GORE-TEX được biết là loại vải không thấm nước / thoáng khí (WPB) phổ biến nhất với người tiêu dùng. Nhưng áo mưa thoáng khí ngày nay có thể được làm từ bất kỳ một trong số hàng chục công nghệ chống thấm. Bất kể thương hiệu, tất cả các loại vải WPB đều được thiết kế mang lại hai mục đích:
Nội dung
- 1. Tại sao bạn nên chọn mua một chiếc áo khoác chống mưa?
- 2. Làm thế nào mà công nghệ chống nước có thể giữ mưa không thấm vào trong?
- 3. Làm thế nào công nghệ thoáng khí giúp bạn luôn khô ráo bên trong?
- 4. Công nghệ chống thấm nước bền (DWR) là gì?
- 5. Tiêu chuẩn thử nghiệm của áo khoác chống mưa
- 6. Mẹo bảo quản các thiết bị chống mưa
- Ngăn chặn lượng mưa để giữ cho cơ thể và các lớp quần áo của bạn khô ráo.
- Cung cấp một lối thoát hơi cho mồ hôi để giữ cho quần áo khô. Đồng thời giúp bạn duy trì nhiệt độ cơ thể thoải mái trong mọi điều kiện.
Công nghệ chống nước / thoáng khí được ra mắt đầu tiên bởi chiếc áo khoác GORE-TEX® vào năm 1978, và đã phát triển hơn và phức tạp hơn trong những năm qua. Bài viết này sẽ giải thích các thuật ngữ chính, đưa ra một cái nhìn tổng quan về cách các công nghệ chống thấm nước / thoáng khí giữ cho bạn khô ráo. Cũng như một số thử nghiệm mà các thương hiệu thực hiện trên thiết bị chống mưa của họ.
1. Tại sao bạn nên chọn mua một chiếc áo khoác chống mưa?
Áo khoác chống mưa cũng như các thiết bị không thấm nước / thoáng khí cung cấp sự bảo vệ khỏi các yếu tố thời tiết:
- Giữ mưa không thấm vào trong. Áo mưa không thấm nước / thoáng khí được xây dựng bằng màng hoặc lớp phủ đóng vai trò là rào cản khiến mưa không thể xuyên qua. Bề mặt bên ngoài của hầu hết các loại áo khoác đi mưa cũng được xử lý bằng lớp phủ chống thấm nước (DWR) bền, giữ cho hạt mưa không làm ướt bề mặt đó và không làm tổn thương độ thoáng khí của màng hoặc lớp phủ bên dưới.
- Giúp bạn khô ráo. Cùng một lớp màng hoặc lớp phủ cũng giúp di chuyển mồ hôi được thoát hơi ra ngoài. Điều này rất quan trọng bởi vì bạn cũng có thể bị ướt sũng nếu bạn tập thể dục và hơi mồ hôi của bạn không thể thoát ra.
- Chống gió. Tin vui là một chiếc áo khoác không thấm nước cũng sẽ bảo vệ bạn khỏi gió lạnh. Trong hầu hết mọi trường hợp, một chiếc áo khoác đáp ứng tiêu chuẩn chống thấm nước cũng sẽ vượt qua bài kiểm tra về khả năng chống gió.
Để biết thêm thông tin về các lựa chọn áo mưa của bạn, hãy xem bài viết – Những điều cần biết khi lựa chọn áo khoác đi mưa, chống thấm.
2. Làm thế nào mà công nghệ chống nước có thể giữ mưa không thấm vào trong?
Áo khoác chống mưa sử dụng một trong những cấu tạo sau đây để chống thấm nước và thoáng khí:
- Lớp màng (laminate): màng chống thấm / thoáng khí được liên kết với mặt dưới của áo giống như giấy dán tường được dán vào tường. Bởi vì nó có cấu trúc bền (màng được bảo vệ bởi vải mặt), lớp màng này thường được tìm thấy trong các loại áo khoác đi mưa được thiết kế cho môi trường khắc nghiệt.
- Lớp phủ (coating): một lớp phủ chống thấm / thoáng khí được trải trên bề mặt bên trong của lớp vỏ vải giống như một lớp sơn mỏng trên tường. Cấu trúc tráng phủ nhẹ hơn và giá cả phải chăng hơn so với laminate. Sự đánh đổi là có thể kém hiệu suất và độ bền hơn so với laminate.
Ngoài áo khoác, túi ngủ giá rẻ chống thấm nước cũng đang là sản phẩm đang được ưu chuông rất nhiều hiện nay.
Cấu trúc của lớp màng và lớp phủ
Bởi vì chúng rất mỏng, lớp màng và lớp phủ cần được bảo vệ thêm lớp chống mài mòn và ô nhiễm từ bụi bẩn. Đó là lý do tại sao các công nghệ chống nước /thoáng khí được phân loại thành thiết kế 2 lớp, 2,5 lớp và 3 lớp:
- Áo khoác 2 lớp. Được tìm thấy ở những chiếc áo khoác thông thường, cấu trúc 2 lớp liên kết một lớp màng chống thấm /thoáng khí ở mặt dưới của vải bên ngoài. Một lớp lót mỏng bên trong giúp bảo vệ màng ở trong.
- Áo khoác 3 lớp. Được tìm thấy ở những chiếc áo khoác tốt nhất (và đắt nhất), cấu trúc 3 lớp tương tự như 2 lớp trong đó màng chống thấm /thoáng khí được liên kết với mặt dưới của vải vỏ ngoài. Tuy nhiên, ở bên trong, một lớp vải khác cũng được liên kết với màng để bảo vệ tối ưu hơn. Đồng thời giúp áo khoác 3 lớp nhẹ hơn nhiều so với áo khoác 2 lớp.
- Áo khoác 2,5 lớp. Cấu trúc này bắt đầu với một lớp phủ chống thấm nước /thoáng khí ở mặt dưới của lớp vải vỏ bên ngoài và sau đó thêm một lớp màng nửa lớp để bảo vệ lớp phủ đó. Một chiếc áo khoác 2,5 lớp thường sẽ ít thoáng khí hơn áo khoác 2 lớp hoặc 3 lớp, nhưng cũng sẽ ít tốn kém hơn. Ngoài ra, một số áo khoác siêu nhẹ cũng có thể có cấu trúc 2,5 lớp.
Lưu ý rằng các công nghệ chống nước /thoáng khí có cách thiết kế khác nhau. Các thương hiệu sẽ chọn phương pháp cấu trúc phù hợp nhất với mục đích sử dụng của áo khoác họ sản xuất.
3. Làm thế nào công nghệ thoáng khí giúp bạn luôn khô ráo bên trong?
Câu trả lời nằm ở cấu trúc thiết kế vải của lớp màng và lớp phủ. Vì nước mưa có hình dạng lớn hơn hàng ngàn lần so với nước ở dạng hơi mồ hôi. Và các sợi vải trong áo khoác của bạn được thiết kế đủ lớn để hơi mồ hôi thoát ra, nhưng quá nhỏ để nước mưa chảy thấm vào.
Ngoài ra, khi bạn ra mồ hôi, không khí bên trong áo khoác của bạn trở nên nóng hơn và ẩm hơn không khí bên ngoài áo. Khi đó không khí nóng, ẩm sẽ di chuyển qua các lỗ siêu nhỏ trong màng hoặc lớp phủ và thoát vào không khí mát hơn, ít ẩm hơn.
Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng đến khả năng thoáng khí như thế nào?
Các thương hiệu luôn phát triển hiệu suất của các công nghệ chống nước / thoáng khí độc quyền của họ. Đó là lý do tại sao ngày nay áo khoác đi mưa tốt hơn nhiều so với áo khoác GORE-TEX® thế hệ đầu tiên. Mặc dù vậy, điều đáng chú ý là bất kể công nghệ chống nước / thoáng khí tiên tiến thế nào, một người có xu hướng toát mồ hôi nhiều có thể tạo ra nhiệt và độ ẩm vượt quá khả năng thoáng khí của áo khoác.
Trong thời tiết mát mẻ, một chiếc áo khoác chống thấm nước / thoáng khí sẽ thực hiện công việc của nó một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn hoạt động trong điều kiện ấm áp và ẩm ướt lâu, không một thiết bị hay áo mưa nào có thể khiến bạn khô ráo thoải mái suốt 24 giờ.
4. Công nghệ chống thấm nước bền (DWR) là gì?
Mặt ngoài của áo đi mưa có lớp phủ chống thấm nước bền (DWR). Lớp DWR này thực hiện 2 chức năng chính sau:
- Lớp DWR bảo vệ vải mặt không bị bão hòa. Bằng cách làm cho nước nổi lên và lăn ra bên ngoài của quần áo.
- Lớp DWR là yếu tố quan trọng để duy trì sự thoáng khí. Nếu lớp hoàn thiện DWR bị mòn, thì vải áo khoác có thể bị bão hòa. Lớp phủ hoặc màng bên dưới lớp vải mặt sẽ ngăn nước thấm sâu hơn, nhưng lớp vải bên ngoài giờ đã trở thành một rào cản nước làm suy yếu sự thoáng khí. Một loại vải bão hòa cũng làm bạn cảm thấy lạnh (hoặc ẩm ướt), khiến nhiều người nghĩ rằng áo khoác của họ không chống thấm được nữa.
DWR hoạt động như thế nào?
Lớp DWR tạo thành các lớp “gai” dọc cực nhỏ, nằm chặt chẽ trên bề mặt bên ngoài của áo khoác. Kết thúc dày đặc, nhọn này khiến cho nước không thấm vào, buộc nước phải tạo thành những giọt tròn nổi lên và trượt ra khỏi vải.
Mặc dù lớp hoàn thiện trên áo mưa của bạn được gọi là chất chống thấm nước bền bỉ, nhưng nó không thể tồn tại mãi mãi. Hiệu suất sẽ giảm dần khi bạn sử dụng cũng như do bụi bẩn, dầu và mài mòn làm giảm khả năng chống thấm. Điều này khiến các giọt nước phẳng ra, lan rộng ra và thấm vào lớp vải bên dưới.
Đó là lý do tại sao việc giặt và làm mơi lớp DWR rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn nhận thấy những hạt mưa đang bắt đầu ngấm vào, thay vì lăn xuống. Để tìm hiểu thêm, hãy đọc: Cách bảo quản lớp chống thấm nước (DWR) trên áo khoác.
5. Tiêu chuẩn thử nghiệm của áo khoác chống mưa
Mặc dù tất cả các thương hiệu đều thử nghiệm các loại vải không thấm nước / thoáng khí của họ trước khi cho ra thị trường, nhưng bạn khó có thể thực hiện một so sánh cụ thể. Vấn đề là, không giống như ngành công nghiệp túi ngủ và chỉ số nhiệt độ, ngành công nghiệp áo mưa không có các tiêu chuẩn thử nghiệm chính thức, cũng như không có các phòng thử nghiệm độc lập để đo lường hiệu suất.
Thử nghiệm chống thấm nước
Bất kỳ loại vải được coi là “chống thấm nước” khi nó đạt đến một mức độ chống nước nhất định. Phương pháp thí nghiệm chống nước được tiêu chuẩn hóa, sử dụng ống nước hoặc kiểm tra áp suất thủy tĩnh. Kết quả được ghi bằng milimét (mm) hoặc pound mỗi inch2 (psi). Lưu ý không có một chiếc áo khoác nào có thể hoàn toàn chống nước (100% không thấm nước)
Tiêu chuẩn chống nước 3 psi
3 psi (2.109mm) hoặc cao hơn được xem là chống mưa (không thấm nước). Một số thương hiệu có thể tăng mức hiệu suất này đến 10.000mm (14,2 psi) trở lên, nghe có vẻ ấn tượng, nhưng trên thực tế mưa do gió thổi xuống chỉ với lực khoảng 2 psi (1.406mm). Bạn sẽ phải đi bộ trong một cơn bão có lốc xoáy thì mới gặp được lực gió trên 10 psi (7031mm).
Thử nghiệm thoáng khí
Khả năng thoáng khí của các thương hiệu thậm chí còn ít ý nghĩa hơn vì các thương hiệu không sử dụng một phương pháp thử nghiệm đồng nhất. Và không đồng ý về kết quả thử nghiệm mong muốn cho từng phương pháp thử nghiệm được sử dụng.
Thử nghiệm chống gió
Hầu hết các thương hiệu quảng bá rằng vải không thấm nước có thể chống gió. Kiểm tra khả năng chống gió thường được đo bằng cách thử nghiệm lượng không khí (tính bằng feet khối) có thể đi qua một tấm vải trong một khoảng thời gian nhất định. Một số nhãn hiệu chuyển đổi kết quả đó thành số dặm mỗi giờ. Một loại vải được xem là chống gió khi nó có khả năng ngăn chặn luồng không khí với tốc độ 60 mph trở lên. Khi thử nghiệm, vải không thấm nước luôn luôn có khả năng chống gió cao.
6. Mẹo bảo quản các thiết bị chống mưa
- Đọc và làm theo hướng dẫn bảo quản thiết bị nói chung và áo khoác đi mưa nói riêng.
- Làm sạch thiết bị chống mưa thường xuyên. Một chiếc áo mưa sạch sẽ tốt hơn một chiếc áo bẩn.
- Sử dụng các sản phẩm làm sạch chuyên dụng được tạo ra dành riêng cho áo mưa không thấm nước / thoáng khí. Bột giặt thông thường có chất phụ gia ảnh hưởng đến hiệu suất áo mưa.
- Dù bạn dùng sản phẩm làm sạch nào, luôn luôn rửa kỹ. Thực hiện hai chu trình xả nước là một cách tốt để đảm bảo bạn loại bỏ tất cả xà phòng.
- Giặt bằng tay hoặc máy giặt cửa ngang vì máy giặt lồng đứng có thể làm vướng quần áo trên trục giữa.
- Đóng tất cả các khóa kéo, lấy tất cả đồ đạc trong túi và thắt chặt dây rút để tránh sự mài mòn có thể xảy ra trong khi giặt. Lộn áo khoác đi mưa từ trong ra ngoài.
- Những điều cần tránh:
- Chất làm mềm vải và giấy sấy quần áo. Chất phụ gia của chúng làm giảm hiệu suất chống thấm nước / thoáng khí.
- Thuốc tẩy có chứa clo.
- Giặt khô
- Tránh lửa hoặc nhiệt độ cao vì vật liệu không thấm nước / thoáng khí có thể tan chảy.
Trên đây là bài viết làm thế nào áo khoác đi mưa có thể chống thấm được? mà Travelgear chia sẻ. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn. Xin cảm ơn!
Nguồn: REI