Khi tham gia các hoạt động ngoài trời hay đơn giản hơn là khi di chuyển ngoài trời, mắt chúng ta luôn luôn trong tình trạng phơi nhiễm ánh sáng mặt trời cũng như các tia tử ngoại (tia UV) do mặt trời tiết ra. Điều này rất có hại cho mắt khiến các tế bào bao bọc mắt bị hủy hoại, giảm thị lực, nặng hơn thì sẽ khiến mắt bị suy hoại võng mạc và cườm mắt (lòa hay mù mắt).
Nội dung
Do đó, để bảo vệ mắt cho những chuyến đi dã ngoại, du lịch cũng như những hoạt động vui chơi ngoài trời, bạn nên sắm cho mình một chiếc kính râm tốt để. Kính râm sẽ bảo vệ mắt bạn khỏi các tia UV có hại, giảm mỏi mắt trong điều kiện sáng, và đặc biệt là bảo vệ mắt tiếp xúc với bụi hoặc các mảnh vụn bay và các mối nguy hiểm khác.
Bạn nên chọn những mẫu kính râm có khả năng chống 100% lượng tia UV. Thông tin này thường được in trên nhãn, mác, bao bì của các mẫu kính râm. Nếu bạn không tìm thấy thông tin này thì bạn nên tìm một chiếc kính khác hoặc một chỗ bán khác.
1. Các loại kính râm
Kính râm thông thường
Loại kính này phù hợp nhất cho việc sử dụng hằng ngày và các hoạt động giải trí cơ bản. Loại kính râm này giúp che mắt bạn khỏi ánh sáng mặt trời trong khi bạn lái xe và đi bộ ngoài trời. Tuy nhiên, vì là loại thông thường nên nó không được thiết kế dành cho những hoạt động thể thao cần vận động nhiều.
Kính râm thể thao
Giống như tên gọi của nó, loại kính này phù hợp cho các hoạt động thể thao như chạy/đi bộ, leo núi, đạp xe. Vì có trọng lượng nhẹ nên nó cũng rất tốt cho những hành trình đi chơi ngắn ngày. Gọng và mắt kính được sản xuất bằng các chất liệu cao cấp có khả năng chống va đập tốt và linh hoạt hơn so với những loại kính râm thông thường. Loại kính râm này thường có miếng đệm ở mũi gần cầu kính (ve kính) và miếng bọc ở đuôi càng kính giúp giữ cho kính cố định trên mũi ngay cả khi bạn bị đổ mồ hôi. Một số loại kính râm thể thao có đi kèm với nhiều loại mắt kính rời (interchangeable lenses) có thể tháo rời và thay thế cho nhau để bạn điều chỉnh lại phần mắt kính cho phù hợp với các điều kiện ánh sáng khác nhau.
Kính râm Glacier
Đây là một loại kính râm có thiết kế đặc biết giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng có cường độ mạnh ở những vùng cao và ánh sáng mặt trời phản chiếu trên tuyết (tác nhân gây mù tuyết). Điểm khiến chúng đặc biệt hơn những loại kính râm khác đó là việc chúng thường có phần che quanh khung kính để chặn ánh sáng lọt vào ở hai bên kính.
2. Loại mắt kính râm
Mắt kính phân cực (polarized)
Có tác dụng làm giảm đi độ chói của ánh sáng mặt trời. Loại mắt kính này cực kỳ thích hợp cho những bộ môn thể thao dưới nước hoặc những người nhạy cảm với ánh sáng chói. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có một số phản ứng giữa loại mắt kính này với các sắc thái của kính chắn gió. Điều này tạo ra các điểm mù ở kính, làm giảm khả năng nhìn màn hình LCD ở các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính xách tay, v.v. Nếu điều này xảy ra, hãy đổi sang loại mắt kính gương như một sự thay thế nhưng vẫn có khả năng làm giảm đi độ chói của ánh sáng mặt trời.
Mắt kính đổi màu (photochromic)
Là một loại mắt kính đặc biệt có công nghệ tự động điều chỉnh màu sắc mắt kính theo sự thay đổi của cường độ và điều kiện ánh sáng. Màu sắc của mắt kính sẽ tự tối dần đi bất kỳ khi nào xuất hiện cường độ ánh sáng quá mạnh, có hại cho mắt và sáng dần lên khi ánh sáng của môi trường xung quanh bắt đầu tối dần đi. Tuy nhiên, tốc độ điều chỉnh màu sắc sẽ bị chậm đi trong thời tiết lạnh. Khả năng điều chỉnh màu sắc mắt kính sẽ không hoạt động khi bạn đang lái xe vì tia UVB không xuyên qua được lớp kính chắn gió của bạn.
Mắt kính rời (interchangeable)
Là loại mắt kính có thể tháo rời, thường đi chung một bộ với nhiều màu sắc khác nhau. Với chúng, bạn có thể dễ dàng thay đổi phần mắt kính để phù hợp với điều kiện ánh sáng cũng như các hoạt động khác nhau.
3. Độ xuyên sáng (visible light transmission – VLT)
Độ xuyên sáng (VLT) là tỷ lệ phần trăm của lượng ánh sáng mặt trời có thể đi xuyên qua mắt kính và chiếu vào mắt của bạn. Thông số này bị ảnh hưởng bởi màu sắc, độ dày, chất liệu, lớp phủ của mắt kính. Bạn có thể bám theo hướng dẫn dưới đây để chọn kính râm dựa theo độ xuyên sáng:
- VLT từ 0 đến 19%: phù hợp cho điều kiện sáng và nắng (bright, sunny condition).
- VLT từ 20 đến 40%: phù hợp để sử dụng hằng ngày với những hoạt động thông thường (all-purpose).
- VLT từ 41% đến 79% (40+%): phù hợp cho điều kiện thiếu sáng và u ám. (overcast, low-light condition)
- VLT từ 80% trở lên (80-90+%): phù hợp khi sử dụng vào ban đêm, môi trường xung quanh rất tốt (dim, night condition).
4. Màu sắc mắt kính râm
Sắc thái của mắt kính râm có tác động lên độ xuyên sáng (lượng ánh sáng chiếu vào mắt qua mắt kính), khả năng nhìn những màu khác, và mức độ tương phản của màu sắc. Nhìn chung thì mắt kính râm có hai loại màu sắc là màu tối và màu sáng. Màu tối gồm những tông màu như nâu, xám, xanh lục; còn màu sáng thì có màu vàng, gold, hổ phách, hồng, đỏ tươi.
- Mắt kính tông màu tối: lý tưởng cho việc sử dụng hằng ngày và hầu hết các hoạt động ngoài trời. Những loại mắt kính có tông màu này giúp giảm đáng kể độ chói của ánh sáng và giảm mỏi mắt trong điệu kiện sáng từ mức trung bình trở lên. Tông màu xám và xanh lục không làm giảm khả năng nhìn những màu khác như tông màu nâu.
- Mắt kính tông màu sáng:phù hợp để sử dụng ở những nơi có điều kiện sáng từ mức trung bình đến thiếu sáng. Những tông màu này thường được sử dụng khi trượt tuyết và những môn thể thao trên tuyết khác. Chúng cải thiện khả năng nhìn nhận màu sắc xung quanh và, tăng cường độ tương phản trong điệu kiện ánh sáng yếu, mức độ hiển thị của vật thể.
5. Lớp phủ mắt kính râm
Có thể nói những loại kính râm càng có nhiều lớp phủ thì giá thành của chúng càng tăng. Chúng có thể có một lớp phủ chống bám nước (hydrophobic) để nước không bám trên kính, một lớp chống trầy xước (anti-scratch) giúp mặt kính khó bị trầy xước hơn, một lớp chống sương mù (anti-fog) ngăn chặn việc tích tụ của hơi nước trong môi trường ẩm ướt, và một lớp chống tia tử ngoại (UV treatment) để chống các tia UV như UVA và UVB.
Lớp phủ bề mặt gương (mirrored/flash)
Đây là lớp phủ trên cùng của bề mặt kính có hiệu ứng phản chiếu ánh sáng khi để kính râm dưới ánh sáng. Nó có tác dụng làm giảm độ chói của ánh sáng với nguyên tắc hoạt động là phản chiếu lại phần lớn ánh sáng chiếu vào bề mặt kính, tuy nhiên điều này lại khiến các vật thể xung quanh có vể tối hơn so với thực tế. Vì vậy nên những loại kính râm có lớp phủ này thường đi đôi với những tông màu sáng để bù đắp lại.
Ngoài những lớp phủ biến trên thì còn nhiều lớp phủ khác như chống tĩnh điện (anti-static), chống phản xạ (anti-reflective), lớp phủ siêu trơn (omniphobic), v.v. với những giá thành khác nhau.
6. Chất liệu mắt kính râm
Chất liệu được sử dụng để gia công mắt kính râm ảnh hưởng đến độ rõ, trọng lượng, độ bền, và tất nhiên là giá thành của chúng.
- Thủy tinh (glass):mắt kính có độ rõ nét và khả năng chống trầy xước ở mức cao nhất. Tuy nhiên, nó nặng và đắt tiền hơn so với những chất liệu mặt kính khác. Khi bị va đập mạnh thì mặt kính sẽ bị nứt (vết nứt giống như mạng nhện) nhưng không bị sứt mẻ hay vỡ thành nhiều mảnh.
- Nhựa polyurethane (PU/PUR):có một đặc tính khá giống với chất liệu thủy tinh ở độ rõ nét, tuy nhiên chất liệu này nhẹ hơn rất nhiều, khả năng chịu lực và độ linh hoạt đều ở mức cao nhất. Điều này cũng khiến cho giá thành của nó không hề rẻ chút nào.
- Nhựa polycarbonate (PC):có giá thành vừa phải, trọng lượng nhẹ, không cồng kềnh, khả năng chịu lực và độ rõ nét ở mức cao, tuy nhiên khả năng chống trầy xước chỉ ở mức độ vừa phải cho đến tốt.
- Nhựa acrylic:là chất liệu rẻ hơn rất nhiều so với nhựa PC, phù hợp cho những loại kính râm thông thường hoặc những loại kính râm không thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên, nó có độ bền và độ rõ nét kém hơn so với nhựa PC, PU hay thủy tinh (màu sắc xung quanh hiển thị kém hơn).
7. Chất liệu gọng kính râm
Gọng kính cũng quan trọng không kém gì mắt kính vì nó góp phần mang đến sự thoải mái, độ bền, và độ an toàn khi đeo kính râm.
- Kim loại (metal): gồm có thép không gỉ, nhôm, và titan. Gọng kính kim loại giúp người sử dụng dễ dàng điều chỉnh được dựa theo khuôn mặt và ít gây ảnh hưởng lên tầm nhìn. Tuy nhiên, nó có giá thành đắt hơn và kém bền hơn so với những chất liệu khác, thường không được sử dụng khi tham gia các hoạt động có cường độ mạnh như chạy bộ và nhảy dây. Ngoài ra, những loại gọng kím này còn có thể bị nóng quá mức khi để lại bên trong một chiếc xe kín.
- Nhựa nylon: là chất liệu có giá thành rẻ, nhẹ, và bền hơn kim loại. Một số loại gọng làm bằng nhựa nylon còn có khả năng chống va đập tốt cho các môn thể thao. Tuy nhiên, chúng không thể điều chỉnh kính theo khuôn mặt trừ khi trong gọng kính có phần lõi dây giúp điều chỉnh kính.
- Nhựa acetate: phổ biến trên những dòng kính cao cấp, có nhiều màu sắc khác nhau, trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên, chúng kém linh hoạt và dễ gãy, không dành cho những hoạt động có cường đồ mạnh.
- Nhựa polyme: ngày nay được sản xuất từ một chất có trong dầu thầu dầu, nhẹ, bền, thân thiện với môi trường.
8. Mẹo để chọn kính râm vừa vặn với khuôn mặt
Dưới đây là một số lời khuyên khi thử một cặp kính râm:
- Gọng kính phải vừa vặn trên phần mũi và tai của bạn, không quá chặt khiến tai và mũi bị đau.
- Trọng lượng của kính phải được phân bổ đều giữa tai và mũi cũng như không quá nặng để tránh ma sát quá nhiều tại hai vị trí này.
- Gọng kính khi đeo không được tiếp xúc với phần lông mi mắt.
- Sử dụng dụng cụ hoặc dùng tay uốn cong phần cầu kính hoặc càng kính một cách cẩn thận và nhẹ nhàng (nếu gọng kính có thể điều chỉnh được).
- Nhẹ nhàng bẻ hai ve kính về hướng gần hoặc xa nhau sao cho phần mũi được thoải mái nhất.
Nếu bạn mua kính râm trên mạng thì hãy kiểm tra phần mô tả sản phẩm hoặc thông số kỹ thuật để kiểm tra mức độ vừa vặn của kính, chất liệu gọng kính, cũng như chất liệu, màu sắc, và lớp phủ mắt kính.
Nguồn: REI