Việc tìm địa điểm cắm trại, một vị trí ngoạn mục hoặc tìm đường ra khỏi vùng hoang dã không phải là những nhiệm vụ đơn giản. Đó là lý do tại sao một la bàn từ tính và một bản đồ giấy – và cách sử dụng chúng – là một phần của 10 vật dụng outdoor không thể thiếu

Bài viết này bao gồm các khái niệm sau:

  • Xác định các bộ phận cơ bản của một la bàn
  • Hiểu và học cách điều chỉnh độ từ thiên
  • Sử dụng la bàn của bạn để định hướng bản đồ
  • Góc phương vị và cách đo

Tại sao không nên phụ thuộc hoàn toàn vào điện thoại hoặc máy GPS? Máy GPS có thể bị hết pin, điện thoại của bạn có thể nằm ngoài vùng phủ sóng. Nhưng một chiếc la bàn lại không cần sạc pin hoặc cần phủ sóng Wi-Fi. Chúng nhỏ, gọn, dễ mang theo và luôn định hướng dựa trên từ trường của Trái Đất. Nếu bạn chưa biết cách chọn mua, hãy đọc kinh nghiệm chọn mua la bàn.

1. Các bộ phận cơ bản trên la bàn

Đối với bài viết này, một la bàn có tất cả các tính năng bạn cần cho điều hướng cơ bản bao gồm các bộ phận sau:

Tấm đế: giúp bạn có thể nhìn thấy bản đồ bên dưới, tấm đế này có ít nhất một cạnh thẳng để lấy góc phương vị và di chuyển góc vào bản đồ của bạn.

Thước đo: tùy thuộc vào loại la bàn, sẽ có thước đo và tỷ lệ để giúp bạn đo khoảng cách trên bản đồ.

Mũi tên chỉ hướng la bàn: được đánh dấu trên tấm đế và cũng giúp bạn định hướng dễ dàng hơn.

Vòng xoay: còn được gọi là vòng tròn góc phương vị, với các kí hiệu từ 0 độ đến 360 độ.

Dòng chỉ số: mằm ngay phía trên khung vòng xoay. Đây cũng là vị trí bạn sẽ đọc góc phương vị.

Kim từ tính: đầu kim luôn luôn hướng về cực từ, thường có màu đỏ hoặc trắng để phân biệt 2 cực Bắc, Nam.

Mũi tên định hướng: được sử dụng để định hướng khung vòng xoay. Nó có đường viền có hình dạng khớp chính xác với đầu kim từ tính

Đường định hướng: nằm song song xoay với vòng xoay. Căn chỉnh chính xác những đường này với các đường bắc-nam trên bản đồ để giúp căn chỉnh mũi tên định hướng với hướng Bắc.

2. Điều chỉnh độ từ thiên

Điều đầu tiên là bạn cần học cách xác định hướng Bắc – một nhiệm vụ rất dễ dàng. Hướng Bắc thường nằm ở đỉnh của bản đồ. Tuy nhiên, trên thực tế, hướng Bắc từ và hướng Bắc thật có một sự chênh lệch về góc. Nghe có vẻ khó hiểu, nhưng hướng Bắc từ là nơi kim la bàn của bạn hướng đến và hướng Bắc thật (Bắc địa dư) là nơi được đánh dấu trên bản đồ, ngay khu vực Bắc Cực. Sự chênh lệnh này được gọi là độ từ thiên.

Sự chênh lệch giữa 2 hướng Bắc này lên tới 20 độ, tùy thuộc vào vị trí của bạn đang đứng trên bề mặt Trái đất. Và chỉ cần bạn canh sai lệch 1 độ, bạn có thể đi chệch vài chục mét trong 1 km, do đó điều quan trọng là cần điều chỉnh chính xác độ từ thiên.

Trước khi bạn có thể điều chỉnh, bạn phải tìm ra vị trí tại khu vực bạn đang đứng. Hãy tìm hiểu xem nơi đó nằm ở vị trí nào so với đường đồng giác tuyến (agonic line).

Cách bạn điều chỉnh độ từ thiên ở mỗi la bàn sẽ khác nhau và bạn sẽ cần phải làm theo các hướng dẫn được cung cấp. Sau khi bạn đã thiết lập được độ từ thiên cho chuyến đi, bạn không cần phải suy nghĩ đến nó cho đến khi bạn bắt đầu di chuyển đến vị trí hoàn toàn khác.

3. Sử dụng la bàn để định hướng bản đồ

Việc đọc bản đồ (liên quan đến những gì bạn nhìn thấy trên giấy với những gì bạn thấy xung quanh bạn) là một kỹ năng cơ bản mà bạn nên luyện tập sớm và thường xuyên. Tuy nhiên, trước khi bạn có thể làm điều đó, bạn phải định hướng chính xác bản đồ của mình.

Dưới đây là những bước giúp bạn định hướng la bàn:

  1. Đặt la bàn của bạn trên bản đồ so cho mũi tên chỉ hướng la bàn hướng về phía trên cùng của bản đồ (hướng Bắc)
  2. Xoay vòng xoay sao cho kí hiệu N (phía bắc) được xếp thẳng hàng với hướng mũi tên chỉ hướng la bàn.
  3. Di chuyển tấm đế cho đến khi một trong các cạnh thẳng của nó thẳng hàng với cạnh trái hoặc phải của bản đồ. (Mũi tên chỉ hướng la bàn vẫn phải hướng về phía trên cùng của bản đồ.)
  4. Sau đó, trong khi giữ ổn định cả bản đồ và la bàn, xoay cơ thể của bạn cho đến khi đầu kim từ tính nằm trong đường viền của mũi tên định hướng.

Bây giờ bạn có bản đồ được định hướng chính xác và có thể xác định được các mốc gần đó trên bản đồ. Dành thời gian để làm quen với bản đồ và môi trường xung quanh trước khi bạn bắt đầu chuyến đi. Và tiếp tục đọc bản đồ của bạn trên đường đi để chắc chắn rằng bạn đang đi đúng hướng

4. Cách đo góc phương vị

Góc phương vị là gì? Đó chỉ đơn giản là một cách chính xác khi điều hướng, mô tả một phương hướng.  Ví dụ, thay vì đi về hướng tây bắc để đến khu cắm trại, bạn có thể đi theo góc phương vị 315 độ.

Góc phương vị luôn liên quan đến một vị trí cụ thể. Cùng 1 góc phương vị ở 2 vị trí khác nhau sẽ không đưa bạn đến cùng một đích.

Cách đo góc phương vị trên bản đồ

Bạn có thể sử dụng góc đo phương vị để đến địa điểm bất cứ lúc nào chỉ cần bạn biết bạn đang ở đâu trên bản đồ:

  1. Đặt la bàn của bạn trên bản đồ sao cho cạnh thẳng của tấm đế xếp thẳng hàng giữa vị trí hiện tại của bạn (1a) và vị trí bản đồ cho điểm đến, chẳng hạn như khu cắm trại (1b).
  2. Hãy chắc chắn rằng hướng mũi tên chỉ hướng la bàn đang chỉ theo hướng đến khu cắm trại đó.
  3. Bây giờ xoay vòng xoay cho đến khi các đường định hướng trên la bàn được căn chỉnh với các đường bắc-nam và / hoặc các cạnh trái và phải của bản đồ của bạn. (Hãy chắc chắn điểm đánh dấu phía bắc trên vòng xoay chỉ về hướng bắc trên bản đồ, không phải phía nam.)
  4. Nhìn vào dòng chỉ số để đọc góc phương vị

Bây giờ bạn có thể sử dụng la bàn để đi theo góc phương vị đó để đến đích của bạn:

  1. Giữ la bàn với hướng mũi tên chỉ hướng la bàn hướng về phía trước
  2. Xoay cơ thể của bạn cho đến khi kim từ tính nằm trong mũi tên định hướng. Hướng mũi tên chỉ hướng la bàn hiện đang đối mặt với góc phương vị bạn đã đo và bạn có thể đi theo nó đến đích.

Cách đo góc phương vị ở vị trí thực tế

Bạn cũng có thể sử dụng góc phương vị để tìm vị trí của mình trên bản đồ với các bước sau:

  1. Bắt đầu bằng cách tìm một mốc ở gần bạn và cũng có thể xác định được trên bản đồ.
  2. Giữ la bàn của bạn nằm phẳng với hướng mũi tên chỉ hướng la bàn. Và hướng trực tiếp đến cột mốc.
  3. Bây giờ xoay vòng xoay cho đến khi kim từ tính nằm trong mũi tên định hướng.
  4. Nhìn vào dòng chỉ số để đọc góc phương vị.

Bây giờ bạn có thể chuyển góc đo đó vào bản đồ của bạn để tìm vị trí bạn đang đứng:

  1. Đặt la bàn của bạn trên bản đồ và căn chỉnh sao cho tấm đế thẳng với mốc.
  2. Đảm bảo rằng hướng mũi tên chỉ hướng la bàn vẫn chỉ cùng hướng với điểm mốc (6a), xoay toàn bộ tấm đế cho đến khi các đường định hướng chạy theo hướng bắc / nam (6b) và điểm đánh dấu phía bắc trên vòng xoay hướng về phía bắc trên bản đồ (6c).
  3. Bây giờ bạn có thể vẽ một đường trên bản đồ dọc theo cạnh thẳng của la bàn (7a). Điểm mà đường kẻ từ cột mốc đi qua đường mòn là vị trí của bạn (7b).

Bạn cũng có thể sử dụng nhiều góc phương vị để tìm vị trí của mình trên bản đồ. Nếu bạn không đi trên một con đường mòn có trên bản đồ, bạn vẫn có thể tìm thấy vị trí của mình. Đây được gọi là “tam giác hóa”, phương pháp này chỉ đơn giản là yêu cầu bạn thực hiện theo các bước tương tự với điểm mốc thứ hai và thứ ba. Tốt nhất là các mốc nên cách xa mốc đầu tiên của bạn (và cách nhau) ít nhất 60 độ.

Nếu các đường bạn vẽ gặp nhau tại một điểm, đó là vị trí của bạn. Tuy nhiên, hầu hết ba đường này sẽ tạo thành một hình tam giác nhỏ, vị trí của bạn sẽ ở đâu đó trong hoặc gần khu vực tam giác đó. Nếu các đường tạo thành một hình tam giác rất lớn, hãy kiểm tra lại cách đo góc phương vị của bạn.

 Nguồn: REI