Hành trình chinh phục độ cao của những dãy núi huyền thoại dường như là không giới hạn. Núi càng cao càng hiểm trở lại càng mang đến sức hút lớn. Và đó là lý do những đỉnh núi cao nhất thế giới luôn là đích nhắm lý tưởng của các nhà thám hiểm leo núi. Dưới đây là danh sách những ngọn núi cao nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại.
Nội dung
- 1. Núi Everest (độ cao 8.848m)
- 2. Đỉnh K2 (độ cao 8.611m)
- 3. Đỉnh Kanchenjunga (độ cao 8.586 mét)
- 4. Núi Lhotse (độ cao 8.516m)
- 5. Núi Makalu (độ cao 8.485m)
- 6. Núi Cho Oyu (độ cao 8.188m)
- 7. Núi Dhaulagiri (độ cao 8.167m)
- 8. Đỉnh Manaslu (độ cao 8.163m)
- 9. Nanga Parbat (độ cao 8.126m)
- 10. Đỉnh Annapurna (độ cao 8.091m)
- 11. Đỉnh K5 (độ cao 8.080m)
- 12. Broad Peak (độ cao 8.051m)
- 13. Gasherbrum II (độ cao 8.035m)
- 14. Shishapangma (độ cao 8.013m)
- 15. Gyanchung Kang (độ cao 7.952m)
1. Núi Everest (độ cao 8.848m)
Vị trí: Nằm trên biên giới giữa Tây Tạng và Nepal thuộc dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) ở Châu Á.
Đỉnh núi nào cao nhất thế giới? Câu trả lời là núi Everst. Là một trong những dãy núi cao nhất thế giới. Đỉnh núi cao nhất thế giới nằm trên dãy Himalaya được xem là đích đến của nhiều nhà leo núi và ưa thích thám hiểm.
Có một điều chắc chắn để chinh phục được đỉnh Everest các bạn sẽ phải trải qua nhiều ngày với khá nhiều thử thách khác nhau về mặt địa hình. Everest có hình dáng của kim tự tháp 3 mặt với những sườn núi tiếp giáp nhau trải dài về phía đông bắc và tây bắc.
Đỉnh Everest được bao phủ bởi rất nhiều tuyết cứng và các tầng địa chất, hành trình trekking Everest các bạn cũng sẽ phải đi qua những đoạn sông băng có khí hậu khắc nghiệt ,chính vì vậy với những ai có dự định chinh phục đỉnh Everest cần tham khảo hướng dẫn leo núi băng kĩ càng, ngoài ra việc chuẩn bị những trang phục và đồ dùng giữ ấm sẽ là các món đồ không thể thiếu trong suốt chuyến hành trình của mình.
Khám phá núi nào cao nhất thế giới và đỉnh núi cao nhất Châu Á nói riêng không thể không kể đến Everest. Người đầu tiên chinh phục đỉnh Everest là 2 nhà thám hiểm Edmund Hillary (New Zealand) và Tenzing Norgay (Nepal)
* Đỉnh núi cao nhất thế giới thuộc châu lục nào? Đỉnh núi cao nhất thế giới Everest thuộc châu Á.
* Núi everest ở nước nào? Đỉnh núi Everest thuộc ranh giới Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Parkistan, Myanmar.
2. Đỉnh K2 (độ cao 8.611m)
Vị trí: Ráp ranh biên giới thuộc huyện Taxkorgan, Tân Cương, Trung Quốc, Parkistan, thuộc dãy Karakoram
Hay còn có tên gọi khác là Chongori. Đỉnh K2 là dãy núi cao thứ 2 trên thế giới với biệt danh gây kích thích trí tò mò ” ngọn núi man rợ”. Bởi K2 cũng nằm trong số những ngọn núi có tính nguy hiểm cao cho các phượt thủ muốn chinh phục các độ cao từ 8000m trở lên. Thậm chí ngọn núi này còn được mệnh danh “quỷ dữ” hơn cả Everest.
Cũng chính bởi địa hình mang tính nguy hiểm cao nên hành trình chinh phục đỉnh K2 mang tính khốc liệt rất nhiều. Trên thực tế, nhiều nhà leo núi thường lựa chọn hành trình leo núi xuất phát từ Parkistan bởi xuất phát từ đỉnh Trung Quốc sẽ có khởi đầu nguy hiểm và khó khăn hơn rất nhiều.
Có lẽ để chinh phục đỉnh K2 những nhà leo núi sẽ thực sự cần đến một cái đầu lạnh, sự bình tĩnh để xử lý mọi tình huống bất trắc trong hành trình của mình và tất nhiên là cả sự can đảm nữa. Tham khảo ngay bí quyết luyện tập khi leo núi địa hình đảm bảo an toàn
3. Đỉnh Kanchenjunga (độ cao 8.586 mét)
Vị trí: Thuộc biên giới của 2 quốc gia Ấn Độ, Nepal tọa lạc tại địa phận huyện Sikkim
Đứng thứ 3 trong số những ngọn núi cao nhất thế giới. Đỉnh Kanchenjunga có thảm thực vật và động vật vô cùng đa dạng và là nơi bảo tồn lưu trữ nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó điển hình là loài gấu trúc đỏ.
Và tất nhiên với vị trí thứ 3 trong những dãy núi cao của thế giới, hành trình đi đến đỉnh Kanchenjunga cũng gặp rất nhiều những cản trở khác nhau, đặc biệt là tình trạng tuyết lở xảy ra vào một số thời điểm trong năm. Đặc biệt dọc đường lên núi có thời tiết vô cùng khắc nghiệt và đặc trưng là không có đường mòn trực tiếp lên núi nên đường đi rất dốc và dễ trơn trượt.
4. Núi Lhotse (độ cao 8.516m)
Vị trí: Thuộc biên giới Tây Tạng (Trung Quốc) và Nepal thuộc địa phận Khumbu Nepal.
Ai cũng biết đỉnh núi Everest cao nhất thế giới, tuy nhiên cũng có một ngọn núi khác thuộc dãy Hymalaya với độ cao không thua kém mà không phải ai cũng biết đó là Lhotse. Lhotse giống như một người em song sinh bị lãng quên của Everest, gần như là một phiên bản khác của Everest và không kém phần khắc nghiệt với mang đến những khó khăn và thử thách riêng.
Đường leo núi Lhotse cũng có lịch trình tương đồng với đoạn đường lên núi Everest. Lhotse cũng là một phần trong dãy Hymalaya. Ngọn núi này lần đầu tiên được chinh phục vào năm 1956. Cũng giống như Everest, đỉnh núi quanh năm được bao phủ bởi núi tuyết, đây cũng là thử thách lớn đối với các nhà leo núi khi phải đối mặt với bão tuyết và đường đi bị sạt lở bất cứ lúc nào.
5. Núi Makalu (độ cao 8.485m)
Vị trí: thuộc biên giới của Trung Quốc và Nepal thuộc dãy Himalaya Mahalangur về phía Đông Nam đỉnh Everest.
Cũng là dãy núi anh em với Lhotse và Everset, núi Makalu thuộc dãy Hymalaya (Hy Mã Lạp Sơn). Makalu mang hình dạng của một kim tự tháp 5 mặt được cô lập riêng. Ngọn núi có những khoảng sườn nhỏ để các nhà thám hiểm leo núi có thể men theo và chinh phục lên đến đỉnh.
Càng lên cao, nhiệt độ càng xuống thấp và rất khô. Ngọn núi lần đầu tiên được chinh phục bởi một đoàn thám hiểm vào năm 1955. Khám phá dãy núi nào dài nhất thế giới, bên cạnh Andes thì Makalu cũng là một trong số những danh sách đó.
6. Núi Cho Oyu (độ cao 8.188m)
Vị trí: Nằm ở biên giới Nepal và Trung Quốc thuộc dãy Khumbu Hymalaya
Nhắc tới những ngọn núi cao nhất thế giới chắc chắn không thể không kể tới đỉnh Cho Oyu thuộc dãy Khumbu Hyamlaya – dãy núi dài nhất thế giới nằm ở biên giới 2 quốc gia Nepal và Trung Quốc. Cho Oyu trong tiếng Tây Tạng cũng được mệnh danh là “nữ thần ngọc”.
Đoạn đường leo núi Cho Oyu cũng được xem là có tính gần gũi và thân thiện nhất so với các ngọn núi khác. Các sườn núi cũng sở hữu độ dốc vừa phải, khi trekking các nhà leo núi có thể men theo đoạn sườn này để dễ dàng hơn cho việc di chuyển lên trên cao, tuy nhiên thời gian leo núi Cho Oyu cũng mất thời gian nhiều hơn so với những ngọn núi khác.
7. Núi Dhaulagiri (độ cao 8.167m)
Vị trí: Thuộc dãy Dhaulagiri Himalaya ở Nepal.
Ngọn núi cao thứ 7 thế giới Dhaulagiri được chinh phục vào năm 1960 bởi các nhà thám hiểm người Thụy Sĩ. Điểm đặc biệt khi khám phá núi Dhaulagiri các bạn có thể ngắm đường chân trời. Chính vì vậy ngọn núi này cũng được xem là một trong những ngọn núi đẹp có tính thẩm mỹ cao.
Ngọn núi được bao phủ bởi một màu trắng tuyết với những đỉnh sườn trập trùng, thoai thoải cùng khung cảnh trong xanh của nền trời. Các ngọn núi được ngăn cách bởi hẻm nhúi sâu nhất thế giới. Nơi đây vừa được xem là điểm thám hiểm thú vị vừa là ngọn núi có phong cảnh đẹp hấp dẫn mang tới niềm phấn khích và hứng thú cho những ai muốn chinh phục đỉnh núi này.
8. Đỉnh Manaslu (độ cao 8.163m)
Vị trí: Tọa lạc tại dãy Manaslu Himalaya, nằm trên lãnh thổ đất nước Nepal .
Mặc dù là ngọn núi xếp thứ 8 trong các ngọn núi cao nhất thế giới nhưng đỉnh Manaslu được đánh giá là có địa hình nguy hiểm không hề thua kém những ngọn núi ở top đầu. Đặc biệt tại khu vực này thường xuyên xảy ra các vụ sạt lở tuyết, gây nguy hiểm cho người leo núi.
Đoạn đường leo núi có đường mòn với những dải sườn dài và rộng , mặc dù vậy các nhà thám hiểm và leo núi cũng sẽ mất khá nhiều thời gian để có thể chinh phục đỉnh núi.
Nhận định về đường đi của ngọn núi Manaslu được xem là có địa hình khá tương đồng với Everest nhưng gặp nhiều yếu tố cản trở về mặt thời tiết. Các bạn nên mang theo các thiết bị leo núi địa hình cần thiết để hỗ trợ cho hành trình.
9. Nanga Parbat (độ cao 8.126m)
Vị trí: Tọa lạc tại dãy Nanga Parbat Himalaya ở Pakistan.
Nanaga Parbat hay còn được mệnh danh là ngọn núi khổng lồ phía dưới chân núi được bao phủ bởi những ngọn đồi xanh khu rừng thông và các thung lũng thấp có độ thoải mềm mại. Chính vì địa hình và phong cảnh đẹp nên Nanga Parbat cũng là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn kết hợp chinh phục các đỉnh cao mới.
Mặc dù được mệnh danh là ngọn núi đẹp nhưng Nanga Parbat cũng là ngọn núi có tính chất nguy hiểm với những vách đá dựng đứng, rất khó để bám hay tạo điểm tựa trong hành trình leo núi.
10. Đỉnh Annapurna (độ cao 8.091m)
Vị trí: Nằm trên dãy Annapurna Himalaya ở Nepal
Khám phá những cung đường trekking mạo hiểm tại các đỉnh núi cao nhất thế giới. Đỉnh Annapurna nằm trong chuỗi những đỉnh núi tại Hymalaya. Ngọn núi có địa hình đa dạng với phần đồi núi trập trùng được bao quanh bởi những thảm cỏ và rêu bao phủ.
Dọc đường đi các nhà thám hiểm chinh phục đỉnh Annapurna mang đến những trải nghiệm lý tưởng trong hành trình ngắm cảnh và tận hưởng những vùng trời mới với tầm cao lý tưởng. Mặc dù xếp thứ 10 trong bảng xếp hạng nhưng địa hình núi có độ nguy hiểm nhất định với nhiều đoạn dốc thẳng đứng khiến nhiều nhà leo núi phải khó khăn trong việc chinh phục.
11. Đỉnh K5 (độ cao 8.080m)
Vị trí: Thuộc biên giới Pakistan-Trung Quốc trong vùng Gilgit-Baltistan của Pakistan
K5 là đỉnh cao thứ năm của dãy Karakoram được đặt tên khác vào cuối thế kỷ 20 với rất nhiều tên gọi khác nhau như Gasherbrum I hoặc hidden Peak. Ngọn núi cũng được bao phủ quanh năm bởi tuyết phủ – một đặc trưng dễ thấy của các ngọn núi thuộc dãy Karakoram.
12. Broad Peak (độ cao 8.051m)
Vị trí: Nằm trên ranh giới của Trung Quốc và Parkistan
Là đỉnh núi cao thứ 12 trên thế giới và còn được người dân địa phương gọi là Falchan Kangri hay có tên gọi khác là K3.
Ngọn núi tập hợp một số điều kiện vô cùng khắc nghiệt về mặt thời tiết và quá trình leo núi gần như sẽ bị cản trở dù bạn có lựa chọn thời điểm kĩ càng trong năm.
13. Gasherbrum II (độ cao 8.035m)
Vị trí: thuộc biên giới Parkistan và Tân Cương Trung Quốc. Tọa lạc trên dãy Karakoam thuộc dãy Hymalaya.
Gasherbrum II hay có tên gọi khác là K4 hay Baltoro Karakoram nằm trên Gasherbrum III thuộc dãu Karakoram. Đỉnh núi lần đầu được chinh phục vào năm 1956 bởi một nhà leo núi người Áo. Gasherbrum II là ngọn núi cao thứ tư trong dãy Karakoram nên được gọi là K4.
14. Shishapangma (độ cao 8.013m)
Vị trí: Nằm ở ranh giới Nepal và Tây Tạng
Được mệnh danh là đỉnh trên đồng cỏ của Tây Tạng. Hàng năm tại Shishapangma có những đợt tuyết rơi dày đặc, phủ kín lối đi. Điều này gây cản trở rất nhiều cho những đoàn người leo núi.
Nằm trong danh sách những đỉnh núi cao nhất thế giới. Shishapangma nằm ở phía bắc dãy núi Himalaya và địa hình thấp hơn, vì vậy chúng có độ dốc thoải hơn so với những ngọn núi khác.
15. Gyanchung Kang (độ cao 7.952m)
Vị trí: thuộc dãy Mahalangur Himalaya trải dài giữa biên giới của Nepal và khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc.
Gyanchung Kang có vị trí nằm giữa hai trong số những ngọn núi cao nhất thế giới, cả hai đều có độ cao trên 8000 mét, đó là Cho Oyu và Everest. Đỉnh núi được chinh phục lần đầu vào năm 1964 bởi một nhà leo núi thám hiểm người Nhật.
Trên đây là top 12 đỉnh núi cao nhất thế giới, để đảm bảo an toàn các bạn nên tuân thủ các quy tắc leo núi, nên đi theo đoàn nhóm và tham khảo các kĩ năng cần thiết.
Xem thêm >> List gợi ý đi leo núi cần chuẩn bị những gì cần thiết nhất để đảm bảo an toàn TẠI ĐÂY!