Biết cách lựa chọn ba lô đi phượt sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái khi đeo trên lưng trong nhiều giờ. Đồng thời, chiếc ba lô phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm diện tích khá nhiều đó. Nếu bạn có dự định mua ba lô cho hành trình sắp tới, hãy tham khảo những mẹo và hướng dẫn trong bài viết này nhé!
Nội dung
Có ba yếu tố mà bạn cần cân nhắc trước khi đưa ra lựa chọn:
- Dung tích: dung tích và kích thước của một chiếc ba lô phụ thuộc vào độ dài của chuyến đi và lượng đồ dùng mà bạn sẽ mang theo.
- Đặc tính: những đặc tính này có thể sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn khi đeo ba lô
- Độ vừa vặn: phù hợp với chiều dài của lưng là quan trọng nhất
1. Phân loại ba lô đi phượt
Dành cho những chuyến đi ngắn ngày
Những phượt thủ thường sử dụng các loại ba lô này để giúp hành lý luôn gọn nhẹ. Đặc biệt là trong những chuyến đi từ 1 – 3 đêm, mức dung tích 30 – 50 lít là phù hợp nhất. Bạn nên lưu ý, để đóng gói hành lý gọn nhẹ đòi hỏi bạn phải chuẩn bị rất kỹ càng. Bởi mang theo một chiếc ba lô cồng kềnh trên lưng sẽ khiến bước chân của bạn nặng nề và di chuyển khó khăn.
Dành cho những chuyến đi nhiều ngày
Đây là lựa chọn phổ biến và lý tưởng nhất cho những chuyến đi kéo dài từ 3 ngày trở lên ở những vùng có khí hậu ấm áp. Vì có dung tích từ 50 đến 80 lít, những chiếc ba lô này cũng có thể được sử dụng khi trượt tuyết, cho những chuyến đi ngắn ngày hoặc nhiều ngày.
Dành cho những chuyến đi dài ngày
Các chuyến đi kéo dài từ 5 ngày trở lên thường phù hợp với những loại ba lô 70 lít hoặc lớn hơn. Đây cũng thường là lựa chọn ưu tiên cho:
Những chuyến trekking mùa đông kéo dài hơn 1 đêm. Ba lô lớn có thể giúp bạn thoải mái chứa mang quần áo, túi ngủ ấm hơn và lều 4 mùa (thường bao gồm thêm nhiều thanh dựng lều).
Người lớn đi phượt ba lô cùng trẻ nhỏ. Bố mẹ thường mang theo nhiều đồ dùng của trẻ em để làm cho trẻ có những trải nghiệm thú vị hơn.
2. Đặc tính ba lô đi phượt
Khung ba lô
Ba lô có khung bên trong: phần khung bên trong được thiết kế ôm sát cơ thể, giúp cho người đi bộ ổn định dù đi trên địa hình gồ ghề, trắc trở. Có thể được kết hợp với nhiều công nghệ hỗ trợ tải trọng, có chức năng chuyển bớt tải trọng xuốn phần hông.
Ba lô có khung bên ngoài: một chiếc khung bên ngoài có thể là một lựa chọn thích hợp nếu bạn đang mang một vật nặng, cồng kềnh như thuyền kayak bơm hơi. Ba lô có khung bên ngoài cũng cung cấp sự thoáng khí tốt và nhiều lựa chọn treo/ móc thiết bị và vật dụng
Ba lô không có khung: phù hợp cho những người thích đi bộ nhanh và nhẹ. Bạn có thể chọn ba lô không khung hoặc ba lô đi phượt có thể tháo rời khung để tiết kiệm trọng lượng.
Thông gió
Một số ba lô có lớp đệm lưới ở mặt sau để chống lại tình trạng đổ mồ hôi lưn. Bạn dễ dàng mắc phải tình trạng này khi đeo ba lô quá lâu trên lưng. Đây là một thiết kế giống như tấm bạt lò xo, trong đó phần đệm có khung hỗ trợ di chuyển dọc theo lưng bạn và lớp lưới thoáng khí ở ngoài.
Các đệm khí thông gió được tích hợp vào mặt sau lưng cũng là một lựa chọn khác giúp giải quyết vấn đề tương tự.
Nắp ba lô
Nắp mở phần đầu ba lô là khá chuẩn. Bạn có thể nhét những vật dụng cần thiết dành cho cuối ngày ở đáy ba lô. Một số ba lô cũng có thêm khóa kéo ở bên hông,, điều này cũng giúp bạn dễ dàng tiếp cận các vật phẩm nằm sâu dưới đáy ba lô
Túi đựng
Túi bên co giãn: chúng nằm phẳng khi trống, nhưng giãn ra để giữ chai nước, cột lều hoặc các vật nhỏ khác.
Túi đeo hông: sẽ chứa được những vật dụng nhỏ bạn muốn tiếp cận nhanh chóng – điện thoại, la bàn, đồ ăn nhẹ, thức ăn cung cấp năng lượng, v.v.
Túi xẻng: đây đơn giản là những lớp vải như nắp túi được khâu vào mặt trước của một chiếc ba lô với một dây rút/ khóa kéo ở phía trên. Chúng có thể được dùng để chứa xẻng tuyết, là nơi cất giấu bản đồ, áo khoác hoặc các vật dụng nhẹ, lỏng lẻo khác.
Túi ở mặt trước ba lô: đôi khi được thêm vào bên ngoài của túi xẻng, chúng có thể chứa các vật nhỏ, ít cồng kềnh hơn.
Ba lô nhỏ có thể tháo rời
Một số ba lô đi phượt được thiết kế với một chiếc ba lô nhỏ đi kèm – hoàn hảo cho các chuyến đi trong ngày. Một số ba lô có nắp ở phần đầu có thể tách ra khỏi ba lô và chuyển đổi thành túi đeo hông cho các chuyến đi trong ngày.
Ngăn chứa túi ngủ
Đây là một nơi cất giấu túi ngủ ở gần đáy của ba lô. Đây là một tính năng hữu ích nếu bạn không muốn sử dụng túi nhồi cho túi ngủ. Bên cạnh đó, ngăn này có thể chứa các thiết bị khác mà bạn muốn tiếp cận dễ dàng.
Đệm
Nếu bạn đang sử dụng ba lô nhẹ với miếng đệm khá mỏng ở hông và thắt lưng, bạn có thể đã từng mắc phải những vết đau ở hông và lưng dưới. Nếu như bạn đã bị những trường hợp như vậy, hãy cân nhắc sử dụng đệm dàu ở phần thắt lưng
Vị trí gắn thiết bị
Nếu bạn thường xuyên di chuyển với rìu băng hoặc gậy trekking, hãy tìm các vị trí gắn thiết bị trên ba lô (vòng, móc) cho phép bạn gắn chúng vào bên ngoài ba lô. Các loại ba lô đi phượt thường cung cấp ít nhất một cặp vòng để bạn gắn thêm vật dụng vào.
Áo trùm ba lô chống mưa
Nếu bạn nghĩ sẽ có mưa trong chuyến đi, đây là một món đồ tốt để mang theo. Áo trùm ba lô thường được làm bằng vải đã qua xử lý với một lớp phủ chống thấm. Tuy nhiên, các ba lô có đường nối và khóa kéo nơi nước có thể thấm qua, và bên ngoài của vải có thể sẽ hấp thụ một lượng nước nếu gặp mưa lớn.
Một cách khác: bọc các thiết bị bên trong ba lô bằng một lớp túi không thấm nước. Túi khô nhẹ có thể là một lựa chọn tốt hơn trong điều kiện có gió. Vì gió mạnh có khả năng làm bay áo trùm ba lô của bạn.
Túi chứa nước
Gần như tất cả các ba lô đi phượt đều cung cấp một ngăn bên trong mà bạn có thể chứa một túi/ bình chứa nước cộng với 1 hoặc 2 lỗ nơi bạn có thể kéo ống uống nước thông qua đó.
3. Độ vừa vặn
Một khi bạn đã chọn ra được một chiếc ba lô có những đặc tính mà bạn cần, việc tiếp theo bạn cần làm là kiểm tra mức độ vừa vặn của nó.
Nói chung, chiếc ba lô bạn chọn phải: (1) phù hợp với chiều dài lưng, (2) ôm vừa vặn và thoải mái phần hông.
Chiều dài lưng
Phần lớn các loại ba lô trên thi trường đều được thiết kế với nhiều kích cỡ, từ nhỏ đến lớn, để phù hợp với chiều dài của lưng. Những kích thước sẽ thay đổi tùy theo nhà sản xuất và theo giới tính. Vì vậy, khi mua ba lô đi phượt, bạn cần kiểm tra thông số sản phẩm kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Những loại ba lô khác có thể có hệ thống dây đeo điều chỉnh, giúp sửa đổi để phù hợp với lưng của bạn, đặc biệt nếu bạn lưng bạn nằm ở giữa 2 kích cỡ. Hạn chế duy nhất là dây điều chỉnh này có thể tăng thêm một chút trọng lượng trên vai bạn.
Kích thước vòng hông
Phần lớn trọng lượng của ba lô, từ 80 phần trăm trở lên, nên được hỗ trợ bởi hông của bạn. Dây nịt hông của ba lô thường chứa một loạt các kích cỡ hông, từ giữa 20 inch đến giữa 40 inch. Những người có vòng hông nhỏ đôi khi sẽ cảm thấy không đủ chặt và cần một kích thước nhỏ hơn. Một số ba lô cung cấp các dây đeo hông có thể hoán đổi cho nhau, giúp bạn có thể thay đổi kích thước này sang kích thước khác.
Balo đi phượt dành cho nữ
Vì chúng có kích thước khung nhỏ hơn, ba lô dành cho phụ nữ thường hoạt động tốt cho những du khách ba lô trẻ ở cả hai giới tính. Kích thước lưng thường ngắn hơn và hẹp hơn so với ba lô nam. Và dây đeo hông, đeo vai được thiết kế phù hợp với cơ thể phụ nữ hơn.
Ba lô đi phượt dành cho trẻ
Chúng thường cung cấp các dung tích nhỏ hơn và bao gồm một hệ thống dây đeo có thể điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển của trẻ. Ba lô nữ, với kích thước khung nhỏ, cũng là lựa chọn tốt dành cho những nhà thám hiểm nhí. Hoặc ba lô nam size nhỏ cũng là lựa chọn phù hợp.
4. Các dây đai bổ sung trên ba lô đi phượt
Dây đai đỡ trọng lượng
Chúng được khâu vào phía trên của dây đeo vai, và chúng kết nối với phần đầu của khung ba lô. Lựa chọn lý tưởng nhất là chúng nên tạo thành một góc 45 ° giữa dây đeo vai của bạn và ba lô. Vì được giữ chặt, chúng sẽ ngăn phần trên của ba lô xê dịch, tránh chùng xuống ở vùng thắt lưng của cơ thể.
Dây đai ở ngực
Dây đeo giữa ngực này cho phép bạn kết nối với dây đeo vai, có thể tăng sự ổn định và thăng bằng cho cơ thể. Loại dây này có thể hữu ích để đeo khi đi trên địa hình gồ ghề và không bằng phẳng. Vì những địa hình này có thể khiến ba lô của bạn thay đổi vị trí đột ngột và làm bạn mất cân bằng.
Nguồn: REI
le duy linh
shop mình cung cấp balo đi phượt chống nước . các bạn xem tại đây….