Khi dùng ô tô để vận chuyển đồ du lịch và dã ngoại thì những thanh giá chở đồ thường là lựa chọn được ưa chuộng nhất vì độ ổn định và linh họat của chúng.

Vậy như thế nào là một thanh giá chở đồ phù hợp cho chiếc ô tô của bạn?

Nếu bạn chỉ có nhu cầu vận chuyển xe đạp thì sẽ có rất nhiều lựa chọn về mẫu mã, kiểu dáng, và thiết kế từ cơ bản cho đến chuyên dụng để giải đáp câu hỏi trên.

Nhưng khi thêm vào danh sách những thứ mà chiếc ô tô của bạn phải mang theo như ván trượt tuyết, thuyền kayak, hoặc ván chèo đứng cùng nhiều thứ khác thì bạn phải cẩn thận và kỹ lưỡng hơn trong lựa chọn của mình.

Bài viết này sẽ cung cấp một biểu đồ với một cái nhìn tổng quan nhanh về các lựa chọn thanh giá chở đồ cũng như những thông tin chi tiết hơn về từng loại.

1. Hướng dẫn từ nhà sản xuất

Nếu hiện tại bạn đã có sẵn trong đầu một vài mẫu mã cụ thể thì bạn có thể truy cập các trang web bán giá chở đồ cho ô tô và chọn một danh mục sản phẩm cùng các thông tin khác như vị trí gắn kết, thông tin ô tô (nhà sản xuất – make, năm sản xuất – year, mẫu mã ô tô – model), v.v. để xác định xem nó có tương thích với xe của bạn không.

Nếu bạn vẫn đang dậm chân tại chỗ và chưa tìm ra được bất cứ lựa chọn nào cho chiếc ô tô của mình thì bạn có thể bắt đầu bằng việc tham khảo bảng bên dưới với các thông tin cực kỳ chi tiết.

2. Bảng tham khảo các loại giá chở

Mẫu mã
(Mức giá)
Chuyên dùng để chở Ưu điểm Nhược điểm
Giá gắn ở nóc xe

(2.800.000-4.700.000 đồng, > 9.400.000 đồng)
  Đa năng nhất
An toàn nhất
Ổn địng nhất
Không vướng cửa xe, cửa sau, hoặc cốp
Bất tiện khi chất, lấy đồ (cần một số thiết bị như cẩu bốc – hoisting, giá nâng – reaching, v.v.)
Chịu sức cản của gióKhó khăn khi di chuyển trong không gian thấp, chật hẹp
Giá gắn ở cốp, cửa sau xe

(< 2.800.000 đồng, 2.800.000-4.700.000 đồng)
Xe đạp Rẻ hơn
Có thể xách tay
Dễ dàng gắn, lấy xe đạp
Gắn được trên nhiều phương tiện khác nhau
Phù hợp khi không cần sử dụng giá chở thường xuyên
Cản trở mở cốp, cửa sau
Xe đạp có thể bị lắc lư, va vào nhau (nếu không buộc kỹ)
Giá gắn ở móc kéo xe

(2.800.000-4.700.000 đồng, > 9.400.000 đồng)
Xe đạp
Ván trượt tuyết (cần cải tiến)
Thùng hàng
Dễ dàng lắp đặt
Dễ dàng chất, lấy đồCó thể mở cốp, cửa sau (một số mẫu)
Phù hợp khi cần sử dụng giá chở thường xuyên
Giá các mẫu cao cấp khá cao
Các mẫu cơ bản gây cản trở mở cốp, cửa sau
Xe đạp có thể bị lắc lư
Giá gắn ở lốp xe dự phòng
(2.800.000-4.700.000 đồng)
Xe đạp
Ván trượt tuyết (cần cải tiến)
Dễ dàng chất, lấy đồ
Có thể mở cốp, cửa sau
Phụ thuộc vào kích thước của lốp dự phòng
Chỉ chất tối đa 2 xe đạp
Xe đạp có thể bị lắc lư
Giá gắn ở thùng xe bán tải
(2.800.000-4.700.000 đồng)
Xe đạp
Thuyền nhỏ
Thùng hàng
Dễ dàng chất, lấy đồ
Chịu được tải trọng nặng
Có thể gắn chung với hộp dụng cụ
Xe đạp, thuyền, thùng hàng chiếm diện tích lớn thùng xe phía sau
Thùng đựng chuyên dụng gắn ở nóc xe
(4.700.000-9.400.000 đồng, > 9.400.000 đồng)
Ván trượt tuyết
Những đồ có kích thước nhỏ, dễ bị xê dịch
Kín
Có thể khóa lại được
Có thể cất đồ ướt, bụi bẩn để giữ cho cabin xe sạch sẽ
Tránh bị cản trở tầm nhìn bởi đồ vật
Giá cao
Chịu sức cản của gió
Khó khăn khi di chuyển trongkhông gian thấp, chật hẹp

Có một số bạn sẽ thắc mắc tại sao một số giá chở đồ có thể chất được số lượng đồ vật như nhau nhưng lại có chênh lệch về giá khá cao. Sự chênh lệch này tồn tại là do những yếu tố sau:

  • Khả năng sử dụng được trên nhiều phương tiện khác nhau
  • Mức độ dễ sử dụng
  • Giá đỡ chống lắc lư (giúp giữ những chiếc xe đạp tách rời với nhau khi vận chuyển)
  • Sản phẩm có cơ chế khóa
  • Vật liệu tốt (ví dụ như thép không gỉ tốt hơn thép tiêu chuẩn)
  • Kích thước nhỏ gọn hoặc có thể gấp gọn để tiết kiệm diện tích

Tiếp theo, để xác định được kiểu dáng hoặc loại giá chở đồ phù hợp nhất với nhu cầu của bạn, hãy nghiên cứu từng loại cụ thể hơn.

3. Giá chở đồ gắn ở cốp, cửa sau xe

Với trọng lượng và giá thành thấp, loại giá chở đồ này rất phù hợp cho những dòng ô tô Sedan, Hatchback, SUV để vận chuyển từ 2-3 chiếc xe đạp. Chúng được gắn và cố định chặt vào cốp, cửa sau xe bằng một hế thống dây đai và móc nối không làm tróc sơn. Chúng rất dễ sử dụng và thao tác chỉ sau vài lần sử dụng.

Xe đạp được gắn trên các thanh giá đỡ (thường có gắn đế cao su) và được buộc cố định bằng dây đai (thường được làm bằng cao su tổng hợp).

Chuyên dùng để chở:

  • Xe đạp (từ 2-3 chiếc)

Ưu điểm:

  • Giá rẻ
  • Nhẹ, dễ dàng vận chuyển
  • Dễ dàng gắn, lấy xe đạp
  • Có thể gắn từ ô tô này sang ô tô khác (ô tô phải tương thích với giá chở đồ)
  • Có thể tháo khi không sử dụng
  • Phù hợp cho những chuyến đi ngắn hoặc nhu cầu sử dụng không thường xuyên

Nhược điểm:

  • Cản trở việc mở cốp, cửa sau xe
  • Độ ổn định phụ thuộc vào kỹ năng của người sử dụng
  • Xe đạp có thể bị lắc lư và va vào nhau khi vận chuyển
  • Khó gắn và cố định xe đạp vào giá chở đồ. Giá chở đồ có thể tháo bằng cách cắt dây đai
  • Khó gắn và cố định giá chở đồ nếu xe có gắn đuôi gió (cần liên hệ với nhà sản xuất để giải quyết vấn đề)
  • Cẩn thận trầy xước xe khi gắn các móc nối
  • Xe đạp có thể che khuất một phần đèn hậu, biển số xe, hoặc cản trở tầm nhìn ra phía sau
  • Cần lưu ý đến chiều dài của xe khi gắn giá chở đồ lúc lùi xe hoặc di chuyển trong không gian chật hẹp
  • Cần bảo quản kĩ càng; thỉnh thoảng mỗi lần dừng lại cần kiểm tra dây đai để đảo bảo khả năng bám của giá chở đồ

4. Giá chở đồ gắn ở móc kéo xe

Hầu hết các ô tô có trang bị bộ phận móc kéo ở đuôi xe đều có thể gắn loại giá chở đồ này. Bạn cũng có thể lắp đặt phần móc kéo này cho những chiếc xe không được trang bị.

Bộ phận móc kéo này được chia thành nhiều dòng tùy theo lực kéo của chúng. Bắt đầu từ dòng Class 1 (phù hợp với mọi phương tiện, lực kéo từ 907 kg) cho đến Class 5 (phù hợp với xe tải và xe van hạng nặng, lực kéo từ 8.165 kg).

Khung giá chở đồ gắn ở móc kéo xe thường tương thích với các móc kéo thuộc các dòng từ 2-4. Mặc dù Class 1 gắn ở mọi phương tiện nhưng nó lại không thích hợp với loại giá chở đồ này vì nó không chịu được tải trọng lớn do lực kéo quá thấp.

Mọi chiếc móc kéo đều một phần dài và lộ ra ngoài phần đuôi xe được gọi là lưỡi kéo. Mỗi lưỡi kéo có một tải trọng tối đa nhất định bằng 10% lực kéo của nó. Vì vậy, với lực kéo từ 907 kg, móc kéo Class 1 có tải trọng tối đa chỉ khoảng từ 90,7 kg khiến nó dễ bị cong và gãy khi chịu tải trọng lớn.

Vậy làm thế nào để nhận biết móc kéo cho xe của bạn thuộc dòng nào? Thông tin kỹ thuật này luôn được các nhà sản xuất cung cấp trong cuốn sổ tay hướng dẫn kỹ thuật của xe (nếu xe của bạn khi sản xuất đã được trang bị sẵn phần móc kéo).

Nếu xe của bạn không được gắn sẵn và bạn phải tự lắp đặt, bạn phải tự kiểm tra chiếc móc kéo đó. Thường thì sẽ có một ký hiêu, nhãn dán, hoặc tem trên móc kéo ký hiệu về dòng của nó. Nếu bạn vẫn không thể xác định được thì bạn hãy liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất của chiếc móc đó để được giúp đỡ.

Khi lắp đặt giá chở đồ vào móc kéo, bạn cũng cần lưu ý rằng các nhà sản xuất móc kéo có thể gắn thêm một “thanh hãm” vào móc để ngăn việc gắn giá chở đồ vào móc kéo quá sát với xe. Thanh hãm này thường được lắp nhiều hơn ở các móc Class 1 và 2. Khi xe kéo dừng đột ngột hoăc bị đụng từ phía sau, nó hoạt động như một miếng nẹp phụ giúp giữ cho các đồ dùng, trang bị trên giá chở đồ không đập vào xe.

Vì vậy, nếu bạn gặp phải một số vấn đề khi lắp giá chở đồ thì hãy kiểm tra kỹ bên trong của móc để xem thanh hãm có phải là nguyên nhân không. Thông thường thì bạn sẽ cần khoảng 6,35 cm giữa lỗ bu lông và lỗ móc đầu kéo để lắp đặt chính xác nhất.

Trong khi phần lớn các loại móc kéo có 2 kích thước, 3,175 cm và 5,08 cm, còn những móc Class 5 thì có kích thước 6,35 cm. Để gắn kết giá chở đồ vào móc kéo thì bạn chỉ cần đẩy cho nó trượt vào đầu thu của bộ phận móc kéo. Những loại giá chở đồ gắn ở móc kéo có kích thường nhỏ thường chỉ có thể mang theo từ 2-3 chiếc xe đạp cho nên thường được sử dụng có các ô tô con, những loại lớn hơn có thể mang đến 4-5 chiếc.

Ngày nay, chi phí để mua và lắp đặt những loại giá chở đồ gắn ở móc kéo ngày càng tăng vì chúng được thêm vào những tính năng, đặc tính mới cũng như làm bằng vật liệu tốt hơn. Ví dụ như để giữ cho cốp, cửa sau có thể đóng mở bình thường thì những nhà sản xuất đã thiết kế ra loại giá chở đồ có thể xoay, nghiên qua 1 bên, hoặc gập lên để không làm cản trở việc đóng mở cốp và cửa sau. Với những loại giá chở đồ đó thì xe đạp sẽ được buộc cố định bằng dây đai trên một cọc thẳng hoặc trên một bệ đỡ (hoạt động như một giá chở đồ gắn ở nóc xe).

Loại giá chở đồ gắn ở móc kéo sử dụng bệ đỡ giúp xe đạp không bị lắc lư và giảm tối thiểu khả năng chúng có thể va vào nhau trong suốt thời gian vận chuyển. Thường loại giá chở đồ này có thể mang theo 2 chiếc xe đạp và tối đa là 4 chiếc khi sử dụng thêm các phần mở rộng, do đó loại giá chở đồ có bệ đỡ này có tải trọng tối đa hơn những loại thông thường.

Chuyên dùng để chở:

  • Xe đạp (từ 2-5 chiếc)
  • Ván trượt tuyết (khi sử dụng các phần mở rộng)

Ưu điểm:

  • Có nhiều mẫu mã với giá thành vừa phải
  • Dễ dàng lắp đặt
  • Dễ dàng gắn, lấy xe đạp
  • Xe đạp nằm cách xa phần sau của ô tô, giảm thiểu rủi ro va chạm với xe hơn
  • Có thể gập lại được để dễ dàng đậu xe, lưu trữ (một số loại)
  • Có sẵn khóa

Nhược điểm:

  • Các mẫu cơ bản gây cản trở mở cốp, cửa sau
  • Các dòng cao cấp có giá thành rất cao
  • Các loại chở được từ 4-5 chiếc xe đạp thường khá nặng
  • Xe đạp có thể bị lắc lư và va vào nhau (với loại không sử dụng bệ đỡ)
  • Khó gắn và cố định một số loại xe đạp được cố định bằng dây đai vào giá chở đồ
  • Xe đạp có thể che khuất một phần đèn hậu, biển số xe, hoặc cản trở tầm nhìn ra phía sau
  • Cần lưu ý đến chiều dài của xe khi gắn giá chở đồ lúc lùi xe hoặc di chuyển trong không gian chật hẹp
  • Xe đạp dành cho phụ nữ, trẻ em, hoặc dòng xe đạp full-suspension (xe có đầy đủ giảm xóc trước và sau) cần sử dụng thêm các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ. (ví dụ như thanh Tube Top của hãng Yakima)
  • Khó gắn và cố định giá chở đồ nếu phần sau xe có gắn lốp dự phòng

5. Giá chở đồ gắn ở lốp xe dự phòng

Ở một số dòng ô tô như SUV, ô tô địa hình (Off-road), v.v. thường được trang bị một lốp dự phòng bên ngoài (nằm ở cửa sau của xe). Một vài loại giá chở đồ có thể được gắn vào chiếc lốp này như một cách để khắc phục các vấn đề đóng mở cửa sau xe của những loại giá chở đồ gắn ở phía sau xe. Về điểm cộng thì những loại giá chở đồ này tương đối gọn, nhẹ, và không cản trở việc sử dụng cửa sau (khi đã tháo xe đạp). Tuy nhiên, chúng  chỉ có thể mang tối đa 2 chiếc xe đạp, và phải tháo các phần bao bọc lốp xe khi sử dụng.

Chuyên dùng để chở:

  • Xe đạp (tối đa 2 chiếc)
  • Ván trượt tuyết (khi sử dụng các phần mở rộng)

Ưu điểm:

Nhược điểm:

  • Tải trọng thấp
  • Phải tháo các phần bao bọc lốp xe
  • Xe đạp có thể bị lắc lư và va vào nhau
  • Khó gắn và cố định một số loại xe đạp được cố định bằng dây đai vào giá chở đồ
  • Xe đạp có thể che khuất một phần đèn hậu, biển số xe, hoặc cản trở tầm nhìn ra phía sau
  • Cần lưu ý đến chiều dài của xe khi gắn giá chở đồ lúc lùi xe hoặc di chuyển trong không gian chật hẹp

6. Giá chở đồ gắn ở thùng xe bán tải

Những dòng xe bán tải có riêng cho mình một loại giá chở đồ chuyên dụng được thiết kế để sử dụng phần thùng xe hiệu quả và tối đa nhất cho việc vận chuyển xe đạp, thuyền, và thùng hàng. Khi sử dụng để vận chuyển xe đạp thì hệ thống này bao gồm các thanh lan can hoặc thanh giá đỡ để giữ chặt xe đạp không bị đung đưa, va vào nhau (có thể tháo khi không sử dụng).

Chuyên dùng để chở:

  • Xe đạp (từ 2-4 chiếc)
  • Thuyền nhỏ
  • Thùng hàng

Ưu điểm:

  • Giá cả vừa phải
  • Dễ dàng lắp đặt
  • Dễ dàng gắn, lấy xe đạp
  • Xe đạp nằm yên trên thùng xe, giảm thiểu rủi ro va chạm với xe hơn
  • Có thể tháo khi không sử dụng
  • Chiều dài, kích cỡ của xe không thay đổi
  • Gia tăng tải trọng tối đa cho xe
  • Một số loại có thể chứa đồ ở trên cao như giá chở đồ gắn ở nóc, giúp tối đa diện tích lưu trữ của thùng xe
  • Xe đạp có thể được gắn vào các thanh lan can hoặc hộp dụng cụ (được gắn vào thùng xe)

Nhược điểm:

  • Xe đạp, thuyền, thùng hàng chiếm diện tích lớn phần thùng xe

7. Giá chở đồ gắn ở nóc xe

Loại giá chở đồ này được đánh giá cao nhất nhờ vào độ linh hoạt của nó. Khi sử dụng kèm với những phụ kiện và phần mở rộng thì nó có thể vận chuyển hầu như mọi đồ du lịch và dã ngoại, từ thuyền kayak, xe đạp, cho tới các thùng hàng. Mặc dù được ưa dùng nhờ vào độ ổn định cao và không cản trở tầm nhìn (do nằm trên nóc xe), việc chất và lấy đồ vào loại giá chở đồ này lại khá là khó khăn vì bạn phải nâng mọi thứ cao hơn đầu ô tô.

Một số ô tô có phần nóc xe được trang bị sẵn một số thanh ròng, lan can, xà ngang, hoặc các điểm gắn kết. Những dòng xe khác thường có nóc phẳng thì bạn cần phải dựng hệ thống giá chở đồ của riêng mình. Với bất kỳ dòng xe nào thì điều trước tiên bạn cần lưu ý là phải xác định tải trọng tối đa của phần nóc xe bằng cách liên hệ với nhà sản xuất xe hoặc kiểm tra trong cuốn sổ tay hướng dẫn kỹ thuật của xe.

Chuyên dùng để chở:

  • Xe đạp
  • Thuyền nhỏ
  • Ván trượt tuyết
  • Ván chèo đứng
  • Ván lướt sóng
  • Thùng hàng

Ưu điểm:

  • Giá cả vừa phải
  • Độ linh hoạt cao, có thể điều chỉnh tùy ý
  • Có sẵn khóa
  • Xe đạp không bị lắc lư
  • Không cản trở tầm nhìn
  • Xe đạp nằm yên trên nóc xe, giảm thiểu rủi ro va chạm với xe hơn
  • Có thể sử dụng một số thiết bị để hỗ trợ quá trình chất, lấy đồ

Nhược điểm:

  • Phải nâng đồ cao hơn đầu ô tô để chất, lấy đồ
  • Chịu sức cản của gió, giảm khả năng di chuyển và làm hao xăng của xe
  • Sức cản của gió gây ra tiếng động lớn
  • Cần lưu ý đến chiều cao của xe, chiều cao giới hạn của một số nơi (như bãi đậu xe, ga-ra, nhà dậu xe, trạm thu phí, không gian thấp, v.v.)
  • Khó khăn khi chất, lấy đồ khi sử dụng những dòng xe cao
  • Việc chất hành lý cao trên nóc khiến những dòng xe cao chịu sức cản của gió mạnh hơn, dễ lắc lư, không ổn định
  • Không thể tháo một khi đã lắp đặt

8. Thùng đựng chuyên dụng gắn ở nóc xe

Những chiếc thùng đựng chuyên dụng luôn là lựa chọn lý tưởng để cất giữ những chiếc ván trượt tuyết, ván chèo đứng, hay lượng lớn dụng cụ, đồ nghề (ngoại trừ xe đạp, thuyền nhỏ). Chúng được ưa chuộng nhờ vào không gian rộng bên trong để chứa những vật nhỏ, dễ bị xê dịch, cách ly hoàn toàn khỏi khung cabin xe.

Trong khi các hệ thống hỗ trợ việc cố định thùng đựng (như các thanh ròng, lan can, xà ngang, hoặc các điểm gắn kết) bị cố định trên phần nóc xe thì những chiếc thùng này bạn có thể dễ dàng lắp đặt và tùy ý tháo ra, bỏ xuống.

Về mặt hạn chế, vì những chiếc thùng này được gắn ở nóc xe nên sẽ chịu sức cản của gió, tạo ra tiếng ồn lớn khi xe di chuyển. Bạn phải kiểm tra kỹ lưỡng các chốt xem chúng có được cài đúng cách không mỗi khi bạn đóng thùng. Ngoài ra, bạn còn cần đảm bảo chiếc thùng phải phù hợp với dòng xe, đồ đạc, dụng cụ của bạn. Ví dụ như cửa sau của các dòng xe SUV có thể bị vướng khi mở và đập vào phía sau của chiếc thùng, hoặc một số thùng không chứa được những chiếc ván trượt quá dài.

Về giá cả, vật liệu gia công và đặc điểm thiết kế (như thiết kế thùng có thể được mở ở 4 bên) là thứ quyết định giá cả của một chiếc thùng đựng chuyên dụng. Để xác định kích thước thùng thích hợp với nhu cầu và chiếc xe của bạn, bạn phải kiểm tra các thông tin đó trong phần “Thông tin kỹ thuật” của từng loại, mẫu mã.

Sản phẩm tương tự: Giỏ/giá đựng đồ (cargo basket) – không có nắp đậy, tất cả đồ đạc phải được buộc chặt hoặc phủ bằng tấm lưới, và bọc hành lý mềm (soft-sided cargo bag). Các vật và phụ kiện nhỏ có thể bỏ vào các bọc đồ để tăng tính đa dụng.

Giống như khi lắp đặt giá chở đồ gắn ở nóc xe, hãy kiểm tra cuốn sổ tay hướng dẫn kỹ thuật của xe hoặc liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất để xác định tải trọng tối đa của phần nóc xe.

Chuyên dùng để chở:

  • Ván trượt tuyết
  • Những đồ có kích thước nhỏ, dễ bị xê dịch

Ưu điểm:

  • Kín, có thể khóa lại được, an toàn
  • Có thể cất đồ ướt, bụi bẩn, có mùi để giữ cho cabin xe sạch sẽ
  • Tránh bị cản trở tầm nhìn bởi đồ vật
  • Có thể tháo khi không sử dụng
  • Có thể sử dụng bất kỳ lúc nào (cắm trại vào mùa hè, trượt tuyết trong mùa đông)
  • Thích hợp cho các chuyến đi gia đình
  • Có thể trang trí lại cho đẹp.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao
  • Chịu sức cản của gió
  • Tiếng ồn lớn
  • Cần lưu ý đến chiều cao của xe, chiều cao giới hạn của một số nơi (như bãi đậu xe, ga-ra, nhà dậu xe, trạm thu phí, không gian thấp, v.v.)
  • Việc chất hành lý cao trên nóc khiến những dòng xe cao chịu sức cản của gió mạnh hơn, dễ lắc lư, không ổn định

9. Mẹo khi chọn giá chở đồ

  • Trước khi khi lắp đặt giá chở đồ gắn ở nóc xe, hãy kiểm tra cuốn sổ tay hướng dẫn kỹ thuật của xe hoặc liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất để xác định tải trọng tối đa của phần nóc xe. Nếu bạn định lắp đặt giá chở đồ gắn ở móc kéo xe, hãy xác định lực kéo của bộ phận móc kéo.
  • Nếu bạn định chứa từ 5-6 người lớn trong cabin xe và sử dụng giá chở đồ gắn ở nóc hoặc móc kéo xe, phải kiểm tra kỹ lưỡng tải trọng tối đa của chiếc xe. Nếu vượt quá giới hạn tải trọng thì hệ thống giảm xóc, lốp xe, hộp truyền động, và động cơ của xe sẽ dần dẫn bị hư hỏng nặng nề.
  • Một trong những câu hỏi khá phổ biến đó là: “Nên sử dụng sản phẩm của hãng Thule hay Yakima?” Thật khó để trả lời câu hỏi này bởi vì cả 2 hãng này đều là những “gã” có tiếng tăm với lịch sử lâu đời và uy tín cao. Cách tốt nhất để quyết định giữa 2 “gã” đó là bạn phải nghiên cứu các thông tin kỹ thuật về chiếc xe của bạn, so sánh mức độ tương thích, đặc điểm thiết kế, và giá cả các sản phẩm của họ. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các lời khuyên, thông tin, kinh nghiệm từ lời khuyên của bạn bè, những người bán hàng, hoặc các chuyên gia.
  • Có một vài dòng xe đạp (như những loại dành riêng cho phụ nữ, trẻ em, v.v.) không phù hợp, lắp đặt được vào bất kỳ loại giá chở đồ nào. Vì vậy, bạn nên thử lắp những chiếc xe đạp vào giá chở đồ mà bạn đã mua trước khi lập kế hoạch cho bất cứ chuyến đi nào.
  • Có thêm không gian, kích thước để cất trữ đồ thường không phải là một điều gì xấu. Bạn nên chọn những loại giá chở đồ mang theo được 4 chiếc xe đạp cho dù bạn chỉ có nhu cầu vận chuyển từ 2-3 chiếc.
  • Khi sử dụng giá chở đồ gắn ở cửa sau hoặc cốp xe và giá chở đồ gắn ở móc kéo xe, hãy buộc bánh xe của 2 chiếc xe đạp lại với nhau bằng dây đai hoặc dây thừng nhỏ để chúng không bị lắc lư và va vào nhau. Một cách khác là sử dụng các phụ kiện cố định thẳng phần khung sườn xe đạp.
  • Nếu bạn đang sở hữu một chiếc xe đạp đôi hay những dòng xe có hình dặng đặc biệt, hãy sử dụng giá chở đồ gắn ở nóc xe.
  • Nếu bạn có ý định vận chuyển những chiếc thuyền kayak thì hãy mua những thanh đỡ dài hơn 1 kích thước so với thuyền (ví dụ như thuyền dài 14 cm, thì bạn hãy chọn thanh đỡ dài 15 cm). Bằng cách này, bạn có thể gắn và cố định thuyền dễ dàng hơn và bạn luôn có thể cắt ngắn thanh đỡ nếu nó quá dài khi lắp đặt. Những chiếc xe moóc là lựa chọn khác để vận chuyển thuyền nhỏ, mặc dù chúng không được tiện dụng cho lắm.
  • Thực ra, màu sắc của những chiếc thùng đựng chuyên dụng cũng phần nào ảnh hưởng lên giá cả của chúng. Bạn sẽ phải trả giá cao hơn cho những thùng có gam màu sáng bời vì chúng hút nhiệt mặt trời ít hơn những thùng có gam màu tối.

Nguồn: REI