Chùa Cầu hay còn được biết đến với tên gọi là chùa Nhật Bản. Ngôi chùa này không chỉ là một điểm tham quan, du lịch hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước mà còn trở thành một biểu tượng của phố Hội. Vậy chùa Cầu Hội An có gì đặc biệt, hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
Chùa Cầu Hội An có gì đặc biệt?
Chùa Cầu nằm ở đoạn tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Vì tọa lạc ở ngay trong trung tâm của phố cổ nên thường thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé tới để tham quan cũng như tìm hiểu. Di tích chùa Cầu không chỉ là biểu tượng của phố Hội mà quan trọng hơn, ngôi chùa này còn kết tinh những nét văn hóa, là minh chứng của lịch sử, thậm chí còn được vinh danh xuất hiện ở trên tờ tiền mệnh giá 20.000đ nữa đó!
Ngôi chùa trong lịch sử
Chùa Cầu Hội An được biết đến là một công trình duy nhất có gốc tích từ xứ sở Phù Tang trong lịch sử. Theo như tìm hiểu, ngôi chùa này được những thương nhân người Nhật Bản xây dựng vào khoảng những năm đầu của thế kỉ 17, chính vì thế mà chùa Cầu còn có tên gọi khác là chùa Nhật Bản Hội An.
Đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi vì sao người Nhật Bản lại xây đựng chùa ở đây chưa? Sở dĩ lựa chọn xây dựng chùa Cầu ở Hội An – nơi vốn là một thương cảnh nổi tiếng là bởi gắn liền với truyền thuyết quái vật có tên gọi là Namazu. Theo như trong các truyền thuyết của Nhật Bản thì Namazu là một loài thủy quái có phần đầu nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam (Hội An) còn phần đuôi thì ở Nhật Bản. Mỗi khi nó cựa mình thường sẽ gây ra những trận lũ lụt hay động đất…
Hình ảnh thủy quái Namazu trong truyền thuyết Nhật Bản
Để việc buôn bán được diễn ra thuận lợi và cuộc sống không bị xáo trộn, những người thương nhân Nhật Bản đã tìm thầy phong thủy và cho xây đựng chùa Cầu với ý nghĩa giống như một thanh kiếm chắn ngang phần lưng của thủy quá Namazu để nó không cựa mình. Tuy nhiên, đến khoảng năm 1653 người ta mới bắt đầu cho xây dựng thêm phần chùa nối liền vào với phần lan can, nhô ra ở giữa cầu. Từ đó tên gọi chùa Cầu cũng bắt đầu được ra đời.
Vào khoảng năm 1719, trong một lần chúa Nguyễn Phúc Lai dưới triều Nguyễn đã ghé tới thăm ngôi chùa và cảm thấy vô cùng trầm trồ trước lối kiến trúc độc đáo ở nơi đây liền ban tặng ba chữ “Lai Vãn Chiều” có nghĩa là “Bạn từ phương xe đến” như một lời thể hiện tấm lòng yêu mến yêu mến trước khung cảnh ở phố Hội.
Ngoài chùa Cầu, ở ngay trong trung tâm phố cổ cũng có thêm rất nhiều điểm tham quan du lịch cho bạn khám phá như nhà cổ, hội quán hay ngôi chùa Bà Mụ nổi tiếng. Nếu như còn đang không biết Hội An có gì hấp dẫn thì hãy tham khảo ngay những gợi ý này nhé!
Kiến trúc đặc biệt của chùa Cầu
Có thể nhiều người chưa biết nhưng Hội An khi xưa là nơi thương cảng sầm uất thu hút nhiều thương nhân từ nước ngoài ghé tới để tập trung buôn bán. Có lẽ chính vì điều này mà nơi đây có sự giao thoa giữa nét văn hóa của Việt Nam với nền văn hóa Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Hoa… Do đó, chùa Cầu là một công trình kiến trúc hòa trộn giữa nhiều nền văn hóa khác nhau, trong đó nổi bật nhất có lẽ chính là Nhật Bản.
Một điều khác biệt so với những ngôi chùa khác ở Hội An chính là bởi kiến trúc của chùa Cầu. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi ngôi chùa này được thiết kế dưới dạng hình của cây cầu bắc qua dòng sông Thu Bồn, xung quanh được bao bọc bởi những dãy nhà cổ kính. Không chỉ được biết đến là một ngôi chùa trấn yếm thủy quái, nhắc đến chùa Cầu người ta còn nghĩ tới một phong cách kiến trúc vô cùng đặc biệt mà ai ai khi ghé tới cũng phải trầm trồ thán phục.
Chùa Cầu tọa lạc ở đoạn tiếp giáp giữa trục đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Điều đặc biệt đầu tiên của ngôi chùa này chính là ở phần kết cấu của cây cầu. Khác với những cây cầu Hội An, nơi đây có chiều dài khoảng chừng 18m và được xây dựng theo kiểu cầu ngói. Phần mái che nắng, che mưa được làm từ mái ngói âm dương – một nét tiêu biểu trong nền kiến trúc Việt Nam.
Nhìn từ xa, cầu có dáng uốn cong vô cùng mềm mại vắt ngang qua dòng sông Thu Bồn để dẫn vào bên trong. Ở hai phía đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, 1 bên là tượng đầu chó còn 1 bên còn lại là tượng đầu khỉ. Có nhiều giả thiết cho rằng 2 bức tượng này mang ý nghĩa cầu được xây dựng từ năm Thân đến năm Tuất. Nếu thoạt nhìn, nhiều người tưởng 2 bức tượng này được làm từ đá thế nhưng trên thực tế chúng lại được làm bằng gỗ. Dù trải qua hàng trăm năm thế nhưng 2 bức tượng này vẫn trường tồn cùng với thời gian mà không có dấu hiệu bị mục hay xuống cấp. Đây cũng là một điều khá thú vị và bí ẩn.
Tuy nhiên cũng có nhiều giả thiết khác lại cho rằng 2 bức tượng chính là những linh vật của người Nhật từ thời xưa. Chó là con vật có khả năng chống lại những phép tà ma và mang đến sự may mắn. Còn khỉ là con vật thường được trưng tụng ở những ngôi chùa chiền có tác dụng trấn giữ đất, chống những điều xấu xâm hại. Chính vì vậy mà đặt 2 bức tượng này ở chùa Cầu nhằm bày tỏ ý niệm mong muốn những điều may mắn và bình yên, suôn sẻ và tốt đẹp.
Có lẽ vì được những thương nhân người Nhật cho xây dựng nên ngôi chùa này được thiết kế mang đậm phong cách của Nhật Bản. Cả phần chùa và cầu đều được làmtừ gỗ sơn son và trạm trổ vô cùng điệu nghệ và công phu, mặt của ngôi chùa quay mặt hướng về phía sông Thu Bồn. Khi vào bên trong chùa bạn sẽ bắt gặp mặt cửa – một biểu tượng thường xuyên xuất hiện trong các ngôi chùa. Mắt cửa được làm bằng gỗ và mang nét tâm linh của người dân phố Hội. Mắt cửa biểu tượng cho khát vọng về một cuộc sống yên bình, ấm no, tránh không cho tà ma xâm phạm vào và tránh mang điềm xấu tới,…
Cầu được thiết kế với phần mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng cho khách đến thăm chùa. Ở hai bên đều có những dãy hành lang hẹp với 7 gian bằng gỗ để làm nơi nghỉ chân. Mặc dù trước đây ngôi chùa này mang đậm phong cách kiến trúc của Nhật Bản thế nhưng trải qua nhiều lần tu sửa, chùa Cầu Hội An dần mất đi những yếu tố Nhật Bản và thay thế bằng nét kiến trúc mang đậm phong cách Việt Nam và Trung Hoa.
Dù là chùa nhưng không thờ Phật
Nhắc đến những ngôi chùa chắc chắn người ta sẽ nghĩ đến việc thờ Phật. Thế nhưng điều này lại hoàn toàn khác biêt đối với chùa Cầu. Tuy có tên gọi là chùa thế nhưng ngôi chùa này ở bên trong lại không hề có bức tượng Phật nào mà thay vào đó là thờ Bắc Đế Trấn Võ – một vị thần bảo hộ, mang đến những niềm vui và hạnh phúc cho con người và thể hiện khát vọng thiêng liêng mà mọi người muốn gửi gắm với mong muốn mọi điều đều tốt lành.
Xem thêm: REVIEW Hội An về đêm, những địa điểm ăn chơi không thể bỏ lỡ
Lưu ý khi đi chùa Cầu cho du khách
Mặc dù khi đi du lịch phố cổ Hội An bạn không nhất thiết phải mua vé vào tham quan. Thế nhưng nếu muốn vào chùa Cầu thì bạn sẽ phải mua vé đấy nhé! Giá vé khoảng chừng 80k (giá vé có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm) thế nhưng bạn có thể đi tham quan thoải mái hội quán, nhà cổ Hội An, khu biểu diễn nghệ thuật truyền thống và chùa Cầu, các bảo tàng ở trong lòng phố cổ…
Nếu như bạn đi theo nhóm đông người thì mình khuyên bạn hãy thuê thêm hướng dẫn viên để họ kể cho bạn những câu chuyện cũng như giới thiệu những nét kiến trúc đặc biệt ở phố Hội nhé!
Chùa Cầu là một điểm đến thường được rất nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích, chính vì vậy mà tại đây thường rất đông khách tham quan. Thời điểm lý tưởng để bạn tới Chùa Cầu chính là khoảng 9h sáng hoặc tầm 2-3 giờ chiều.
Vì là một địa điểm tâm linh nên khi bạn tới đây tham quan hay hành hương cầu những điều bình an không nên chen lấn (vì cầu thường xuyên đông), không nói chuyện to khi tới tham quan nhé!
Chùa Cầu không chỉ là một biểu tượng của phố Hội mà nơi đây còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời. Vào năm 1990, Chùa Cầu được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia chính vì vậy mà bạn hãy góp phần bảo vệ để chùa Cầu mãi trường tồn với mảnh đất thương cảng này nhé!
Trải qua hàng trăm năm lịch sử thế nhưng chùa Cầu vẫn sừng sững ở đó và là minh chứng của dòng thời gian. Du lịch Hội An bạn đừng quên ghé tới đây một lần để cảm nhận sự bình yên, tĩnh tại cũng như cầu chúc những điều bình yên, tốt đẹp nhé! Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về chùa Cầu Hội An nổi tiếng này!
>> Xem thêm: Hội An có gì chơi? Các địa điểm vui chơi hay nhất