Vải địa kỹ thuật là loại vải có ưu điểm thấm nước tốt, thích hợp sử dụng để lót đất giúp gia tăng khả năng phân cách, lọc cũng như gia cường thoát nước, được sử dụng phổ biến trong công nghệ kỹ thuật như thủy lợi, giao thông môi trường. Tìm hiểu thêm những thông tin chi tiết về loại vải này trong bài viết dưới đây!
Nội dung
Vải địa kỹ thuật là gì?
Vải địa kỹ thuật là loại vải được sản xuất dưới 2 chất liệu chính phổ biến là polypropylene hoặc polyester đồng thời loại vải cũng được chế tạo từ nhiều sản phẩm phụ của dầu mỏ với đặc tính chống thấm tốt giúp gia tăng khả năng phân cách, lọc dưới các lớp đất cùng những đặc tính cơ lý hóa như sức kéo, độ dãn tốt giúp thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.
* Vải địa kỹ thuật tiếng anh là gì? Tên tiếng anh của loại vải này là Geotextile, được xuất hiện nhiều trong các thuật ngữ liên quan đến ngành thủy lợi, môi trường hay trong tiếng anh chuyên ngành xây dựng.
Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật
Các tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật thường dựa trên thiết kế, các tiêu chí đánh giá bao gồm: khả năng phân cách, thích hợp sử dụng với môi trường nào? địa hình nào? cường độ chịu kéo có đủ cao hay không? ứng suất và tính năng lọc ngược tốt. Trong đó các chức năng chủ yếu để đạt tiêu chuẩn thi công của loại vải địa kỹ thuật là chức năng phần cường, gia cách và lọc ngược.
Tác dụng của các loại vải địa kỹ thuật
Như đã nói bên trên, tác dụng vải địa kỹ thuật thường mang đến những lợi ích nhất định trong công nghệ kỹ thuật thủy lợi, xây dựng môi trường, vậy vải địa kỹ thuật để làm gì chắc chắn là câu hỏi được nhiều người quan tâm, các tác dụng cụ thể của chúng bao gồm:
Tác dụng thẩm thấu nước nhanh trên bề mặt nước
Một trong những công dụng vải địa kỹ thuật đặc trưng đó là có khả năng thấm hút tốt, phần nào giống với đặc trưng của các loại vải may mặc như vải line (vải lanh).
Đặc biệt nhờ chỉ số thẩm thấu nước cao nên chúng có thể thấm hút nước tốt trên bề mặt đất với địa hình cụ thể. Đặc tính của mẫu vải địa kỹ thuật chống thấm này được phát huy khi tính năng thoát nước nhanh với hệ số thấm cao hơn nhiều lần so với hệ số thấm của cát nên vải địa kỹ thuật có tác dụng giúp đất thẩm thấu nước nhanh trên toàn bộ bề mặt của nền đất (tùy thuộc vào địa hình của nền đất).
Sử dụng vải địa kỹ thuật mặc dù có khả năng thấm hút cao nhưng không ảnh hưởng đến kích thước của nền đất đắp do kích thước lỗ nhỏ có khả năng giữ lại một phần hạt cát nhỏ dù là có bán kính nhỏ nhất và mịn nhất. Nhờ đó còn giúp phân lọc để không hề bị thất thoát nền đất. Cụ thể là việc sử dụng loại vải địa kỹ thuật art15 giúp tăng cường màng chống thấm, cốt gia cường ổn định đồng thời tăng khả năng chống trượt.
Giúp tăng cường lực cho đất
Ngoài khả năng chống thấm nhưng không làm thất thoát nền đất thì vải địa kỹ thuật còn có tác dụng giúp tăng cường lực cho đất. Nhờ công nghệ sản xuất chủ yếu bằng vải xơ thuộc nguồn gốc hạt nhự từ PP và PE nên chúng có khả năng kháng lực vật lý và cơ học như kháng xé, kháng kéo giật, kháng kéo bục, kháng đâm thủng… Các loại vải địa cơ học còn được ứng dụng công nghệ xuyên kim ép nhiệt gắn kết không định hướng các xơ lại với nhau. Cụ thể nhất lả sử dụng loại vài địa kỹ thuật art 12 được sản xuất từ hạt nhựa nguyên sinh giúp khắc phục những vấn đề xây dựng của bề mặt đất.
Chính vì vậy, vải địa kỹ thuật có khả năng giúp gia cố và tăng cường lực cho đất ở một phạm vi vừa đủ, từ đó giúp chống chịu với các tác nhân phát sinh áp lực cho nền đường, phổ biến là nền đường giao thông với áp lực như trọng tải xe khối lớn hay mưa, lũ lụt hoặc những biến đổi thời tiết. Cũng như tác dụng này mà chúng có tính ứng dụng phổ biến và rộng rãi không chỉ trong lĩnh vực thi công cầu đường hay đắp đê xây kè mà còn cả trong việc xử lý nền đất các khu sinh thái, khu chế suất và gần gũi hơn là có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày như làm túi vải đựng cát, túi vải trồng cây (loại túi vải địa kỹ thuật trông cây) hay làm vườn trên mái nhà.
Ngăn cách giữa nền đất đắp và nền đất yếu
Thêm một tác dụng chung phổ biến khác là khả năng phân lọc giữa các nền đất, vải địa lỹ thuật giống như một lớp ranh giới ngăn cách mỏng nhưng hữu dụng giữa các nền đất đắp và nền đất yếu. Thông thường trong quá trình dựa trên tiêu chuẩn thi công nghiệm thu vải địa kỹ thuật, khi trải vải kỹ thuật, các đơn vị kỹ thuật thi công sẽ phải thực hiện thao tác múc một phần đất yếu xuống bên dưới một khoảng cách so với mặt bằng cơ sở ban đầu. Điều này cho thấy xử lý nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật ngăn cách là phương pháp khá hữu hiệu.
Để tạo nên sự ổn định cho mặt phẳng của bề mặt đất, sử dụng vải địa kỹ thuật sẽ được trải lên trên ở vị trí trung gian giữa 2 nền đất, giúp mang đến yếu tố cân bằng cũng như tạo thành lớp ngăn cách giữa 2 nền lớp đất mà không gây ảnh hưởng đến bề mặt chung.Việc xử lý kỹ thuật nền đất cũng trở nên đơn giản, gọn nhẹ và tiết kiệm sức lực hơn khi sử dụng loại vải này nhờ áp dụng các đặc trưng riêng của chúng. Ngoài ra khi thực hiện, các thông số vải địa kỹ thuật cũng được xem là yếu tố cần thiết giúp lựa chọn đúng.
Cải thiện lớp đất đắp và kéo dài tuổi thọ công trình
Sử dụng vải địa giống như một cách khắc phục nền đất trong khoảng thời gian ngắn nhưng không mang tính tạm thời giúp kéo dài tuổi thọ công trình, đặc biệt là ở những nền đất khác nhau với các địa hình khác nhau. Với những lớp đất đắp yếu sẽ được ngăn cách bằng lớp vải để không ảnh hưởng đến bề mặt chung của tổng thể công trình.
Giàn trải tốc độ lún
Vải địa giúp làm cố định bề mặt lún của đất, giúp phần lún được lún đều và ổn định hơn, đồng thời không có sự chênh lệch quá nhiều.
Được sử dụng phổ biến ở trong các nền đất có sự chuyển tiếp liên tục hay trong những địa hình giao thông không được bằng phẳng hoặc chưa có sự hoàn chỉnh trên bề mặt đất. Tuy nhiên việc sử dụng loại vải này chỉ mang tính khắc phục tạm thời và ổn thỏa trong một thời gian ngắn. Một số thí nghiệm vải địa kỹ thuật hiện nay đã cho thấy rõ điều này.
Giảm chiều sâu vào các lớp đất yếu
Đối với các biện pháp thi công vải địa kỹ thuật ở những lớp đất hoặc nền đất yếu, các bạn có thể sử dụng vải địa làm tác dụng phân cách, nhờ tính năng chịu lực, chịu kéo hay chống chịu những lực cơ học tốt sẽ phần nào làm giảm ảnh hưởng trực tiếp lên nền đất yếu. Sử dụng loại vải này giống như một lớp trung gian góp phần bảo vệ nền đất chung.
Tăng tính ổn định và làm giảm độ dốc mái
Tính ổn định của bề mặt đất cần có sự cố định của lớp vải có khả năng thấm hút và chịu lực tốt, nhờ đó cũng làm giảm độ dốc mái và sự chênh lệch giữa những nền đất xốp, sự cách biệt về mặt địa hình.
Từ đó cho phép tăng cường lớp đất đắp bằng việc tăng cường khả năng tiêu thoát nước, giúp bề mặt đất không bị úng hoặc giữ nước bên trong. Với những tác dụng cụ thể mà vải địa kỹ thuật mang lại nên chúng có tính ứng dụng cao trong đời sống và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện nay.
Phân loại vải địa kỹ thuật
Cũng như nhiều loại vải khác, mặc dù là loại vải được ứng dụng phổ biến trong công nghệ kỹ thuật, vải địa kỹ thuật cũng được phân loại theo 3 nhóm chính, chủ yếu theo các cấu tạo sợi như sau:
Nhóm vải dệt
Chủ yếu, những loại vải địa kỹ thuật nhóm dệt thường được dệt ngang dọc với cấu tạo vải địa kỹ thuật và hình dáng giống như loại vải may mặc thông thường. Ví dụ như vải địa kĩ thuật loại dệt polypropylen thường được chia làm 2 hướng là hướng dọc máy và hướng ngang máy. Ưu điểm chính của dạng vải địa thuộc nhóm dệt này là có sức chịu kéo theo hướng ngang máy bao giờ cũng nhỏ hơn sức chịu kéo theo hướng dọc máy.
Ứng dụng thực tế với loại vải nhóm dệt này thường được ứng dụng phổ biến ở vị trí làm cốt gia cường cho những công tác xử lý đất khi có các yêu cầu cụ thể. Trong nhóm vải dệt cũng được chia làm 3 loại phổ biến bao gồm:
+ Vải địa dệt GET
Là loại vải kỹ thuật được dệt với cường lực cao, thông thường được sử dụng với mục đích gia cường và ổn định nền đất trong các công trình giao thông, đặc biệt có tính ứng dụng cao và cụ thể trong các công trình đường cao tốc và dốc cầu hay công trình sân bay, bến tàu bến cảng. Đặc điểm của loại vải này là có cường độ dãn dài thấp, tuy nhiên cường độ chịu kéo lại rất cao.
+ Vải địa PP
Vải địa kỹ thuật PP hay còn có tên gọi khác là vải địa PP được cấu tạo các sợi chính từ PP, phù hợp sử dụng trong các công trình kỹ thuật có mức vốn đầu tư thấp. Mặc dù có giá thành rẻ hơn so với các loại vải địa khác, tuy nhiên loại vải này vẫn đảm bảo những tính năng cơ bản và cần thiết của loại vải địa thông thường. Khổ vải địa kỹ thuật dạng này cũng tương đối phong phú
+ Vải địa TS
Vải địa TS là loại vải được sản xuất bằng phương pháp dệt xuyên kim, những sợi vải sở hữu độ dài liên tục giúp cho sợi vải có khả năng thoát nước tốt và có khả năng lọc nước đa chiều dọc ngang. Bên cánh đó ưu điểm đặc trưng của loại vải này là được thêm phụ gia kháng tia cực tím nên không bị ảnh hưởng độ bền bởi ánh nắng mặt trời bên ngoài. Điều này cũng phần nào giúp các tính năng kỹ thuật của vải được đảm bảo trong quá trình thi công. Trong đó phổ biến các loại vải địa được sử dụng trong các công trình thi công có thể kể đến như: vải địa kỹ thuật ts40, vải địa kỹ thuật ts50, vải địa kỹ thuật ts70.
Nhóm vải địa không dệt
Trái ngược với cấu tạo của loại vải nhóm dệt là nhóm không dệt. Đặc trưng của loại vải địa kỹ thuật thuộc nhóm không dệt là bao gồm cấu tạo phức hợp của những sợi ngắn và sợi dài liên tục trong vải.
Những sợi vải này cũng không theo một phương, hoặc hướng nhất định nào. Và cũng chính vì không theo một hướng nhất định nào nên chúng được liên kết với nhau bằng những chất dính (hay còn được nhắc tới với tên gọi khác là phương pháp hóa). Ngoài sử dụng chất dính, chúng cũng có thể liên kết với nhau bằng nhiệt hoặc sử dụng lực cơ học từ kim hoặc dùi.
Nhóm vải phức hợp
Được xem là sự kết hợp giữa 2 nhóm dệt và nhóm không dệt bên trên. Trong đó quy trình sản xuất của nhóm vải kỹ thuật này chính là tổng hợp và may những bó sợi chịu lực theo phương pháp dệt lên trên một nền vải không dệt để xen kẽ và tạo ra một nhóm vải phức hợp có đầy đủ tính năng, đặc trưng của cả 2 nhóm vải địa kỹ thuật dệt và không dệt.
Báo giá vải địa kỹ thuật mới nhất 2020
Như các bạn đã biết, loại vải địa này có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày cũng như các công trình giao thông và thủy lợi. Tùy vào các loại vải mà mức giá cũng sẽ có chênh lệch và sự khác biệt về mặt mức giá. Các bạn có thể cập nhật các mức giá cả của từng loại vải sau đây để có những tính toán cụ thể về vải địa kỹ thuật:
Báo giá vải địa kỹ thuật không dệt:
+ Vải địa kỹ thuật không dệt ART6 (6 kN/m): 7000đ/m2
+ Vải địa kỹ thuật không dệt ART7 (7 kN/m): 7.500đ/m2
+ Vải địa kỹ thuật không dệt ART11 (11 kN/m): 8.800đ/m2
+ Vải địa kỹ thuật không dệt ART12 (12 kN/m): 9.000đ/m2
+ Vải địa kỹ thuật không dệt ART14 (14 kN/m): 14.000đ/m2
+ Vải địa kỹ thuật không dệt ART15 (15 kN/m): 11.000đ/m2
+ Vải địa kỹ thuật không dệt ART17 (187 kN/m): 14.000đ/m2
+ Vải địa kỹ thuật không dệt ART20 (20 kN/m): 15.500đ/m2
+ Vải địa kỹ thuật không dệt ART25 (25 kN/m): 18.500đ/m2
Vải địa kỹ thuật dệt:
Với loại vải địa kỹ thuật dệt, hiện nay được ứng dụng thêm công thức dệt GET, loại vải địa kỹ thuật dệt GET có khả năng có khả năng chịu lực cao và được gia tăng thêm tính trơ bền, mức giá có khác biệt hơn so với mẫu vải địa không dệt.
Mức giá vải địa kỹ thuật dệt từ 14.500đ/m2 -> 46.000đ/mm2. Tuy nhiên mức giá này sẽ không áp dụng cho các nhà thi công mua lẻ mà cần mua với khối lượng đơn hàng và đơn giá vải địa kỹ thuật từ 5000m2 trở lên, tương đương với mức giá sỉ cho những công trình lớn và có diện tích rộng. Ngoài ra đặc trưng của những loại vải địa kỹ thuật dệt này chính là sử dụng cho bề mặt công trình giao thông lớn.
Bên cạnh đó một số loại vải địa kỹ thuật phức hợp thường không có con số báo giá cụ thể mà phù thuộc vào phần lớn vào việc đo lường diện tích sử dụng vải để từ đó có những con số cụ thể nhất.
Với những thông tin chi tiết về vải địa kỹ thuật trong bài viết này hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn các sản phẩm vải phù hợp trong cuộc sống hàng ngày cũng như những ưu điểm mà chúng mang lại.
Lưu ý: đây là mức giá được cập nhật tại thời điểm viết, giá vé có thể thay đổi theo từng thời điểm
Xem thêm >> Polyamide là gì? 5 đặc điểm và ứng dụng của vải Polyamide