Backpacking có nghĩa là bạn sẽ đi phượt trên những đường mòn và trải nghiệm cuộc sống ngoài trời với những đồ dùng và thiết bị trong ba lô. Nếu bạn muốn biết những vật dụng đó là gì, hãy cùng mình tham khảo list những vật dụng cần thiết cho chuyến đi phượt backpacking trong bài viết này nhé!

Những đồ dùng mà bạn cần mang theo cho một chuyến đi phượt phụ thuộc vào quãng đường bạn dự định sẽ đi được, vị trí điểm dừng chân, và thời tiết ở nơi đó như thế nào. Về cơ bản, quãng đường di chuyển càng xa hoặc thời gian di chuyển càng lâu (hoặc cả hai) trong thời tiết càng khắc nghiệt thì lượng quần áo, đồ dùng, lương thực, và nước uống bạn mang theo càng nhiều sẽ càng tốt.

Nhìn chung, những đồ dùng sau đây nên có trong danh sách của bạn:

  • Ba lô phượt
  • Bếp lò và nhiên liệu
  • Bộ sơ cứu
  • Đồ dùng bếp
  • Đồ dùng cá nhân
  • Đồ dùng tiện ích
  • Giày hoặc bốt hiking
  • Lều
  • Những đồ dùng khác mà bạn cảm thấy cần thiết
  • Nước uống
  • Quần áo theo thời tiết
  • Thức ăn
  • Túi ngủ và đệm ngủ

Lưu ý: danh sách những vật dụng nên mang theo khi đi phượt dưới đây được thiết kế dành cho những chuyến đi đến những vùng hẻo lánh, tự túc, đòi hỏi khả năng tự chăm sóc bản thân tốt để đảm bảo sức khỏe. Một số đồ dùng trong danh sách này có thể không cần thiết cho những chuyến phượt ngắn ngày, gần những khu vực phát triển, đông đúc như công viên thành phố. Bạn nên điều chỉnh danh sách theo sở thích cũng như đặc điểm của chuyến đi.

1. Vật dụng đi phượt

Đối với mọi phượt thủ, một chiếc ba lô là “người bạn đồng hành” không thể thiếu trong bất cứ chuyến đi phượt nào. Những loại ba lô có dung tích từ 30 đến 50 lít thường được sử dụng cho những chuyến đi phượt qua đêm, những loại lớn hơn thì dành cho những chuyến đi dài ngày cần nhiều lương thực, nước uống, quần áo, và các thiết bị quan trọng khác.

  • Ba lô phượt
  • Đệm ngủ
  • Đèn đeo đầu hoặc cầm tay, pin dự phòng
  • Đèn lồng (loại nhỏ gọn)
  • Gậy trekking
  • Gối
  • Lều, cọc lều, dây buộc
  • Tấm lót dưới lều
  • Túi ngủ
  • Túi trùm ba lô chống nước

Mua túi ngủ cho văn phòng để sử dụng hằng ngày hay đi dã ngoại vào mùa hè với thiết kế gọn nhẹ mà không tốn nhiều diện tích

2. Quần áo và giày dép

Trước chuyến đi, hãy kiểm tra dự báo thời tiết và đảm bào quần áo lẫn giày dép của bạn phù hợp với những loại thời tiết được dự báo đó. Để đối phó với việc thời tiết thay đổi thất thường, hãy mang thêm một số bộ quần áo. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến khả năng chống nắng của quần áo (thông số UDF) nếu nơi bạn đến có nắng gắt.

Đối với giày dép, bề mặt địa hình là yếu tố chủ yếu để bạn lựa chọn loại giày dép nào nên mang theo. Nếu di chuyển trên những bề mặt bằng phẳng thì giày hiking hoặc giày chạy bộ đường mòn là đủ. Đối với những bề mặt gồ ghế, nhiều sỏi đá, những đôi bốt sẽ hỗ trợ và bảo vệ chân của bạn tốt hơn.

  • Áo khoác vải nỉ hoặc áo khoác nhẹ
  • Áo sơ mi dài tay (chống nắng và côn trùng)
  • Áo thun chống ẩm
  • Đồ lót chống ẩm
  • Giày hoặc bốt phù hợp với địa hình
  • Quần áo thêm
  • Quần dài hoặc short nhanh khô
  • Vớ (sợi tổng hợp hoặc len)
  • Xăng đan (để đi lại xung quanh khu lều, băng qua sông, v.v.)

Có thể bạn quan tâm: Những vật dụng cần chuẩn bị cho chuyến đi dã ngoại của bạn và cách xếp đồ đạc và mang balo đúng cách.

Quần áo cho thời tiết lạnh và mưa

  • Áo khoác giữ nhiệt hoặc áo phao
  • Đồ lót dài (nếu thời tiết lạnh)
  • Găng tay giữ nhiệt
  • Khăn bandana hoặc khăn đa năng (nếu cần)
  • Mũ giữ nhiệt
  • Quần dài vải nỉ
  • Trang phục đi mưa (áo khoác và quần dài)
  • Xà cạp (lý tưởng khi gặp mưa, tuyết, hoặc phải đi trên bùn lầy)

3. Vật dụng nấu ăn

  • Bếp lò
  • Bộ nồi
  • Đĩa hoặc chén (hoặc cả hai)
  • Đồ dùng ăn uống
  • Khăn nhỏ và nhanh khô
  • Ly hoặc tách (hoặc cả hai)
  • Nhiên liệu
  • Xà phòng phẩn hủy sinh học

4. Thức ăn và nước uống

Mang theo những loại đồ ăn nhẹ như snack, thanh năng lượng, thịt khô, và các loại hạt để bạn có thể dễ dàng bổ sung năng lượng khi di chuyển. Về vấn đề nước uống, ban đầu bạn có thể uống 2 lít nước mỗi ngày nhưng bạn cũng nên điều chỉnh lượng nước tùy theo độ dài và cường độ của chuyến đi, điều kiện thời tiết, tuổi tác, tỷ lệ ra mồ hôi, và đặc điểm cơ thể của bạn.

  • Bình nước hoặc túi đựng nước (hoặc cả hai)
  • Đồ dùng xử lý và lọc nước
  • Đồ ăn nhẹ (snack, thanh năng lượng, các loại hạt, v.v.)
  • Đồ ăn trưa
  • Thức ăn và nước uống dự trù

5. Thiết bị định hướng

  • Bản đồ
  • La bàn
  • Sách mô tả tuyến đường
  • Đồng hồ
  • GPS
  • Đèn báo vệ tinh hoặc đèn định vị cá nhân

6. Vật dụng sơ cứu và dành cho các tình huống khẩn cấp

  • Bản sao lộ trình chuyến đi (1 bản gửi cho bạn bè, 1 bản để dưới ghế xe)
  • Bộ sư cứu
  • Còi
  • Diêm hoặc bật lửa
  • Đồ dùng đánh lửa khẩn cấp
  • Lều trú ẩn khẩn cấp

7. Vật dụng vệ sinh và sức khỏe

  • Bàn chải và kem đánh răng
  • Đồ dùng sơ cứu vết phồng rộp (băng, v.v.)
  • Giấy vệ sinh và túi đựng có thể đóng kín (để giấy vệ sinh đã sử dụng)
  • Khăn giấy ướt diệt khuẩn
  • Khăn lau sát trùng hoặc chứa cồn
  • Kính mắt (nếu có bệnh về mắt)
  • Nước rửa tay diệt khuẩn
  • Sản phẩm kinh nguyệt
  • Sản phẩm tiết niệu
  • Thuốc chống côn trùng
  • Thuốc kê và không kê theo đơn
  • Xẻng xúc đất

8. Vật dụng chống nắng

  • Kem chống nắng
  • Kem dưỡng môi chống nắng
  • Kính râm
  • Mũ chống nắng

9. Vật dụng tiện ích

  • Băng keo
  • Bộ đồ dùng đa năng
  • Dao hoặc dao đa năng

10. Vật dụng, thiết bị đi phượt khác

Những đồ dùng này là không bắt buộc. Bạn có thể thay đổi tùy theo sở thích của bạn.

  • Ba lô phượt ngắn ngày
  • Bản đồ sao
  • Bộ đàm cầm tay hai chiều
  • Máy ảnh hoặc máy quay hành trình (hoặc cả hai)
  • Ống nhòm
  • Sách du lịch
  • Sách, báo, hoặc máy đọc sách
  • Sổ tay và bút viết (bút pi hoặc bút chì)
  • Trò chơi giải trí (board game, bài tây, bài uno, v.v.

Nguồn: REI

Xem thêm >> Hướng dẫn cách chọn ba lô đi phượt