Nếu bạn hay dành thời gian của mình cho những cuộc vui ngoài trời, những chuyến phượt thám hiểm, hay những lần dã ngoại vui vẻ thì chắc hẳn bạn đã thường hoặc đã từng đọc hoặc nghe thấy cụm từ hay nguyên tắc “Leave No Trace” (không để lại dấu vết). Nếu bạn chưa từng nghe thì cũng không sao cả, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Vậy nguyên tắc đó là gì? Nói một cách đơn giản thì nguyên tắc này gồm những việc chúng ta nên làm và tuân theo để tận hưởng cuộc vui mà vẫn có thể bảo vệ thiên nhiên.

Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có hơn 100 triệu du khách trong hơn 10 tỷ chuyến đi chơi. Cùng với nhiều loại hình hoạt động vui chơi ngoài trời, điều này đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng lên hệ sinh thái tự nhiên. Cũng như gây ra nhiều suy nghĩ tiêu cực về những hoạt động ngoài trời. Các khu vực vui chơi nổi tiếng thường xuyên ngập rác, ô nhiễm nguồn nước, xói mòn, v.v. Có thể chúng ta không cố ý gây tổn hại cho môi trường tự nhiên. Nhưng việc thiếu kiến thức giúp bảo tồn nó hoặc nhìn nhận mọi việc quá đơn giản là nguyên nhân chính khiến chúng ta ngày càng làm ô nhiễm môi trường tự nhiên.

Rất nhiều trung tâm về môi trường đã thực hiện nhiều dự án dịch vụ và chương trình giáo dục trên toàn thế giới. Mục đích là tuyên truyền ý thức và đạo đức khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Họ đã tạo ra 7 nguyên tắc chính gồm những việc nên làm khi tham gia các hoạt động ngoài trời.

Ai nên tuân theo những nguyên tắc này?

Mặc dù các nguyên tắc “không để lại dấu vết” ban đầu được thiết kế như một bản hướng dẫn cho những phượt thủ thường hay cắm trại qua đêm. Tuy nhiên những người thích dã ngoại ngoài trời hay phượt xe cũng nên áp dụng những nguyên tắc này cho mọi chuyến đi.

Dưới đây là 7 nguyên tắc Không để lại dấu vết

  • Lên kế hoạch và chuẩn bị trước
  • Dã ngoại và cắm trại ở nơi có bề mặt vững chắc
  • Xử lý chất thải đúng cách
  • Để lại những thứ bạn tìm thấy
  • Giảm thiểu các tác động cửa lửa trại
  • Bảo vệ động vật hoang dã
  • Quan tâm và chú ý đến những du khách khác

Nguyên tắc 1 – Lên kế hoạch và chuẩn bị trước

Nếu bạn không chuẩn bị và lên kế hoạch tốt, khả năng rất cao là bạn sẽ gặp nhiều vấn đề trong suốt chuyến đi. Việc thiếu nghiên cứu và các kiến thức cần thiết có thể dẫn đến các tình huống mà bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Và đưa ra những lựa chọn không tốt.

Lên kế hoạch và chuẩn bị trước bao gồm việc nghiên cứu các điểm đến và đóng gói đồ đạc đúng cách.

  • Tìm hiểu các quy định và lưu ý cho mỗi địa điểm bạn đến
  • Chuẩn bị các phương án ứng phó với thời tiết khắc nghiệt, những nguy hiểm tiềm ần. Đặc biệt là những trường hợp khẩn cấp
  • Lên lịch trình cho chuyến đi để tránh các khung giờ cao điểm
  • Đi theo các nhóm nhỏ nếu có thể. Chia các nhóm lớn thành nhiều nhóm nhỏ hơn
  • Đóng gói thực phẩm để giảm thiểu rác thải
  • Sử dụng la bàn và bản đồ để không phải dùng các thiết bị đánh dấu khác như sơn, ụ đá, cờ hiệu

Nguyên tắc 2 – Dã ngoại và cắm trại ở nơi có bề mặt vững chắc

Khi thám hiểm và khám phá môi trường xung quanh, dựng lều và cắm trại qua đêm, hãy tìm những nơi có bề mặt bằng phẳng, cân bằng, vững chắc. Lý tưởng là những con đường mòn và bãi trại đã được hình thành sẵn, bề mặt đá, sỏi, cỏ khô, hoặc tuyết. Bề mặt bền lý tưởng bao gồm những con đường mòn và khu cắm trại có sẵn (không phải do được dựng lên), đá, sỏi, cỏ khô hoặc tuyết.

Ở những điểm phượt, cắm trại nổi tiếng:

  • Sử dụng các bãi cắm trại và đường mòn đã có sẵn (không phải do được dựng lên)
  • Dựng lều, cắm trại, dã ngoại cách sông, suối, hồ ít nhất 61 m
  • Giữ cho khu trại nhỏ và gọn gàng.  Hoạt động tập trung ở những nơi không có thảm thực vật
  • Đi ở giữa đường mòn, theo hàng một, ngay cả khi trời mưa hay đường lầy lội

Ở những khu vực còn nguyên sơ:

  • Cắm trại, dựng lều cách xa nhau. Tránh việc hình thành các điểm cắm trại hay đường mòn
  • Tránh những nơi còn mới, chưa hoặc ít bị tác động bởi con người

Nguyên tắc 3 – Xử lý chất thải đúng cách

Nguyên tắc này áp dụng chung cho mọi thứ từ rác thải đến chất thải của con người. Mục đích là giúp cải tạo lại nguồn nước.

  • Mang đến thứ gì thì mang đi thứ đó. Kiểm tra rác và đồ ăn thừa tại bãi trại và khu vực xung quanh. Dọn sạch, cho vào bịch tất cả rác thải, đồ ăn thừa
  • Đổ chất thải của con người và động vật (nếu có thú nuôi) vào trong các hố sâu từ 16 đến 21 cm. Cách sông, suối, hồ, bãi trại, và đường mòn ít nhất 61 m. Phủ, lấp hố sau khi sử dụng. Ở những nơi đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì nên cho chất thải vào trong bao, bịch
  • Dọn sạch và cho các sản phẩm vệ sinh (giấy vệ sinh, đồ vệ sinh cá nhân, v.v.) vào trong bao, bịch
  • Khi tắm rửa hoặc rửa bát đĩa, hãy mang nước ra nơi cách sông, suối, hồ ít nhất 61 m. Và chỉ dùng một lượng nhỏ các loại xà phòng tự phân hủy. Sau đó hất đổ nước đã dùng (không đổ nước)

Nguyên tắc 4 – Để lại những thứ bạn tìm thấy

  • Bảo tồn những gì đã có sẵn ở nơi nào đó. Bạn có thể khám phá, thám hiểm nhưng tuyệt đối không chạm vào các cấu trúc, công trình, và hiện vật văn hóa, lịch sử
  • Để lại đá, cây cối, hoa, cỏ, lá cây, và bất cứ thứ gì thuộc tự nhiên khác nếu bạn tìm thấy chúng
  • Tránh mang thêm bất cứ thứ gì ngoại lai (đất, cát, thú, v.v.) vào nơi nào đó. Làm sạch đế giày, vỏ thuyền kayak, và lốp xe đạp giữa các chuyến đi
  • Không đào, xây, dựng thêm bất kỳ cấu trúc, công trình, hào, rãnh nào

Nguyên tắc 5 – Giảm thiểu các tác động của lửa trại

Lửa trại có lẽ là một trong những nghi thức cắm trại tuyệt vời. Tuy nhiên nó cũng là một trong những thứ gây tàn phá khủng khiếp và lâu dài nhất đến những vùng hoang dã. Vì vậy, sử dụng những chiếc bếp dã ngoại gọn nhẹ để nấu ăn và đèn lồng điện để chiếu sáng là những lựa chọn tốt hơn. Thay vì đốt lửa trại thì việc ngắm sao, trăng là một hoạt động thay thế tuyệt vời khi khu cắm trại chìm hoàn toàn trong bóng tối.

  • Ở những nơi cho phép đốt lửa thì hãy dùng các vòng chặn lửa, chảo lửa, hay gò lửa đã có sẵn
  • Giữ lửa nhỏ. Chỉ dùng những cành cây có thể nhặt trên đất mà có thẻ bẻ được bằng tay
  • Đốt trụi tất cả gỗ và than thành tro, dập lửa hoàn toàn, đợi tro nguội rồi hất đổ đi
  • Không mang củi từ nhà vì chúng có thể chưa các loại sâu, bệnh mới. Mua chúng ở các nguồn địa phương gần đó, hoặc nhặt chúng ở những nơi cho phép nhặt cây

Nguyên tắc 6 – Bảo vệ động vật hoang dã

Tránh tiếp cận các loài động vật hoang dã. Cách tốt nhất để quan sát chúng là dùng máy ảnh (với các ống kính thu phóng) hoặc ống nhòm.

  • Quan sát động vật hoang dã từ xa. Tuyết đối không bám theo hay tiếp cận chúng
  • Không bao giờ cho động vật hoang dã ăn thứ gì. Việc cho chúng ăn thường ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng, thay đổi bản năng tự nhiên. Điều này khiến chúng dễ trở thành con mồi của động vật ăn thịt và thợ săn hơn
  • Bảo vệ động vật hoang dã và thức ăn của bạn bằng cách lưu trữ lương thực và rác thải cẩn thân
  • Trông chừng thú nuôi của bạn, hoặc không mang theo chúng
  • Tránh xa động vật hoang dã vào những thời điểm nhạy cảm của chúng. Ví dụ như mùa giao phối, sinh sản, làm tổ, nuôi con, ngủ đông

Nguyên tắc 7 – Quan tâm và chú ý đến những du khách khác

Đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn bản thân mình được đối xử. Quy tắc bất thành văn này được áp dụng cho mọi người, mọi địa điểm, mọi thời gian.

  • Tôn trọng mọi du khách, giữ cho các trải nghiệm và chuyến đi của họ thành công, tuyệt vời nhất
  • Luôn luôn lịch sự, tránh chắn đường người khác
  • Bước tránh sang một bên của con đường mòn khi gặp phải xe cộ, ngựa, v.v.
  • Nghỉ ngơi, dựng lều, cắm trại cách xa đường mòn và những du khách khác
  • Giữ yên âm thanh của thiên nhiên. Không gây ồn ào
  • Trông chừng thú nuôi của bạn để chúng không quấy phá, cắn người khác

Nguồn: REI