Bắc xa xôi, trấn giữ biên cương, dù mang nét khắc nghiệt nhưng lại đẹp tuyệt mỹ. Vì thế mà núi Phu si lung luôn là điểm đến lý tưởng dành cho các bạn trẻ.
Có thể nói, Pusilung mang trong mình một nét đẹp hoang sơ, hữu tình đặc trưng của thiên nhiên vùng núi Tây Bắc, của ngọn núi miền biên viễn.
Vì thế đến với một trong 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam này bạn không chỉ được tận hưởng không khí mát lành mà còn là sự kì vĩ của ngọn núi trấn giữ biên cương, của nét đẹp Tây Bắc.
Bạn có thể đến đây vào bất kỳ mùa nào, bởi mùa nào thì Pusilung cũng đều mang trong mình một nét đẹp riêng biệt, một sắc màu mới. Tuy nhiên, nên tránh đi vào thời điểm mưa vì đường sẽ khá khó đi đấy.
Chỉ dẫn đường đi đến Pusilung Lai Châu
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng gần 400km, vì thế có thể nói là một quảng đường khá xa, mất khoảng hơn 10 tiếng để di chuyển. Vì thế bạn nên bắt xe khách đến Lai Châu để được nghỉ ngơi lấy sức cho chuyến đi 3 ngày 4 đêm tiếp theo.
Bạn có thể tham khảo các nhà xe giường nằm uy tín như: nhà xe Hải Vân, nhà xe Hưng Thành, nhà xe Hoàng Anh,… bạn nên đi từ buổi tối hôm trước để sáng hôm sau đến được với Lai Châu.
Ở Lai Châu thì các bạn có thể bắt xe khách hoặc thuê xe máy để đến với Pa Vệ Sử, mất khoảng 150km nữa, đường cũng khá khó đi nên bạn cũng cần cẩn thận. Đến đây bạn có thể gửi xe và bắt đầu hành trình chinh phục núi Pusilung Lai Châu rồi.
Lịch trình leo Pusilung Lai Châu 3 ngày 4 đêm chi tiết
Như mình đã nói, leo núi Pu si lung tuy không phải ngọn núi khó leo nhất nhưng hành trình chinh phục nó cũng không hề dễ dàng đâu nhé. Những chặng dốc núi nối tiếp nhau hay đường dài khó đi luôn là một trong những trở ngại khiến nhiều người không thể chinh phục được ngọn núi này.
Tuy nhiên, khi chinh phục được ngọn núi thì quả thực bạn sẽ thấy quả rất đáng cho hành trình 3 ngày 4 đêm của mình đấy. Vì với độ cao là 3.078m (cao thứ 2 trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam) nên thường lộ trình sẽ mất khoảng 3 ngày 4 đêm.
Còn cụ thể lịch trình như thế nào thì hãy cùng mình khám phá ngay dưới đây nhé.
Ngày 1: Pa Vây Sử – Sín Chải A – điểm hạ trại 2.200m
Vì trước khi đi bọn mình đã đọc khá nhiều bài review Pusilung: đường đi khó leo như thế nào, đỉnh núi đẹp ra sao, không khí mát lành như thế nào. Nên bọn mình đã lên kế hoạch rất kĩ cho chuyến đi.
Bọn mình xuất phát từ Hà Nội từ 19 giờ và khoảng 5 giờ kém là bọn mình đã đặt chân được đến Mường Tè. Lúc này thì bọn mình đến với đội biên phòng Pa Vây Sử để xin giấy rồi mới bắt đầu hành trình.
8 giờ bắt đầu từ chân núi và bắt đầu hành trình chinh phục ngọn núi này. Quả là con đường chinh phục quả không bao giờ là dễ dàng, đường lên Sín Chải A chỉ có dốc nối dốc, đèo nối đèo, như muốn làm nản chí của người đi vậy.
Tiếp tục di chuyển, đến với dòng Nậm Xi Lùng nước trong vắt, mát vô cùng. Dừng lại nghỉ ngơi tại bên dòng suối, hít thở cái không khí tươi mát, trong lành của thiên nhiên mà từ lâu chưa được tận hưởng, quả đúng là không còn gì thú vị bằng.
Tiếp tục băng qua những con suối, những ngọn đồi dốc nối dốc, dường như ngọn núi muốn thử thách tinh thần bền bỉ của con người nên tạo ra những “thử thách” này vậy. Tuy nhiên sau khi leo hơn 8 tiếng thì đã đến với điểm nghỉ tại độ cao 2.200m.
17 giờ, lúc mà hoàng hôn bắt đầu buông xuống thì cũng là lúc bọn mình bắt đầu dựng lều trại và chuẩn bị cho bữa ăn mang hương vị của núi Tây Bắc.
Giữa cái thời tiết lạnh ở độ cao 2.200m cộng với sự mệt mỏi của hành trỉnh leo lên đỉnh trong suốt hơn 8 tiếng không hề dễ dàng, nhưng ai cũng giữ được cho mình nhiệt huyết không thôi.
Được các poster chuẩn bị bữa ăn thịnh soạn giữa núi rừng Tây Bắc ngạo nghễ, với cái gió buốt lạnh về đêm. Ngồi bên đống lửa hồng, thưởng thức món gà nướng thơm nức mũi, nghe những câu chuyện thú vị đúng là trải nghiệm khó quên đối với bọn mình.
Ngày 2: 2.200m – cột mốc 42 (cao 2.856m) – đỉnh núi Pusilung – 2.200m
Ngày hôm sau thì bọn mình đã dậy khá sớm, ăn sáng và tiếp tục cho chuyến đi khám phá đỉnh núi Pusilung Lai Châu này.
5 giờ sáng đã bắt đầu hành trình, so với những đoạn đường dốc núi chênh vênh như ở Sín Chải A thì đoạn đường này lại dễ chịu hơn rất nhiều.
Đặc biệt là khu bìa rừng mang nét nguyên sinh hoang sơ và tự nhiên của tạo hóa ban tặng. Không cầu kì chỉ là những câu cổ thụ lâu năm với những chiếc lá khô, điểm lên trên đó là những bông hoa tím và ánh mặt trời chiếu vào.
Tất cả tạo nên một bức tranh đẹp đến lạ thường. Qua cột mốc 42 thì tiếp theo sẽ là rừng trúc được trải dài hai bên thẳng tắp, hiên ngang như chính cách ngọn núi này trấn giữ biên cương vậy.
Và cuối cùng, khoảng 2h chiều là bọn mình đã đến được với một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Đến với thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ nơi đây, thấy được trọn những nét đẹp của Lai Châu từ trên cao.
Buổi chiều, không còn cái nắng gắt nữa mà thay vào đó là cái nắng dịu hơn, chiếu dọi xuyên qua từng nhành cây kẽ lá, tạo nên khung cảnh đẹp đến lạ.
Sau khi nghỉ ngơi thì bọn mình lại di chuyển về điểm cắm trại 2.200m cho kịp trước khi trời tối. So với việc leo lên thì lúc xuống sẽ nhanh chóng và không mất sức nhiều lắm, nên tầm 6 giờ là bọn mình đã về đến điểm cắm trại rồi.
Ngày 3: Cột mốc 2.200m – chân núi – Hà Nội
Ngày cuối cùng của chuyến hành trình, sau khi đã chinh phục được ngọn núi Pusilung Lai Châu ở độ cao 3.078m. Thức dậy sớm, tận hưởng cái không khí se lạnh sương mai còn xót lại trước khi về với thành phố thủ đô.
Leo xuống núi cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều, so với lúc leo thì bây giờ bọn mình mới được tận hưởng sự đa dạng của thiên nhiên nơi đây nhiều hơn, có lẽ bởi khi lúc leo khá mệt và không có nhiều thời gian ngắm nhìn.
Khoảng 1 giờ chiều là bọn mình đã về đến đồn biên phòng (nơi xin giấy phép và giữ đồ), sau đó thì cả nhóm cùng nhau tụ tập ăn uống, thư giãn trước khi trở về với cuộc sống nhộn nhịp ở Hà Nội.
Nếu bạn chưa biết Lai Châu có gì thì đừng ngần ngại mà hãy hỏi các poster, họ sẽ giới thiệu cho các bạn rất tận tình luôn đấy. Sau khi khám phá, ăn uống no say thì 18 giờ bọn mình lại lên đường để kịp về Hà Nội.
Quả thực, hành trình 3 ngày 4 đêm chinh phục núi Pu si lung này cho mình rất nhiều trải nghiệm thú vị, khó quên. Dù có khó khăn, có trở ngại nhưng khi đứng trên đỉnh núi bạn sẽ thấy tất cả đều rất xứng đáng.
Chuẩn bị gì khi leo núi Pusilung
Một trong những hành trang quan trọng cho những chuyến đi trekking hay khám phá rừng núi Tây Bắc chính là hành lý đi cùng. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong các sự thành công của chuyến đi của bạn đấy:
+ Giấy tờ, tiền: Ngoài những loại giấy tờ tùy thân và tiền bạn cần chuẩn bị đầy đủ ra thì giống với núi Putaleng Lai Châu, Pờ ma lung, khi leo núi Pusilung bạn cũng cần phải xin phép Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu để đảm bảo sự an toàn. Sau khi xin thì giấy sẽ được trình báo ở đồn biên phòng của xã Pa Vệ Sử và bạn có thể bắt đầu hành trình của mình.
+ Balo chuyên dụng: Nhất là với các chuyến đi trekking thì balo chuyên dụng đi leo núi với độ mềm vừa phải, có thể chống thấm nước, chắc chắn và dung tích vừa đủ (đối với nữ từ 20-40L, và 40-50L đối với nam) sẽ rất cần thiết đấy.
+ Giày: Một chiếc giày leo núi có độ bám chắc tốt, tăng độ ma sát của chân và mặt đường sẽ giúp cho quá trình leo núi của bạn dễ dàng hơn rất nhiều đấy. Và một điều lưu ý là khi chọn giày leo núi thì chỉ nên chọn size vừa chân (không nên chật) vì sẽ khiến bạn bị đau chân, rất khó khi di chuyển.
+ Đồ ăn: Không chỉ là đi theo tour Pusilung mà khi đi trekking theo nhóm thì bạn cũng nên chuẩn bị cho mình đầy đủ nước và lương thực. Nước thì mỗi người nên mang khoảng 3 lít cho chuyến đi 3 ngày 4 đêm này, còn lương thực thì mọi người có thể chia nhau để cùng mang.
+ Lều trại, túi ngủ: Những trang thiết bị không thể thiếu trong những chuyến đi phượt chinh phục các ngọn đỉnh núi cao nhất Việt Nam phải không nào? Nó sẽ giúp cho các bạn có được giấc ngủ ngon và đảm bảo hơn đấy.
+ Quần áo: Khi leo núi bạn nên mang theo những bộ đồ thoải mái để tiện hơn trong quá trình di chuyển cũng như là leo núi. Đặc biệt, càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp nên dù đi mùa nào cũng đừng quên đem theo áo ấm và các bộ đồ giữ nhiệt nhé.
+ Thiết bị điện tử: Ngoài việc có thể lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ ra thì việc bạn cài GPS sẽ giúp chuyến đi dễ dàng hơn nữa đấy.
Như vậy, phía trên là toàn bộ lịch trình để chinh phục đỉnh núi Pusilung trong 3 ngày 4 đêm tại biển trời Tây Bắc mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong chuyến đi sắp tới.
Xem thêm >> Kinh nghiệm và Lịch trình leo núi Bạch Mộc Lương Tử 2 ngày 1 đêm