Hành trình chinh phục những đỉnh cao mới của bạn sẽ có thêm rất nhiều trải nghiệm thú vị, mới mẻ và không kém phần phiêu lưu với gợi ý top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam dưới đây. Cùng Travelgear đi khám phá sự đặc biệt của từng ngọn núi nhé!
Nội dung
- Fansipan (cao 3143m)
- Ngọn núi Pusilung (cao 3080m)
- Putaleng (cao 3049m)
- Núi Kỳ Quan San(cao 3044m)
- Khang Su Văn (Phàn Liên San/ U Thái San – cao 2998m)
- Tả Liên (cao 2.996m)
- Tà Chì Nhù (cao 2.979m)
- Pờ Ma Lung (Bạch Mộc Lương – cao 2.967m)
- Nhìu Cồ San (Sừng Trâu- cao 2.965m)
- Chung Nhía Vũ (cao 2.918m)
- Đỉnh Nam Kang Ho Tao (cao 2881m)
- Đỉnh Tà Xùa (cao 2865m)
Fansipan (cao 3143m)
Vị trí: Thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sapa khoảng 9km theo hướng Tây Nam, thuộc Tây Bắc Việt Nam.
Ngọn núi nào cao nhất Việt Nam? Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là Fansipan. Nơi được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, đỉnh Fansipan được xem là niềm tự hào với bất kì ai khi đặt chân chinh phục tới. Có tới 3 cung đường mà các bạn có thể lựa chọn khi chinh phục Fansipan với mức độ khó dễ khác nhau.
Thời gian lý tưởng nhất để leo núi Fansipan – đỉnh núi cao nhất Việt Nam là trong khoảng từ tháng 10 – tháng 4 năm sau bởi đây không phải là mùa mưa, vào các tháng 12 – đầu tháng 2 các bạn sẽ có những trải nghiệm săn tuyết thú vị khi đến với Fansipan. Khám phá núi nào cao nhất Việt Nam chắc chắn không thể bỏ qua Fansipan.
Nên mang theo: balo 70L, mũ, khăn choàng, đèn pin, quần áo mưa, dép nhựa (sử dụng tại điểm hạ trại), giày leo núi, găng tay leo núi, dụng cụ tạo lửa, lều cắm trại, túi ngủ, nước uống can lớn, đồ ăn lót dạ…
Ngọn núi Pusilung (cao 3080m)
Vị trí: Nằm ở gần cột mốc 42, biên giới Việt Trung thuộc địa phận xã Pa Vệ Tẻ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Nếu như Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương thì núi Pusilung cũng được nhắc tới như nóc nhà của ải biên giới Việt Nam với độ cao thực địa 3143m. Trekking Pusilung là hành trình tương đối dài với những địa hình đa dạng như rừng, suối, đèo dốc và cả những cột mốc ranh giới có thể giúp bạn thấy cả thiên nhiên đại ngàn trong tầm mắt.
Cung đường chinh phục Pusilung càng lên cao càng mát mẻ, thoáng đãng thưởng thức không khí núi rừng mát mẻ giữa sương sớm, dọc đường di chuyển có các cột mốc hạ trại để đoàn trekking có thể nghỉ ngơi hoặc dừng chân qua đêm. Trên đỉnh Pusilung huyền thoại các bạn sẽ thấy toàn cảnh Lai Châu với những cánh rừng xanh tươi và triền núi cao hùng vĩ đầy oai hùng.
Nên mang theo: Ủng (lội suối và vượt đèo dốc), balo leo núi có quai đeo trợ lực, quần áo trekking, áo len, áo giữ nhiệt, cao trăn quấn cùng tất (để chống vắt), đồ ăn, nước uống, dao nhỏ đi rừng.
Putaleng (cao 3049m)
Vị trí: Thuộc biên giới 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai
Có độ cao gần tương đương với dãy núi Pusilung. Putaleng nằm trong danh sách những dãy núi cao nhất Việt Nam được nhiều phượt thủ khao khát chinh phục và khám phá trong hành trình của mình. Để chinh phục đỉnh Putaleng các bạn có thể đi theo lịch trình từ Hồ Thầu di chuyển đến cột mốc độ cao 2380m, sau đó di chuyển từ cột mốc 2400 đến đỉnh Putaleng và di chuyển xuống núi theo hướng bản Tả Lèng.
Putaleng sở hữu địa hình hỗn hợp tương đối phức tạp nhưng chủ yếu là đường xuyên rừng với những dốc trơn và suối lớn, bao quanh bởi rừng già cổ thụ. Hành trình xuyên rừng vượt suối và leo dốc để chinh phục đỉnh cao Putaleng chắc chắn sẽ mang đến cảm giác thú vị nhưng cũng không kém phần mạo hiểm.
Nên mang theo: Đèn pin chiếu xa, tuýp bôi chống côn trùng, dây thừng leo núi, ủng, cao trăn để chống vắt, đồ ăn thức uống số lượng nhiều, lều cắm trại, túi ngủ, áo giữ nhiệt, quần áo trekking và găng tay leo núi (bạn sẽ phải sử dụng nhiều lực của tay để bám vào rễ thân cây khi vượt qua đường mòn trơn và dốc đấy!)
Núi Kỳ Quan San(cao 3044m)
Vị trí: Nằm giữa ranh giới 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu
Hay còn có tên gọi khác là Kuo Kouan Chan hay Bạch Mộc Lương Tử nằm trong top 4 đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Để chinh phục Kỳ Quan San, các bạn có thể lựa chọn xuất phát từ Lai Châu hoặc Lào Cai. Tuy nhiên sự lựa chọn phổ biến nhất vẫn là xuất phát từ xã Sàng Ma Xáo, Bát Xát Lào Cai.
Thời gian lý tưởng nhất trong năm để chinh phục đỉnh Kỳ Quan San là trong khoảng tháng 4 – tháng 5 vào mùa nước đổ, du khách có thể tận mắt ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang dẫn nước từ suối về gieo mạ. Địa hình chủ yếu khi trekking Kỳ Quan San dốc đất trơn, những vách cheo leo, độ cao thẳng đứng và những dốc nhỏ len lỏi giữa rừng cây đại ngàn. Thời gian chinh phục đỉnh núi với người có thể lực trung bình trong khoảng từ 2-3 ngày
Nên mang theo: Gậy leo núi, găng tay leo núi, quần áo chống nước, giày trekking chống thấm và có độ bám (đường đi có nhiều dốc đứng và trơn). Dụng cụ y tế, thuốc sát trùng, băng urgo, nước uống, đồ ăn, balo thể tích 50L – 70L, có thể mang theo các dụng cụ bếp dã ngoại để nướng đồ ăn ở điểm hạ trại, lều tự bung và túi ngủ, thảm trải picnic…
Khang Su Văn (Phàn Liên San/ U Thái San – cao 2998m)
Vị trí: thuộc đĩa phận xã Dàn Sao, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Là một trong những ngọn núi Việt Nam có cột mốc cao tuy nhiên với địa hình phức tạp nên rất ít phượt thủ lựa chọn chinh phục ngọn núi này. Núi Khang Su Văn được ví như một bức tường thành vững chắc chấn giữ biên giới.
Hành trình chinh phục Khang Su Văn các bạn sẽ được tận mắt ngắm nhìn những khu rừng thảo quả hay những cây chè shan tuyết cổ thụ có đến tuổi đời lên đến ngàn năm. Phong cảnh trên cao tuyệt đẹp và là điểm lý tưởng để săn mây.
Nên mang theo: Túi ngủ, lều cắm trại, bếp nướng dã ngoại, quần áo trekking, áo gió , gậy trekking, giày trekking chống nước, xà cạp, bó ống, mũ tai bèo, đồ ăn nước uống đủ cho từng người.
Tả Liên (cao 2.996m)
Vị trí: xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
Núi Tả Liên hay còn có tên gọi khác là núi Cổ Trâu với hình dáng giống phần lưng của loài châu sinh sống ở khu rừng nguyên sinh dưới chân núi. Để chinh phục đỉnh núi Tả Liên các bạn sẽ trải qua hành trình xuyên qua khu rừng Tả Liên với những tán cây cổ thụ lớn, xù xì và rêu phong.
Thời gian lý tưởng nhất để chinh phục núi Tả Liên là vào mùa thu khoảng tháng 9 – tháng 10. Các bạn sẽ có dịp được ngắm nhìn khu rừng lá phong đỏ đầy thơ mộng.
Nên mang theo: lều cắm trại, túi ngủ, dụng cụ đi rừng, dao đi rừng, đồ ăn, nước uống, giày trekking đi rừng, GPS, la bàn, định vị…
Tà Chì Nhù (cao 2.979m)
Vị trí: Thuộc khối dãy núi Phú Lương, dãy Hoàng Liên Sơn.
Thêm một gợi ý khác cho những phượt thủ muốn tìm địa điểm trekking mới mẻ và mang tính mạo hiểm với những ngọn núi ở Việt Nam. Tà Chì Nhù cũng có địa hình tương đối phức tạp và đa dạng với độ khó cao. Những phượt thủ chưa có nhiều kinh nghiệm nên cân nhắc khi lựa chọn địa điểm này.
Khi đứng trên đỉnh của Tà Chì Nhù các bạn sẽ được tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của mây ngàn, đón gió và cảm giác được chạm vào mây ở vị trí rất gần.
Nên mang theo: balo, ống nhòm, giày trekking, giây thừng leo núi, gậy leo núi sử dụng kết hợp để tăng độ bám khi leo dốc, túi ngủ, lều cắm trại, đồ ăn nước uống, thuốc chống côn trùng, dụng cụ y tế, bông băng, thuốc sát trùng.
Pờ Ma Lung (Bạch Mộc Lương – cao 2.967m)
Vị trí: Xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Pờ Ma Lung là ngọn núi rất hoang sơ và chưa được nhiều người biết đến. Nếu là người ưa thích khám phá các bạn có thể bổ sung điểm đến này trong những chuyến đi của mình. Xét đến độ khó thì Pờ Ma Lung thực sự không thua kém những địa điểm leo núi top đầu với địa hình tương đối đa dạng.
Chủ yếu là đường mòn băng rừng vượt thác vô cùng nguy hiểm và vất vả. Bù lại các bạn sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị trên đường đi như được ngắm rừng và những thảm thực vật phong phú với rất nhiều loài hoa đẹp độc lạ.
Nên mang theo: Đồ đi rừng, giày trekking đi rừng, áo mưa, các trang phục chống nước,lều tự bung, thuốc bôi chống muỗi, gậy trekking, đồ ăn, nước uống và một số thực phẩm tươi cùng bếp nướng để chế biến món ăn khi hạ trại.
Nhìu Cồ San (Sừng Trâu- cao 2.965m)
Vị trí: Xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Sở hữu cung đường leo ngắn nhưng lại có tính thử thách cao với địa hình tương đối hiểm trở đòi hỏi các phượt thủ cần tập trung di chuyển trên mọi cung đường. Đường đi lên núi Nhìu Cồ San không có đường mòn và do đó các bạn sẽ phải men theo dốc và khu rừng trúc với thảm thực vật phát triển nhiều.
Nên mang theo: Dây kẽm gai để hạn chế các chướng ngại vật trên đường đi, giày trekking có gai ma sát chống trượt, balo có quai đeo trợ lực để tăng khả năng giữ thăng bằng tốt, đổ ăn, nước uống, dao nhỏ đi rừng, dây thừng leo núi có móc bám (sử dụng khi băng qua những con dốc cao và đứng).
Chung Nhía Vũ (cao 2.918m)
Vị trí: xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Chung Nhía Vũ là một trong các ngọn núi cao nhất Việt Nam với cung đường ngắn và không quá khó đi, dễ dàng di chuyển trong ngày. Địa hình chủ yếu là rừng trúc, rừng tre, suối lớn và khu rừng cây thảo quả. Khu rừng leo núi được mẹ thiên nhiên ưu đãi với nhiều món đặc sản tự nhiên mà các bạn có thể thưởng thức.
Nên mang theo: Tất, giày cổ cao có bôi cao trăn để chống vắt, tuýp bôi chống muỗi, gậy đi rừng, giày trekking leo núi có độ ma sát cao, bếp nướng dã ngoại để thưởng thức các món đặc sản rừng, dầu nóng xoa để tránh bị lạnh bụng, cơ thể khi di chuyển lâu trong rừng, đồ ăn, nước uống, áo khoác đi rừng chống thấm nước…
Đỉnh Nam Kang Ho Tao (cao 2881m)
Vị trí: bản Thào, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
Là ngọn núi đầy kiêu hãnh thuộc top những ngọn núi cao nhất Việt Nam mang tính chinh phục cao. Chặng đường đến với đỉnh Nam Kang Ho Tao tương đối đài với những vách đá dựng đứng, những con dốc trơn trượt và cả những đoạn đường sỏi đá có nắng chiếu rỏi thằng đầu.
Dọc đường leo núi Nam Kang Ho Tao các phượt thủ sẽ gặp những con suối thác lớn với phong cảnh đẹp, hùng vĩ và nên thơ và cả những vách đá lớn. Trong danh sách các ngọn núi ở Việt Nam thì Nam Kao Ho là nơi có địa hình hiểm trở và đa dạng nhất.
Nên mang theo: Găng tay leo núi, ủng, 4 – 5 đôi tất, dây thừng leo núi, túi ngủ, lều cắm trại tự bung, lều thay đồ, đồ ăn, nước uống, gậy leo núi, đèn pin, trang phục giữ ấm và các loại quần áo chất liệu chống nước, áo mưa.
Đỉnh Tà Xùa (cao 2865m)
Vị trí: Bản Công,Trạm Tấu, Yên Bái, thuộc ranh giới giữa hai tỉnh Yên Bái và Sơn La
Tà Xùa là một trong các đỉnh núi cao nhất Việt Nam đồng thời là điểm đến lý tưởng để săn mây với biển mây dào dạt như một đại dương sương mù. Thời gian lý tưởng nhất để chinh phục đỉnh Tà Xùa săn mây là vào khoảng tháng 11 – tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh ráo, đường không quá trơn trượt và sẽ phần nào sẽ hạn chế nguy hiểm.
Tà Xùa còn được mệnh danh là sống lưng khủng long Tây Bắc , đứng trên đỉnh các bạn có thể cảm nhận sự hùng vĩ của núi đồi trên những ngọn đồi trắng xóa. Quả không hổ danh là một trong những ngọn núi đẹp nhất Việt Nam.
Nên mang theo: Gậy leo núi, bình nước cá nhân, găng tay, khăn choàng giữ ấm, trang phục áo khoác giữ nhiệt, balo cỡ lớn, áo mưa, mũ tai bèo, găng tay và đồ ăn…
Trên đây là những đỉnh núi cao nhất Việt Nam với địa hình đa dạng phong phú thách thức tính chinh phục của những người ưa thích khám phá. Các bạn có thể tham khảo tên các dãy núi ở Việt Nam này trong chuyến đi sắp tới của mình.
Xem thêm >> Đi leo núi cần chuẩn bị những gì cần thiết nhất để đảm bảo an toàn?