Vải Satin là loại vải có cấu trúc sợi dệt chặt chẽ và sở hữu độ bóng đặc trưng. Chúng được hình thành nên từ sự đan kết giữa các sợi ngang và sợi dọc. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Travelgear tìm hiểu những thông tin liên quan đến vải Satin cùng những đặc trưng của chúng qua từng loại và mức giá mới nhất.
Nội dung
Vải Satin là gì?
Vải Satin là loại vải có cấu trúc chặt chẽ bao gồm sự liên kết của các loại sợi ngang và sợi dọc được sử dụng kỹ thuật dệt vân đoạn để tăng cường tính thẩm mỹ cao. Vải Satin sở hữu đặc trưng nhất định về độ bóng với màu sắc óng ánh tự nhiên và không dễ bị thấm ẩm hay bám bụi. Đây cũng được đánh giá là một trong những chất liệu vải may chất lượng trên thị trường hiện nay, có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày. Vải Satin còn có tên gọi khác là vải Sa tanh.
Các thành phần loại sợi tổng hợp được sử dụng trong bảng thành phần vải Satin có thể kể đến như sợi Visco, sợi tơ tăm sợi Polyester… Cũng nhờ thành phần có sợi Polyester nên chất liệu vải có những đặc tính tương đồng với vải Polyester.
Xét về lịch sử hình thành và phát triển của loại vải Satin, đây là loại vải được xuất hiện phổ biến vào những năm 1970 và có ứng dụng phổ biến trong chất liệu làm corset của phụ nữ (đồ lót) đồng thời được ưa thích bởi chất liệu ánh bóng tự nhiên vốn có. Vải Satin bóng được ưa chuộng cho đến thời điểm hiện tại dù đã trải qua khoảng thời gian dài với tính ứng dụng cao và phổ biến trong các ngành hàng thời trang như làm váy cưới, trang phục quần áo, đồ lót hay sản xuất vải làm chăn ga bằng vải Satin, gối đệm hoặc phục vụ cho việc trang trí các công trình nội thất, làm rèm cửa.
Phân biệt các loại vải Satin
Trên thị trường hiện nay, chất liệu Satin được phân thành nhiều loại khác nhau. Các bạn có thể tham khảo một số điểm khác biệt giữa các loại vải Satin dưới đây để có thể dễ dàng có những gợi ý phù hợp trong việc chọn mua và tìm kiếm các sản phẩm phù hợp cũng như dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm điểm khác biệt biệt giữa các chất liệu Satin là gì.
Vải Lụa Satin
Được xem là một trong những loại vải satin phổ biến nhất, được nhiều người tin dùng và ưa chuộng nhờ có tính thẩm mỹ cao, độ mềm mại, óng ả nhất định. Loại vải này có tính ứng dụng cao trong ngành hàng thời trang, may mặc…
Thành phần: Chủ yếu là sợi lụa dệt và một số thành phần phụ gia khác.
Đặc điểm: Vải Satin lụa mềm mại, có độ óng, có khả năng chống bụi bẩn tốt và không có hiện tượng tích điện vào mùa đông. Mang đến sự mát mẻ và thoải mái khi được sử dụng trong mùa hè.
Ứng dụng: Sử dụng để may các loại quần, đầm Satin bóng, may rèm cửa trang trí giúp mang đến tính thẩm mỹ đặc trưng cho ngôi nhà của bạn.
Vải cotton Satin
Hay còn có tên gọi khác là vải Cotton Satin Hàn Quốc, loại vải có áp dụng công nghệ dệt vải Cotton truyền thống cùng với chất liệu vải Satin để mang đến những thành quả có tính ứng dụng cao và được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về chất liệu Cotton Satin là gì thông qua những tiêu chí sau đây.
Thành phần: Gồm sợi cotton tổng hợp, sợi Visco, sợi tơ tằm. Tuy nhiên mật độ sợi cotton trong bảng thành phần ít hơn để vải Satin vẫn giữ những đặc trưng nhất định.
Đặc điểm: Vải cotton satin cũng sở hữu bề mặt mịn, láng bóng và mượt, không bị nhăn như chất liệu vải cotton có chứa 100% mật độ sợi cotton truyền thống. Bề mặt vải có khả năng giữ form dáng tốt và luôn được duy trì ở một trạng thái ổn định. Vải thông thoáng và có khả năng hút ẩm tốt.
Ứng dụng: Được ưa chuộng để sản xuất các đồ bộ, trang phục mặc trong mùa hè, sản xuất bikini hoặc các trang phục đồ lót tiện dụng. Ngoài ra chúng còn có tính ứng dụng phổ biến trong may các sản phẩm chăn ga gối đệm cao cấp.
Vải Chiffon Satin
Là Loại vải có sự kết hợp của nhiều chất liệu khác nhau để tạo thành với đặc tính có sự pha trộn hơn so với những chất liệu vải Satin truyền thống. Loại vải này sở hữu nhiều ưu điểm về mặt chất liệu và thẩm mỹ.
Thành phần: Satin, sợi Nylon, Poly…
Đặc điểm: Vải Chiffon Satin mỏng nhẹ và siêu thoáng mát. Đồng thời không nhăn nhúm, chất liệu vải mỏng và có thể nhìn xuyên thấu được.
Ứng dụng: Sản xuất các sản phẩm may mặc cho phái đẹp như đồ lót, áo dài, đầm vải Satin và các trang phục đồ bộ đáp ứng sự thoải mái và dễ chịu.
Vải Satin Antique
Bên cạnh các dòng vải Satin pha phổ biến như vải cotton Satin hay hay vải lụa Satin thì vải Satin cũng phần loại nhiều dòng khác nhau. Trong đó có vait Satin Antique với chất liệu có phần khác biệt đôi chút.
Thành phần: Sợi dệt Satin, sợi xơ và các chất hóa học, phụ gia khác và được ứng dụng công nghệ dệt thoi.
Đặc điểm: Trọng lượng nặng hơn, độ bóng mờ, bề mặt sợi xơ trên vải không đều, cấu trúc sợi dệt cũng không hoàn toàn đồng đều.
Ứng dụng: Được sử dụng phổ biến để làm chất liệu rèm cửa hoặc vải nỉ, tính ứng dụng phổ biến làm vật dụng trang trí hơn là các sản phẩm may mặc.
Vải Satin Baronet
Là dòng vải có độ bóng lớn, tương đối và độ mềm mại nhất định. Với các màu sắc đa dạng và tươi sáng mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao đồng thời giúp đem đến cho bạn sự lựa chọn đa dạng.
Thành phần: Chủ yếu là sợi rayon, bông.
Đặc điểm: Cấu trúc sợi ngang sợi dọc trên bề mặt. Lớp phía trước của vải có độ bóng, phía sau gần như không có độ bóng.
Ứng dụng: Làm vải trang trí, vải may rèm cửa hoặc làm vải may lót đệm tiện dụng.
Vải Satin Charmeuse
Khác với những loại vải satin khác, Charmeuse có độ bóng phổ biến ở phía trước bề mặt, mặt sau vải lì hoàn toàn.
Thành phần: Sợi xoắn cứng, sợi Crepe
Đặc điểm: 2 lớp mặt vải có sự khác biệt rõ rệt, trong đó mặt trước có độ bóng mềm mịn, phía sau là chất liệu vải lì hoàn toàn. Cứng hơn so với một số chất liệu vải Satin khác:
Ứng dụng: ứng dụng trong sản xuất các loại vải bạt, thảm lót, làm áo khoác và một số sản phẩm may mặc khác.
Vải Satin Crepe – Back
Là một trong những dòng vải satin có độ bóng và độ bền cao, chính vì vậy được nhiều người ưa chuộng và sử dụng đồng thời có tính ứng dụng cao và phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Thành phần: Sợi crepe, một số loại sợi tổng hợp và các chất hóa học khác.
Đặc điểm: sở hữu độ bóng cao, sáng bóng và lớp bóng mờ ở phía mặt sau của chất liệu vải. Chính vì đặc tính này giúp cho vải có chức năng sử dụng linh hoạt và có thể tận dụng ở cả 2 mặt vải khác nhau.
Ứng dụng: Sử dụng phổ biến trong ngành hàng may mặc làm chân váy, đầm, các sản phẩm áo khoác lộn có thể sử dụng được ở cả 2 mặt, làm quần Sa tanh…
Vải Satin Duchess
Loại vải ít được biết đến hơn trong các dòng vải satin là loại vải Satin Duchess. Được biết đến là loại vải có khả năng giữ form dáng tốt nhất so với các dòng Satin có đặc trưng nhất định về độ rủ và mềm.
Thành phần: Được dệt từ các loại sợi cứng đan xen.
Đặc điểm: Có độ cứng và khả năng giữ form dáng tốt. Tuy nhiện vẫn mang đến cảm nhận mềm mại nếu chỉ nhìn hoặc quan sát bằng mắt thường. Trọng lượng vải nặng và có độ bóng thấp, thấp nhất trong các loại vải Satin.
Ứng dụng: Được sử dụng để may phần váy bồng cho cô dâu, may chân váy, một số sản phẩm may mặc hoặc các loại rèm cửa trang trí trong không gian kiến trúc phòng ở.
Vải Satin Lucent
Mang những đặc điểm nổi bật và đặc trưng của loại vải satin truyền thống. Vải Satin Lucent sở hữu độ bóng nhất định, mềm mại và phát huy những ưu điểm thẩm mỹ cao. Là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai ưa thích những sản phẩm hay các trang phục đồ dùng có tính nổi bật.
Thành phần: Vải sợi kết hợp chất tạo màu và kim tuyến lấp lánh.
Đặc điểm: Bóng, mềm mại, kết cấu 2 mặt có lấp lánh các lớp Satin óng ánh, bề mặt vải trơn mềm.
Ứng dụng: Nhờ những đặc trưng nổi bật mà vải Satin Lucent được sử dụng phổ biến để ,ay váy cưới, sản xuất các phụ kiện thời trang như băng độ, bờm, khăn đeo tay và cổ điệu đà dành cho phái đẹp, làm quần Satin bóng…
Vải Satin Messaline
Đây là loại Vải Satin sở hữu bảng thành phần mang đến những đặc trưng nổi bật cho chất liệu vải. Loại vải này cũng đáp ứng tính thẩm mỹ cao đồng thời mang đến cảm nhận dễ chịu và thoáng mát cho người sử dụng.
Thành phần: Có cấu tạo từ rayon hoặc lụa…
Đặc điểm: Có trọng lượng siệu nhẹ, nhẹ nhất trong các loại vải Satin với độ mềm mại nhất định mang đến sự thoải mái và dễ chịu cho người mặc cùng khả năng bắt sáng cao.
Ứng dụng: Loại vải có khả năng bắt sáng tốt nên được ưa chuộng để may đồ thời trang, các chất liệu đầm váy đi dự tiệc , các trang phục dạ hội mang đến vẻ ngoài thướt tha, uyển chuyển cho người mặc.
Vải Satin Slipper
Cũng là một trong những dòng vải Satin phổ biến hiện nay. vải satin Slipper được ưa chuộng bởi trọng lượng nhẹ và mềm mại, mang đến cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người mặc.
Thành phần: Sợi vải tổng hợp.
Đặc điểm: Trọng lượng nhẹ, bề mặt phía trước có độ bóng mờ, lớp vải phía sau có chất liệu bông. Đây là một trong những loại vải Satin ít độ bóng nhất. Phù hợp cho những ai muốn tìm kiếm các chất liệu vải có độ bóng vừa phải, tương đồng với vải Nylon.
Ứng dụng: Phù hợp may các loại quần áo bộ, quần áo hàng ngày hoặc kết hợp ứng dụng làm các loại đồ thủ công, trang trí…
Giá vải Satin hiện nay
Là một trong những dòng vải may chất lượng được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như đặc điểm riêng của từng loại mà các bạn có thể lựa chọn chất liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng. Mức giá vải Satin cũng có sự khác biệt về chủng loại và màu sắc. Nếu chưa biết vải Satin giá bao nhiêu các bạn có thể tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
+ Giá vải lụa Satin được dệt từ 100% tơ tằm là loại có mức giá cao nhất. Trung bình khoảng 350k – 400k/khổ 1,5m.
+ Vải Cotton Satin (mật độ sợi cotton ít hơn trong thành phần) có mức giá khoảng 130k – 150k/khổ 1,5m.
+ Vải Chiffon Satin có mức giá khoảng 130k/khổ 1,5m.
+ Giá vải Satin Antique, Vải Satin Baronet,Vải Satin Crepe – Back có mức giá khoảng 120k/khổ 1,5m
+ Các loại vải Satin còn lại có độ bóng ít hơn hoặc chỉ có độ bóng ở một mặt có mức giá trung bình 100k – 120k/khổ 1,5m. Một số dòng vải Satin Thái Tuấn là thương hiệu phổ biến hiện nay cũng có mức giá tương đồng.
Bên cạnh đó các bạn cũng cần lưu ý trong việc lựa chọn các địa chỉ bán vải cotton Satin, Satin lụa hay các dòng Satin uy tín và chất lượng. Bởi nếu mua tại địa chỉ bán Satin kém chất lượng các sản phẩm thường có độ bóng kém và rất dễ nhăn.
Với những ưu điểm đặc trưng của chất liệu vải Satin cùng tính ứng dụng mà chúng mang lại. Chắc hẳn bạn cũng muốn sở hữu trang phục hay một món đồ dùng nào đó có giá trị thẩm mỹ cao từ chất liệu này.
Lưu ý: Mức giá trong bài viết có thể thay đổi theo thời gian.
Xem thêm >> Vải Oxford là gì? Từ A-Z về vải Oxford bạn cần biết