Đóng gói thông minh đồng nghĩa với việc đóng gói nhanh, nhỏ, gọn, nhẹ khi bạn chỉ mang theo những đồ dùng thực sự cần thiết và hữu dụng.
Nội dung
- 1. Đồ dùng thiết yếu (bắt buộc phải mang theo bên mình)
- 2. Quần áo
- 3. Giày dép
- 4. Đồ dùng cá nhân
- 5. Ba lô hoặc túi đựng laptop có tính năng “checkpoint-friendly”
- 6. Khóa hành lý do TSA công nhận và cấp phép
- 7. Mẹo hữu ích về thiết bị điện tử
- 8. Mẹo hữu ích về pin
- 9. Mẹo hữu ích cho những người du lịch mạo hiểm
- 10. Danh sách kiểm tra đồ dùng
Dưới đây là một số mẹo hữu ích về việc đóng gói đồ đạc cùng với một danh sách kiểm tra đồ dùng để bạn tham khảo.
1. Đồ dùng thiết yếu (bắt buộc phải mang theo bên mình)
Hành lý của bạn có thể bị thất lạc hoặc bị giữ lại vì lý do an ninh. Vì vậy, hãy giữ những đồ dùng sau đây trong hành lý xách tay:
- Hộ chiếu
- Tiền mặt
- Kính mắt (hoặc kính râm nếu không bị các bệnh về mắt)
- Thuốc men
- Quần áo
- Giày leo núi (cho các chuyến đi du lịch mạo hiểm)
2. Quần áo
- Mang theo quần áo nhiều lớp có thể phối màu, linh hoạt, và có khả năng bảo vệ cơ thể trong các điều kiện thời tiết như giữ ấm, chống mưa, thông gió, v.v. tùy theo địa điểm du lịch
- Trước chuyến đi, đảm bảo lớp quần áo bên trong có thể nằm gọn trong lớp quần áo bên ngoài mà không cần phải ràng hay bó lại (ví dụ như áo thun có thể đặt bên trong áo khoác, quần short có thể đặt trong quần dài để tiết kiệm diện tích hành lý)
- Quần áo cotton có thể tốt trong thời tiết ấm, tuy nhiên nếu bị ướt thì nó sẽ hút nhiệt cơ thể. Vì vậy, hãy chọn quần áo với loại vải tổng hợp do ít nhăn và nhanh khô hơn
- Nếu thời gian đi kéo dài từ 1 tuần trở lên, giặt quần áo sẽ tốt hơn việc mang thêm quần áo
- Nên chọn quần ao theo 1 hoặc 2 màu nhất định để phối với nhau
- Quần áo tông màu tối trông sạch lâu hơn quần áo tông màu sáng
- Đối với nam: áo polo đẹp và dễ đóng gói hơn áo phông
Bên cạnh quần áo thì bạn cũng cần mang theo túi ngủ nếu bạn có nhu cầu cắm trại ngoài trời. Bạn có thể tham khảo địa chỉ mua túi ngủ văn phòng tại https://travelgear.vn/tui-ngu-van-phong/
3. Giày dép
- Giày chạy bộ có độ linh hoạt cao nhất (dùng cho việc chạy, đi bộ và leo núi)
- Nhồi những đồ dùng nhỏ vào bên trong giày để tiết kiệm diện tích hành lý
- Đặt giày/ dép với nhau theo hướng ngược lại và dùng thun/dây cao su để buộc cố định.
- Dùng vớ như tấm lót đệm cho kính râm và các thiết bị điện tử để tránh va đập khi di chuyển
- Để giày trong túi nhựa (hoặc túi vải đựng giày) để đồ dùng trong hành lý không bị bẩn
- Nếu bạn đi leo núi thì hãy đảm bảo giày của bạn đã được “break-in” đúng cách để giảm các chấn thương ở chân do ma sát với giày. Một số mẹo hữu ích khác khi đi leo núi:
- Mang theo băng cá nhân hoặc các miếng dán trị phồng rộp
- Mang thêm một chiếc vớ lót mỏng trước khi mang vớ chính để tránh bị phồng rộp
Có Thể Bạn Cần: Những địa chỉ mua gối cổ chữ u uy tín dành cho bạn để chuẩn bị cho các chuyến đi xa. Với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Cabeau, GoandFly, Naturehike,…để bạn có thể thoải mái tham khảo
4. Đồ dùng cá nhân
- Mang theo cả thuốc kê và không kê theo đơn khi cần thiết. Thuốc men có thể khó tìm và có giá cao ở các nước khác.
- Nếu không muốn mang theo chất lỏng hoặc gel để tránh bị đổ hay chảy nước, bạn có thể sử dụng bột đánh răng (thay cho kem đánh răng), xà phòng gội đầu, khăn giấy khử trùng, thanh lăn khử mùi, thanh kem chống nắng.
- Mang theo khăn để tránh trường hợp nhà nghỉ không có khăn hoặc có khăn nhưng bị dơ. Những loại khăn nhanh khô là lý tưởng nhất cho mọi chuyến đi thay vì sử dụng khăn cotton.
5. Ba lô hoặc túi đựng laptop có tính năng “checkpoint-friendly”
Ngày nay, nhiều sân bay đã cho phép hành khách để máy tính xách tay ở trong túi và ba lô khi soi chiếu hành lý. Tuy nhiên, điều này chỉ được áp dụng cho những loại túi và ba lô có tính năng (hay đúng hơn là thiết kế) đặc biệt tên là “checkpoint-friendly”.
Tính năng “checkpoint-friendly” (thân thiện với máy soi chiếu) giúp các máy an ninh điện tử có thể quét và thu hình ảnh của máy tính xách tay rõ ràng, nổi bật, và dễ dàng hơn. Nó vừa đảm bảo máy của bạn được bảo vệ để không bị va đập cũng như thông qua các bước kiểm tra an ninh ở sân bay dễ dàng hơn.
Việc mua và để máy tính xách tay trong những chiếc túi và ba lô “checkpoint-friendly” không đồng nghĩa với việc bạn không cần phải mở túi và ba lô để soi chiếu. Nếu các nhân viên an ninh hàng không cảm thấy hình ảnh soi chiếu của máy tính hiển thị không rõ ràng và nổi bật thì họ sẽ yêu cầu bạn bỏ riêng máy sang một bên để quét riêng biệt. Ngoại trừ khóa hành lý ra thì không có bất kỳ loại túi hay ba lô hoặc nhà sản xuất nào được TSA (Transportation Security Administration) hay tổ chức An ninh vận chuyển Hoa Kỳ công nhận và cấp phép.
Mẹo hữu ích về ba lô và túi đựng máy tính xách tay “checkpoint-friendly”:
- Đảm bảo không có gì trong ngăn đựng máy tính xách tay ngoài máy tính
- Mở ba lô và túi ra hoàn toàn, không để gì ở trên hay dưới phần chỉ dành cho máy
- Đặt ba lô và túi nằm phẳng trên băng trượt của máy soi an ninh điện tử
Tin cực hot: Những bí quyết để có được giấc ngủ ngon khi đi du lịch và dã ngoại dành cho bạn
6. Khóa hành lý do TSA công nhận và cấp phép
Khi đi máy bay, mặc dù mọi sân bay đều trang bị máy soi an ninh điện tử để soi chiếu hành lý, tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể thì nhân viên an ninh hàng không cần phải mở và kiểm tra bên trong hành lý. Trước kia khi chưa có khóa hành lý TSA thì họ cần phải phá hoặc cắt ổ khóa. Với khóa hành lý được TSA công nhận thì các nhân viên có thể mở khóa dễ dàng hơn bằng cách sử dụng chìa khóa hoặc mã khóa được cung cấp.
7. Mẹo hữu ích về thiết bị điện tử
- Trước khi rời khỏi nhà, liêc lạc với nhà mạng điện thoại để kiểm tra về độ phủ sóng cũng như giá cước của nhà mạng tại địa điểm du lịch. Nếu có thể thì nên nâng cấp các gói cước quốc tế để thuận tiện hơn khi đi du lịch nước ngoài
- Đảm bảo là phải mang theo phích cắm điện, ổ cắm điện, và bộ chuyển đổi quang điện phù hợp
- Máy ảnh kỹ thuật số và các thiết bị lưu trữ như thẻ nhớ, usb, bộ nhớ flash, ổ cứng gắn ngoài, v.v. được xét là hành lý xách tay chứ không phải là hành lý ký gửi (vì không bị ảnh hưởng bởi tia X)
- Dán nhãn, đánh dấu thiết bị điện tử (ví dụ như máy ảnh, máy tính, v.v.) để tránh nhầm lẫn
- Giữ hai bản danh sách gồm các số sê ri của thiết bị điện tử: một bản mang theo và một bản để ở nhà (cho việc bảo hiểm sau này nếu xảy ra trường hợp trộm cắp
Tham khảo: Túi xách du lịch nam hàng hiệu tốt nhất hiện nay
8. Mẹo hữu ích về pin
- Cất pin khô (pin AAA, AA, C ,D) trong hành lý xách tay hoặc hành lý ký gửi
- Đóng gói pin lithium chắc chắn và bọc kín (không để bị lỏng lẻo) trong hành lý ký gửi
- Pin ướt và pin bị chảy nước (ví dụ như bình ắc quy ô tô) không được phép mang lên máy bay
- Để pin trong bao bì gốc bọc kín (nếu chưa khui hoặc chưa sử dụng) hoặc trong bao bì bọc kín khác để tránh kích hoạt hoặc đoản mạch pin (hoặc dán băng keo ở hai đầu cực của pin)
- Đóng gói pin chắc chắn và bọc kín khi để gần vật kim loại như tiền xu, trang sức, hoặc chìa khóa
9. Mẹo hữu ích cho những người du lịch mạo hiểm
- Dùng bọc đựng đồ có màu sắc và kích thước khác nhau để phân loại đồ đạc dễ dàng hơn
- Dùng bọc trùm ba lô hoặc bao tải (hoặc bao nylon) đủ lớn và dày để làm lớp bọc chống nước cho ba lô
10. Danh sách kiểm tra đồ dùng
Tùy theo sở thích và nhu cầu cá nhân cũng như thời gian và địa điểm của từng chuyến đi mà đồ dùng mang theo của mỗi người sẽ khác nhau. Vì vậy, danh sách kiểm tra đồ dùng dưới đây chỉ nên sử dụng như một bảng tham khảo thêm chứ không mang tính bắt buộc phải mang theo tất cả đồ có trong danh sách. Ngoài ra, bạn cũng có thể mang theo những đồ dùng khác nằm ngoài danh sách nếu như bạn cảm thấy nó thực sự hữu dụng cho bạn hoặc cho một ai đó.
Quần áo/giày dép
- Áo sơ mi (từ 2 đến 5 chiếc)
- Áo dài tay (từ 1 đến 2 chiếc)
- Áo khoác nỉ, nhẹ
- Áo khoác có mũ, nhẹ, và không thấm nước
- Quần nhẹ và nhanh khô (2 chiếc)
- Thắt lưng
- Bộ đồ bơi
- Bộ đồ lót nhanh khô (từ 3 đến 5 bộ)
- Vớ (từ 3 đến 5 đôi)
- Giày dép (xem mẹo lựa đồ ở trên)
- Dép hoặc xăng đan
- Nón (để che nắng và mưa hoặc giữ ấm cho đầu)
Đồ dùng phụ nữ
- Váy dài
- Khăn sarong (để đi biển)
- Đầm
- Khăn choàng đầu (bắt buộc phải mang theo nếu du lịch những nước Hồi giáo)
- Thắt lưng hoặc khăn choàng cổ
- Đồ dùng vệ sinh phụ nữ
- Bộ dụng cụ trang điểm
Đồ dùng trẻ em
- Quần áo (xem mẹo lựa đồ ở trên)
- Tã giấy
- Đồ ăn, sữa bột cho trẻ em
- Muỗng nhỏ
- Thuốc
- Đồ ăn nhẹ, ăn vặt
- Xà bông tắm
- Dầu gội trẻ em (người lớn có thể dùng chung để tiết kiệm diện tích ba lô)
- Yếm trẻ em
- Đồ chơi, trò chơi, sách
- Khăn ướt
- Bộ đồ ngủ
- Bộ đồ bơi
Đồ dùng cá nhân
- Hộ chiếu
- Tiền mặt
- Kính mắt
Thuốc kê theo đơn và thuốc OTC (thuốc không kê theo đơn)
- Dầu gội và dầu xả
- Lăn hoặc xịt khử mùi
- Bàn chải và kem đánh răng
- Chỉ nha khoa
- Da cạo
- Kéo nhỏ
- Lược chải tóc
- Xà phòng tắm
- Kem chống nắng (dạng bôi hoặc dạng xịt)
- Son dưỡng môi
- Kính râm
- Bộ sơ cứu nhỏ
Đồ dùng khác
- Gối chữ U du lịch
- Khăn nhanh khô
- Bình nước (nếu đi máy bay thì nên để bình trống)
- Hệ thống xử lý nước (máy lọc hoặc viên nén)
- Túi ngủ du lịch
- Tấm lót túi ngủ
- Thuốc chống côn trùng
- Đồng hồ báo thức (hoặc dùng chức năng tương tự có sẵn trên điện thoại hoặc đồng hồ đeo tay)
- Thẻ sinh viên (nếu có, để nhận được các ưu đãi, giảm giá cho sinh viên)
- Nút bịt tai
- Máy sấy tóc (nếu khách sạn không có sẵn)
- Bộ dụng cụ làm móng (đồ giữa và bấm hoặc cắt móng tay), nhíp
- Giấy vệ sinh hoặc khăn giấy
- Khăn giấy ướt
- Nước rửa tay
- Dép xỏ ngón (để đi tắm hoặc tắm biển)
- Bản đồ
- Thiết bị đọc sách điện tử hoặc sách
- Dây phơi quần áo (tránh phơi quần áo trên đèn hoặc ghế)
- Nắp chặn bồn nước bằng cao su (nếu có giặt đồ trong bồn nước)
- Xà phòng giặt đồ
- Bộ đồ ngủ hoặc bộ đồ tập thể dục (để mặc lúc đi ngủ)
- Băng keo
- Danh sách địa chỉ (để gửi bưu thiếp)
- Bộ kim chỉ may vá
- Dù có thể gập lại
- Ba lô nhỏ cho các chuyến đi ngắn ngày
- Móc đa năng (để treo đồ trên ba lô)
- Túi zip bằng nhựa
- La bàn
Thiết bị điện tử
Bạn nên cất những thiết bị điện tử trong hành lý xách tay hoặc hành lý cá nhân. Chỉ mang theo những thiết bị thực sự cần thiết và hữu dụng cho chuyến đi của bạn để tránh việc hành lý bị cồng kềnh và nặng khiến bạn bị mỏi khi di chuyển. Ngoài ra, vì thiết bị điện tử thường khá mắc tiền cho nên việc mang theo càng ít loại đồ dùng này thì bạn càng ít phải lo lắng về việc bị mất hay bị hư hỏng do va đập.
- Điện thoại, dây sạc
- Máy ảnh (có thiết bị lưu trữ: thẻ nhớ, ổ cứng gắn ngoài, bộ nhớ flash, usb), dây sạc
- Máy nghe nhạc MP3, dây sạc
- Máy tính xách tay (hoặc dùng máy tính ở các tiệm net và cà phê internet)
- Máy tính bỏ túi (hoặc dùng tính năng tương tự có sẵn trên điện thoại)
- Dây đeo cổ (để móc điện thoại hoặc máy ảnh)
- Ổ cắm điện, phích cắm điện
- Bộ chuyển đổi quang điện
Nguồn: REI