Bạn đã bao giờ đi lang thang vào một của hàng bán áo khoác đi mưa, và cảm thấy như bạn bị lạc trong một “rừng” vải nylon và polyester? Hiểu được một số thuật ngữ chính và những điều cơ bản của áo khoác đi mưa sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được chiếc áo khoác đi mưa tốt nhất. Vừa giúp bạn luôn khô ráo và phù hợp với ngân sách của bạn.

Khi nói về giá cả, bạn đã trả tiền cho tất cả các nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và cuối cùng là hiệu suất của vải trong chiếc áo khoác đi mưa đó. Áo đi mưa chất lượng hàng đầu có thể có giá vài trăm đô la. Vì vậy một số nghiên cứu trước khi mua là một hành động khôn ngoan.

Bạn tò mò về công nghệ chống thấm mà những chiếc áo đi mưa này sở hữu? Để có cái nhìn sâu sắc về công nghệ khoa học phức tạp của những loại vải này, hãy xem bài viết – làm thế nào áo khoác đi mưa có thể chống thấm được? Việc chăm sóc loại vải này cũng rất đáng để đọc vì mỗi chiếc áo khoác cần được bảo dưỡng thường xuyên để giữ cho bạn luôn khô ráo.

 

1. Các loại áo khoác đi mưa

Bất kỳ chiếc áo khoác nào cũng cung cấp một số mức độ chống/ kháng nước cụ thể. Hiểu được những thuật ngữ này sẽ giúp bạn xác định mức độ bảo vệ của một chiếc áo khoác đi mưa.

Chống nước (waterproof) và kháng nước (water-resistant)

Một chiếc áo khoác được gọi là chống nước, khi khả năng kháng nước của nó đủ để khiến giọt mưa không thấm vào trong. Mặc dù nhiều công ty không đồng ý với các tiêu chuẩn thử nghiệm, nhưng bạn có thể tin tưởng rằng bất kỳ thiết bị nào mà một thương hiệu lớn chỉ định là “chống thấm nước”, có nghĩa nó có thể chống lại lượng mưa rất lớn.

Chống nước / thoáng khí: loại áo mưa hiệu suất này giúp mưa không thấm vào da bạn, đồng thời vẫn giúp mồ hôi thoát ra bên ngoài. Nếu bạn lên kế hoạch cho bất kỳ hoạt động có khả năng đổ mồi hôi nhiều, thì đây là loại thiết bị phù hợp cho bạn nhất bởi vì cả lượng mưa và mồ hôi đều không thể làm bạn ướt sũng.

Kháng nước: loại vải này cũng khá thoáng khí, đây là thiết bị phù hợp cho những cơn mưa nhẹ trong một thời gian ngắn. Chẳng hạn như áo gió và áo khoác lông vũ. Nếu lượng mưa bắt đầu lớn hoặc kéo dài, áo khoác đi mưa kháng nước khó có thể chịu đựng được lâu.

Chống nước / không thoáng khí: hãy nghĩ về áo khoác vải dù hoặc áo mưa cánh dơi poncho. Nếu bạn chỉ cần tránh mưa trong khi ngồi hoặc đứng, thiết bị vẫn hoạt động tốt và có giá thành rất rẻ. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện bất kì hoạt động di chuyển nhiều nào, thì chiếc áo mưa của bạn cũng sẽ bị ướt bên trong. Và đối với áo mưa cánh dơi, chỉ cần một cơn gió mạnh thổi qua cũng đủ khiến bạn ướt sũng.

Chống gió (windproof) và kháng gió (windproof)

Cũng giống như các sản phẩm “kháng nước” thường có khả năng “chống thấm nước”, một sản phẩm “kháng gió” có thể trở thành một sản phẩm “chống gió” khi kết quả thử nghiệm vượt quá ngưỡng: 60+ mph.

Chống gió: bất kỳ áo khoác chống thấm nước nào cũng có khả năng chống gió. Điều đó cực kì cần thiết khi bạn xem xét rằng mình cần một rào chắn được thiết kế để chặn mưa và chặn cơn gió khi bạn đang lái xe. Bạn cũng sẽ tìm thấy nhiều loại áo khoác với công nghệ chống gió, điển hình là một số lớp màng (laminate), chỉ được coi là kháng nước.

Kháng gió: về cơ bản giống như một chiếc áo khoác kháng nước, đây thường là một loại quần áo siêu nhẹ dễ dàng gấp gọn. Phù hợp cho các chuyến đi ngắn và dự báo mưa nhẹ, vì loại áo đi mưa này không có khả năng bảo vệ bạn trong một cơn bão lớn.

Áo khoác 3 trong 1

Một bước vọt trong công nghệ thiết kế áo khoác đi mưa, sản phẩm này kết hợp áo mưa với áo khoác lông cừu hoặc lớp giữ nhiệt. Loại áo này còn có khóa kéo bên trong, cung cấp cho bạn tùy chọn thay đổi/ thay thế một trong hai lớp đó.

 

2. Các loại vải (shell) của áo khoác đi mưa

Mặc dù thường được sử dụng thay thế cho từ áo khoác (jacket), nhưng shell cũng có thể ám chỉ quần, áo đi mưa rời và áo mưa ponchos. Shell còn mang ý nghĩa tập trung vào loại vải sử dụng nhiều hơn là phong cách. Làm quen với các loại vải sau đây sẽ giúp ích khi bạn xem xét các lựa chọn áo khoác để bảo vệ bản thân trước thời tiết mưa, bão, v.v.

Vải cứng (hard shell)

Đây là một thuật ngữ thay thế cho thiết bị chống nước / thoáng khí. Như bạn có thể tưởng tượng, loại vải này thường cứng hơn so với các loại vải mềm, mặc dù hiện nay cũng có các loại vải cứng dẻo hơn đang được phát triển. Tuy nhiên vải cứng không có khả năng cách nhiệt.

Vải mềm (soft shell)

Phiên bản cổ điển tích hợp một lớp giữ nhiệt với lớp vải kháng nước. Mục tiêu của loại vải này là mang lại khả năng giữ ấm và kháng nước chỉ với 1 lớp vải, thay vì phải mặc lớp giữa và lớp ngoài. Sự đánh đổi là khả năng thoáng khí lớn sẽ bảo vệ bạn ít hơn khỏi mưa, gió và lạnh. Vải mềm là tốt nhất cho các hoạt động đòi hỏi nhiều sức, trong đó mồ hôi là mối quan tâm lớn nhất.

Thiết kế tiến hóa làm cho thể loại vải mềm này dày hơn một chút. Nhiều loại vải mềm cũng có tính linh hoạt tuyệt vời, một tính năng mà hiếm khi có trong vải cứng.

Vải hybrid

Thuật ngữ này được áp dụng cho một loạt các công trình thiết kế. Là một kết hợp của vải mềm / cứng, nhiều loại vải chống thấm nước và gió ở mặt trước và mặt trên, trong khi vải mềm mại, thoáng khí hơn ở hai bên cơ thể, lưng và bên dưới tay áo. Hoặc bạn có thể tìm thấy một lớp vải mềm hoặc cứng truyền thống với lớp vải bền hơn ở mặt ngoài của nó hoặc ở những khu vực có độ mòn cao.

Vải giữ nhiệt

Thường được làm bằng lông vũ hoặc chất tổng hợp để giữ ấm, hầu hết các loại áo khoác phồng cũng có khả năng kháng nước và thoáng khí. Nếu áo khoác đi mưa sử dụng vải chống thấm nước / thoáng khí, thì bạn sẽ hưởng được mức độ bảo vệ cao. Nó cũng cần phải được thiết kế với đường may dán kín, để có thể hoàn toàn không thấm nước.

 

3. Khả năng thoáng khí (Breathability) là gì?

Sự thoáng khí trong áo mưa chống thấm nước / thoáng khí là một sự thay đổi lớn. Không ai muốn mặc một chiếc áo khoác có khả năng khiến bạn đổ mồ hôi và nóng như khi ở phòng tắm hơi. Chìa khóa để tránh số phận đó là sự truyền hơi ẩm của vải, mà những người theo chủ nghĩa thuần túy khoa học sẽ nói với bạn khi định nghĩa cụm từ “khả năng thoáng khí”.

Giúp mồ hơi thoát ra ngoài lớp vải xảy ra vì không khí nóng ẩm bên trong bị thu hút bởi không khí lạnh và khô hơn ở bên ngoài. Hiệu quả của quá trình chuyển hơi đó giúp xác định mức độ thoáng khí. Và cải thiện mức độ đó là trọng tâm của các thương hiệu sản xuất trang phục/ thiết bị ngoài trời trong nhiều thập kỷ. Hiện nay, lớp thoáng khí Gore-Tex® không còn là lựa chọn duy nhất của bạn nữa.

Ngày nay, áo khoác thực sự thoáng khí tốt hơn nhiều so với những sản phẩm trong quá khứ, mặc dù không có tiêu chuẩn kiểm tra phổ quát, cũng như cơ quan chứng nhận độc lập, đo lường hiệu suất thoáng khí.

Một số thương hiệu cũng bao gồm “mức độ thấm khí”, là thuật ngữ khoa học cho sự thoáng khí truyền thống. Họ tiếp thị phương pháp này bằng cách sử dụng các thuật ngữ khác nhau, nhưng nói chung là chúng thực sự thoáng khí nhanh hơn rất nhiều. Khuyến điểm duy nhất là hơi ấm cơ thể cũng sẽ thoát ra bên ngoài. Vì vậy, những chiếc áo khoác này đòi hỏi một lớp giữ nhiệt ấm hơn ở bên trong.

4. Công nghệ chống nước / thoáng khí

Thành phần quan trọng của vải áo mưa là một lớp phủ hoặc màng thực hiện thủ thuật công nghệ chặn mưa trong khi cũng cho phép hơi mồ hôi thoát ra ngoài. Bởi vì nó tương đối tinh tế, một màng sẽ được liên kết với một lớp vải bảo vệ để tạo ra một lớp thoáng khí.

Hầu như tất cả các áo mưa được làm bằng cách sử dụng một lớp màng hoặc một lớp phủ, mặc dù các vật liệu chính xác trong mỗi loại sẽ khác nhau.

Lớp màng (laminate) và lớp phủ (coating)

Biểu đồ sau đây cung cấp các chi tiết chính về mỗi loại. Nó cũng cung cấp các đánh giá được dùng rộng rãi liên quan đến hiệu suất, trọng lượng và giá cả, mặc dù một số sản phẩm có thể ngoại lệ đối với các mục này.

  Laminate Coating
Hãy nghĩ về nó giống như: Giấy dán tường được dán vào tường Sơn được phủ lên tường
Được làm từ: Polytetrafluoroetylen (ePTFE), polyurethane (PU) hoặc màng polyester Nhiều công thức của polyurethane (PU)
Khả năng chống thấm nước Cực tốt Tốt
Khả năng thoáng khí Cực tốt Tốt
Độ bền: Cực tốt Tốt
Trọng lượng: Nhẹ Cực nhẹ cho đến nhẹ
Mức giá: Cao Thấp

 

Chất chống thấm nước bền (DWR)

Hầu hết các loại áo khoác, bao gồm tất cả các loại áo mưa chống thấm nước / thoáng khí, đều có lớp chống thấm nước (DWR) được phủ lên cuối cùng. Khi một chiếc áo khoác có chất chống thấm nước, thì lượng mưa theo nghĩa đen sẽ nổi lên và lăn xuống. Lưu ý rằng đây không giống loại vải có khả năng kháng nước. Vì kháng nước đã được đánh giá tổng thể về khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của nước, trong khi lớp DWR không có bất kì đánh giá nào.

Thường bị lãng quên sau khi mua, việc bảo dưỡng lớp DWR là rất quan trọng nếu bạn muốn áo khoác công nghệ cao của mình tiếp tục hoạt động bền lâu. Khi DWR bị mòn, lớp vải trên bề mặt áo khoác có thể bị ướt. Màng hoặc lớp phủ bên dưới vẫn sẽ giữ nước, nhưng lớp vải bề mặt bị ướt làm chậm quá trình thoát hơi mồ hôi ra bên ngoài. Lớp lót bên trong thậm chí có thể bám vào da của bạn, tạo cảm giác như chiếc áo khoác bị rò rỉ nước vào.

Hầu hết các lớp DWR thân thiện với môi trường được sử dụng ngày nay thường hao mòn nhanh hơn các sản phẩm DWR cũ. Do đó, thường xuyên áp dụng lại phương pháp bảo dưỡng DWR là một phần của thói quen bảo quản áo mưa của bạn. Khi mưa ngừng kết hạt hoặc khi một bề mặt vải ướt mang đến cho bạn cảm giác lạnh, đó là lúc bạn cần làm mới lớp DWR.

5. Cấu trúc áo mưa

Để bảo vệ, màng hoặc lớp phủ áo khoác thường được kẹp bên trong các lớp bổ sung. Một lớp bên ngoài chống lại sự mài mòn và mưa, trong khi một lớp bên trong chống lại cả dầu cơ thể và sự hao mòn từ bên trong áo khoác.

Ba loại cấu trúc được sử dụng trong áo khoác đi mưa ngày nay là thiết kế 2 lớp, 2.5 lớp và 3 lớp. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn về các loại cấu trúc:

Thiết kế 2 lớp

Lớp màng hoặc lớp phủ được áp dụng bên trong lớp vải bên ngoài để tạo thành một mảnh vật liệu duy nhất. Một lớp lót thoáng khí được thêm vào bên trong để bảo vệ màng hoặc lớp phủ. Đây là loại thiết kế được ưa chuộng cho áo khoác đi mưa trong thành phố và du lịch. Bất kể mục đích sử dụng, thiết kế này được tìm thấy trong áo khoác có mức giá vừa phải.

Thiết kế 2.5 lớp

Đây là thiết kế mà thuật ngữ “lớp” có thể gây nhầm lẫn. Giống như các cấu trúc 2 lớp và 3 lớp, thiết kế này sử dụng lớp vải bên ngoài nhẹ nhưng bền như lớp đầu tiên. Lớp thứ hai là một lớp polyurethane hoặc lớp phủ được áp dụng bên trong lớp đầu tiên. Cuối cùng, một lớp bảo vệ mỏng được đặt trên lớp thứ hai đó.

Trong khi các thiết kế 2.5 lớp không có độ thoáng khí hoặc độ bền như các phương pháp khác, một chiếc áo khoác 2.5 lớp thường nhẹ hơn và giá cả phải chăng hơn.

Thiết kế 3 lớp

Không có lớp phủ nào được sử dụng ở đây, chỉ là một màng được kẹp chặt giữa một lớp vải gồ ghề và một lớp lót. Nói chung, thiết kế 3 lớp bền và thoáng khí nhất, được sử dụng trong áo khoác đi mưa dành cho môi trường khắc nghiệt nhất. Những chiếc áo khoác này cũng sẽ có giá rất cao.

Biểu đồ sau đây cung cấp các đánh giá sơ bộ về hiệu suất, trọng lượng và giá cả, mặc dù một số sản phẩm sẽ là ngoại lệ đối với các mục này.

  2 lớp 2.5 lớp 3 lớp
Khả năng chống nước Tốt Tốt Tốt nhất
Khả năng thoáng khí Tốt Tốt Tốt nhất
Độ bền Tốt hơn 2.5 Tốt Tốt nhất
Trọng lượng Vừa Cực nhẹ cho đến nhẹ Nhẹ
Giá cả Vừa Thấp Cao

 

6. Tính năng của áo khoác đi mưa

Trong khi công nghệ của vải áo mưa là yếu tố lớn nhất quyết định chi phí của áo mưa, chi tiết trên áo cũng đóng một vai trò quan trọng. Áo khoác với những tính năng mạnh mẽ sẽ phản ánh điều đó trong giá của chúng. Trọng lượng cũng bị ảnh hưởng, vì vậy bạn có thể thấy một chiếc áo khoác có vải hàng đầu nhưng ít tính năng bổ sung, đặc biệt là túi, nếu thiết kế siêu nhẹ là trọng tâm.

Đường may dán kín

Bởi vì việc thiết kế áo đòi hỏi rất nhiều đường may, một chiếc áo mưa thực sự phải được dán kín đầy đủ đường may để nó có thể chống thấm hoàn toàn. Vì tất cả các áo khoác không thấm nước được làm theo cách này, vì vậy bạn không nên xem xét việc dán đường may là một phần của quyết định mua hàng.

Đừng cho rằng một chiếc áo khoác hoàn toàn không thấm nước chỉ dựa trên việc tìm băng dính ở mũ và vai, mặc dù đó là một cách phổ biến đối với áo khoác chống nước đơn thuần. Ngoài ra, đừng cho rằng việc thiếu đường may biểu hiện cho chất lượng kém. Việc dán đường may không được sử dụng vì đơn giản là nó sẽ làm tăng thêm độ phức tạp không cần thiết cho mục đích sử dụng.

Khóa kéo

Từ phía trước cho đến túi áo, hầu hết áo khoác đều có khóa kéo. Giữ cho nước không thấm qua dây kéo đòi hỏi phải có lớp phủ cao su hoặc vạt áo dài. Khóa kéo tráng, còn được gọi là dây kéo nhiều lớp, khó kéo lên và xuống. Chúng cũng cần một lớp vải phủ bên ngoài để che chắn cái lỗ nhỏ xíu ở cuối đường khóa kéo.

Thiết kế mũ trùm

Hầu hết các mũ trùm đều có vành và điều chỉnh được ở hai bên và ở phía sau để tinh chỉnh kích thước cho phù hợp với đầu của bạn. Áo khoác mà không có những điều chỉnh này thường được sử dụng thông thường hơn. Một số áo khoác cũng có mũ trùm đầu có khóa kéo hoặc cuộn và xếp vào cổ áo.

Lỗ thông khí

Bởi vì ngay cả những chiếc áo mưa thoáng khí nhất cũng có thể bị “choáng ngợp” trong những hoạt động vất vả. Hầu như tất cả các loại áo mưa đi phượt đều có khóa kéo bên sườn (lỗ thông khí ở nách). Một số áo khoác đi mưa được cải tiến hơn, có lót lưới trong túi trước ngực có thể tăng lượng thông khí gấp đôi.

Tính năng điều chỉnh

Ngoài các việc mũ trùm đầu điều chỉnh được lưu ý ở trên, áo khoác thường có một dây rút ở viền dưới. Áo khoác dài có thể có một dây rút ở thắt lưng. Hầu hết các áo mưa kỹ thuật sẽ có cổ tay có thể điều chỉnh đóng mở. Tất cả những điều chỉnh này cho phép bạn tạo ra những khoảng kín để tránh mưa, gió và lạnh không luồng vào các khe hở của áo khoác. Các điều chỉnh cũng có thể được nới lỏng để tăng sự thông thoáng.

Túi áo

Túi, đặc biệt là nếu chúng có khóa kéo không thấm nước, sẽ tăng mức giá lên. Một số áo khoác có rất nhiều túi mà bạn có thể muốn lựa chọn để sử dụng khi đi du lịch. Các áo khoác khác có túi đặt phía trên hông và cách xa dây đeo vai, để bạn có thể truy cập chúng trong khi mang ba lô.

Nhiều áo khoác hiện nay bao gồm một túi có cổng dây cho phép bạn nghe điện thoại hoặc máy nghe nhạc. Và áo khoác du lịch đôi khi giấu túi dưới thắt lưng hoặc dọc theo vai, nơi mà những kẻ móc túi ít có khả năng chạm đến.

Nguồn: REI