Vải Spandex là một loại sợi nhân tạo nổi bật với ưu điểm về khả năng co giãn vượt trội. Loại vải này có tính ứng dụng cao trong lĩnh vực thời trang như sản xuất quần đi biển, quần áo bơi hay các trang phục bó sát…. Mặc dù được sử dụng khá phổ biến thế nhưng không phải ai cũng biết rõ đặc điểm của vải Spandex là gì hay cách giặt ra sao để vải không bị mất đi tính năng vốn có? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! 

Vải Spandex là gì

Tìm hiểu khái niệm chất liệu Spandex là gì?

Chất liệu vải Spandex là gì?

Spandex là một loại sợi nhân tạo được tạo ra bằng cách kết hợp giữa một polyglycol chuỗi dài với một disocyanate ngắn trong đó có chứa ít nhất 85% polyurethane. Điểm nổi bật của chất liệu này chính là độ đàn hồi, co giãn tốt nhất trong số các loại chất liệu vải hiện nay. Điều này đã được chứng mình khi trong thực tế sợi Spandex có khả năng kéo dài gấp 5-8 lần so với chiều dài ban đầu.

Chất liệu vải Spandex

Spandex có nguồn gốc từ khu vực Bắc Mỹ, thế nhưng một vài quốc gia ở khu vực Châu Âu thường gọi loại vải này với nhiều tên gọi khác nhau như Elastane hay Lycra (Anh, Úc, New Zealand Brazil, Argentina..) hay élasthanne (Pháp), elastano (Tây Ban Nha), Elastan (Đức)

Như vậy, với những thông tin mà chúng mình vừa cung cấp bên trên chắc chắn sẽ giúp bạn tìm hiểu được rõ hơn về khái niệm Spandex là chất liệu gì rồi không nào? Tiếp theo, hãy cùng đi tìm hiểu về lịch sử của loại chất liệu này nhé!

Lịch sử ra đời của Spandex 

Theo như trong lịch sử, ở giai đoạn những năm chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra, chất liệu được sử dụng phổ biến bấy giờ chính là cao su. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều khiến cho cao su dần trở nên khan hiếm và giá càng tăng cao. Đây chính là yếu tố thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu ra một loại chất liệu mới có thể thay thế cho cao su.

Sợi đàn hồi trên các polyme tổng hợp.

Nằm 1940 được xem là năm các nhà khoa học phát minh ra một chất liệu đàn hồi với tên gọi polyurethane đươc sản xuất dựa trên sự phát triển của một sợi đàn hồi trên các polyme tổng hợp. Sau đó không lâu, các nhà khoa học ở Du Font đã tìm ra các polyme nylon đầu tiên, tuy nhiên vì ban đầu chúng còn khá cứng nên bắt buộc các nhà khoa học phải đàn hồi chúng để mang đến sự dẻo dai.

Nhà máy sản xuất vải

Sau đó, họ tiếp tục nhận thấy những đặc tính của các polyurethan khác nên quyết định tạo ra những sợi nylon mảnh để may những bộ quần áo có khả năng co giãn nhiều chiều. Đến năm 1952 được xem là dấu mốc quan trọng khi nhà khoa học Farbenfabriken Bayer của Đức đã cho ra đời những sợi Spandex đầu tiên trên thế giới. Thế nhưng, phải đến khoảng năm 1962, loại sợi này mới được sản xuất rộng rãi và được nhiều người biết đến với tên gọi Lycra nhờ vào sự hợp tác giữa Du Pont và Công ty Cao su Hoa Kỳ.

>> Xem thêm: Vải địa kỹ thuật là gì? tác dụng, phân loại, mức giá

Đặc điểm, tính chất của sợi Spandex

Có khả năng đàn hồi vượt trội

Có thể nói, đàn hồi chính là khả năng vượt trội nhất của Spandex so với những chất liệu sử dụng phổ biến hiện nay. Loại vải này có khả năng đàn hồi, kéo dài gấp 5-8 lần so với kích thước ban đầu của chúng mà không làm biến dạng hay ảnh hưởng đến những tính năng vốn có. Thậm chí, Spandex còn co thể chịu được những tác động từ ngoại lực với lực kéo 500% mà không bị rách, giãn hay chảy…

Khả năng đàn hồi của vải spandex

Có lẽ nhờ vào tính năng đàn hồi vượt trội này mà chất liệu vải Spandex ngày càng được ưa chuộng trong lĩnh vực may mặc đồ thể thao, đồ đi biển hay những trang phục bó sát…

Không bị nhăn nhúm 

Như đã nói ở trên, điểm khác biệt giữa chất liệu Spandex so với những loại vải khác chính là chúng được tạo ra từ sự pha trộn nhiều loại sợi với nhau thay vì sử dụng chất liệu nguyên chất. Do đó, Spandex sẽ không gặp phải tình trạng nhăn nhúm hay tạo thành những nếp gấp như ở chất liệu lụa, cotton…

Chất liệu vải spandex không bị nhăn

Hiện nay, một số loại trang phục được làm từ chất liệu Nylon hay Polyester, khi sản xuất người ta thường trộn thêm khoảng từ 5-10% Spandex để bề mặt vải được mềm mại, không bị cứng cũng như tăng độ co giãn, linh hoạt theo từng cơ thể của người mặc.

Polyester là một loại chất liệu được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực may mặc cũng như nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng tham khảo thêm bài viết bên dưới để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm Polyester là gì nhé!

Độ bền sử dụng cao

Nhờ vào phương pháo định hình nhiệt nên chất liệu Spandex bề mặt khá mềm mịn và tăng độ bền sử dụng cao. Thậm chí sau nhiều lần giặt bạn sẽ không bắt gặp tình trạng vải bị xù lông, thô cứng hay chảy dão… Bên cạnh đó, với khả năng chịu mài mòn tốt nên vải không bị thắt nút trên bề mặt trong suốt quá trình bạn sử dụng.

Có khả năng chống nước

Đặc điểm này là điểm cộng khi sản xuất những quần áo bơi hay quần đi biển nam nữ. Chính nhờ khả năng không thấm hút nước nên quần, áo chất liệu spandex khi mặc ở dưới nước sẽ không bị bó sát gây khó chịu. Đồng thời chúng còn có khả năng mau khô trong thời gian ngắn.

Vải spandex có khả năng chống nước

Bị hao mòn trước tác dụng của chất tẩy

Nếu như bạn đang không biết nhược điểm của sợi Spandex là gì thì đây chính là nhược điểm hiếm hoi của chúng. Mặc dù có độ bền sử dụng trong thời gian dài thế nhưng sợi Spandex lại cực kì kỵ với những loại chất tẩy rửa, đặc biệt là những loại chất tẩy rửa có tính kiềm và độ PH cao. Khi gặp các loại chất này vải sẽ bị bao dão, nhanh hỏng và mất đi những tính năng vốn có của chúng.

Chất liệu vải Spandex

Không gây kích ứng 

Nếu như ở những loại chất liệu được làm từ các sợi có nguồn gốc tự nhiên như lông thỏ, lông cừu khiến nhiều người bị kích ứng, dị ứng khi mặc thì điều này lại không hề xảy ra với vải Spandex. Vì là một loại vải sợi tổng hợp và có bề mặt mềm mịn nên khi mặc bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái, không gây kích ứng ngay cả với những làn da nhạy cảm nhất.

Chống tĩnh điện 

Khác với chất liệu vải len, những trang phục được làm từ Spandex thường có khả năng chống tĩnh điện nên khi mặc vào trong bất kì thời tiết nào chúng cũng không tạo tĩnh điện giúp người mặc luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất.

Các loại vải Spandex được sử dụng phổ biến hiện nay

Poly Spandex 

Poly Spandex hay còn được biết đến với tên gọi khác là Nylon Spandex mà nhiều người vẫn thường gọi là thun lạnh. Ưu điểm của loại vải này chính là bề mặt bóng mượt, mềm mịn và có khả năng co giãn tốt. Vải Poly Spandex thường rất dễ giặt cũng như vệ sinh mà không bị làm mất đi những tính năng vốn có ban đầu. Hơn nữa, khi mặc người dùng cũng sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái.

các loại vải Spandex

Cotton Spandex 

Cotton Spandex là gì? Đây là một loại chất liệu được sản xuất từ Spandex và Cotton. Vì được làm từ 2 loại chất liệu này nên chúng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như có khả năng co giãn, bề mặt mềm mại, không gây kích ứng. Đồng thời vì có sợi Cotton nên khả năng thấm hút của Spandex cũng được cải thiện rõ rệt.

vải cotton spandex

Loại chất liệu này thường được sử dụng phổ biến để may các loại áo phông hoặc trang phục có tính co giãn hoặc quần áo thể thao. Đặc biệt, cách giặt những trang phục này cũng có phần đơn giản hơn rất nhiều.

Len Spandex 

Một loại chất liệu Spandex khác cũng được sử dụng phổ biến chính là Len Spandex. So với chất liệu vải len thông thường thì len Spandex có độ co giãn tốt, không bị co hay dão nên được sử dụng rất nhiều trong các trang phục mùa đông, đặc biệt là áo khoác.

chất liệu len Spandex

Ứng dụng của vải Spandex 

Có thể nói, Spandex là một trong số ít những chất liệu sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với những loại chất liệu khác. Cũng chính vì thế mà chúng được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn chính là may mặc. Các loại vải Spandex thường được dùng để sản xuất các loại trang phục khác nhau như trang phục thể thao, quần áo bó sát, quần trượt tuyết, tất, găng tay, quần legging, quần đi biển…

Các loại quần được làm từ vải Spandex

Nhờ vào khả năng chống thấm nước tốt nên Spandex là chất liệu phổ biến trong các dòng quần áo bơi hay quần đi biển nam nữ giúp mau khô trong thời gian ngắn. Đồng thời, khả năng co giãn vượt trội sẽ khiến người mặc luôn cảm thấy thoải mái mỗi khi bơi lặn hay vận động dưới nước mà không bị bó sát hay bí kích.

Quần đi biển mau khô chất liệu vải spandex

Ngoài việc được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực may mặc thì tính ứng dụng của chất liệu Spandex còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm thắt lưng, những bộ bọc ghế hay sản xuất niềng răng chỉnh hình…

Cách giặt và bảo quản trang phục làm từ vải Spandex

Sau khi tìm hiểu xong vải Spandex là gì thì một yếu tố khác mà bạn cũng nên quan tâm chính là cách giặt cũng như bảo quản để trang phục luôn được mới, đẹp và không bị mất đi những tính năng ban đầu. Như đã nói ở trên, mặc dù sở hữu cho mình rất nhiều những tính năng nổi bật về độ đàn hồi, co giãn, bền đẹp… thế nhưng không vì vậy mà bạn có thể chủ quan trong quá trình giặt và bảo quản. Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn nên quan tâm:

+ Tuyệt đối không nên sử dụng các loại chất tẩy rửa như tẩy trắng hay tẩy màu… hoặc các chất có kính kiềm và độ PH cao trực tiếp lên bề mặt của vải sợi Spandex. Bởi việc làm này sẽ gây phá hủy sợi và khiến cho chất vải bị dão và mất đi tính đàn hồi vượt trội ban đầu. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc tẩy thì bạn có thể hòa nước tẩy ở 1 tỉ lệ nhỏ với nước sau đó mới cho quần áo vào.

Là vải spandex

+ Hạn chế việc là ủi quần áo được làm từ chất liệu Spandex. Hạn chế không có nghĩa là tuyệt đối không được. Nếu dùng bàn là bạn chỉ nên là ở nhiệt độ thấp nhất và nhanh chóng di chuyển. Bởi nếu để quá lâu bàn là trên vải sẽ khiến vải bị hỏng. Cách tốt nhất chính là nên là ở bề mặt trái của vải.

+ Nên giặt các loại trang phục làm từ sợi Spandex bằng tay với nước ấm. Trong quá trình giặt sạch không nên vắt quá mạnh. Sau khi giặt xong nên để phơi khô trong bóng râm, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời chiếu vào cũng như không dùng máy sấy để làm khô bề mặt vải.

Sử dụng máy là cho chất liệu vải spandex

+ Có thể nhiều người không biết nhưng dung dịch Clo (thường có ở những hồ bơi), mồ hôi hay hóa chất từ các loại kem chống nắng có thể khiến các trang phục quần áo bơi hay quần mặc đi biển làm từ Spandex nhanh chóng bị ố vàng hay bai dão. Để tránh điều này bạn nên giặt ngay sau khi lên hồ bơi hay tắm biển càng nhanh càng tốt nhé!

+ Khi giặt quần áo bơi hay quần đi biển nên ngâm trong dung dịch gồm nước và xà phòng để loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn bám trên trang phục sau đó giặt sạch lại với nước.

+ Tuyệt đối không nên giặt khô ở ngoài hàng.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về loại sợi Spandex. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn không còn phải băn khoăn xem Spandex là gì nữa nhé! Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số loại chất liệu khác với những ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực dệt may dưới đây.

>> Xem thêm: Vải Linen (vải Lanh) là gì? Các loại vải Linen phổ biến, đặc điểm, giá vải